Đền Voi Phục một trong tứ trấn linh thiêng thành Thăng Long

2/13/2019 2:40:00 PM
Từ xa xưa đền Voi Phục thờ thần Linh Lang vị thần được người dân tôn kính thờ phụng trong đền là nhân vật có thật trong lịch sử – người đã giúp Vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Tống.

 

Đền Voi phục nằm về phía Tây thành Thăng Long, tọa lạc bên hồ Thủ Lệ, nay thuộc phường Cầu Giấy, quận Ba Đình, Hà Nội. Từ xa xưa đền Voi Phục thờ thần Linh Lang vị thần được người dân tôn kính thờ phụng trong đền là nhân vật có thật trong lịch sử – người đã giúp Vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Tống.

Vị trí đền Voi Phục

Đền Vôi Phục tọa lạc bên hồ Thủ Lệ, nay thuộc phường Cầu Giấy, quận Ba Đình, Hà Nội, mặt tiền hướng Hoàng thành trông ra mặt hồ Thủ Lệ. Từ xưa các bậc cha ông truyền rằng hồ nước phía trước đền Voi Phục vốn thông với hệ thống sông – hào – hồ trong và ngoài thành. Thuyền rồng của nhà vua có thể đi từ trong thành mà ngự ra đền. Ngày nay sau nhiều lần tu bổ và sửa chữa những ai đi qua phố Kim Mã xuối về phía Cầu Giấy về phía cuối hồ Thủ Lệ cũng dễ dàng nhận thấy ngay bên tay phải là cổng đền Voi Phục sừng sững, trang nghiêm. Sau khi công viên Thủ Lệ được xây dựng đền Voi phục nằm lọt thỏm giữa công viên dưới hàng cây xanh tốt và hàng quán lấn lướt nên ít người nhận ra đây là một trong tứ trấn linh thiêng Thăng Long vang danh thuở nào.

Kiến trúc đền Voi phục được xây dựng theo hình chữ công, có tiền bái 5 gian kết cấu vì chồng rường, mái lợp ngói mũi hài cổ. Nóc điện đắp đôi rồng chầu, hoành phi đề “Linh Lang từ”.

Đền Voi Phục một trong tứ trấn linh thiêng thành Thăng Long

Hai bên cổng có bia hạ mã và đôi voi chầu phục. Đường lên sân có ba lối, chính giữa có 12 bậc đá rộng, nơi chỉ để rước kiệu trong ngày lễ, bình thường đi hai lối bên. Phía trước lối đi giữa là một giếng vuông mang ý nghĩa tụ thuỷ tụ phúc, nơi xưa kia lấy nước cúng. Ý nghĩa cầu nước và cầu no đủ còn được thể hiện ở đôi rồng mây "chạm tròn" bằng đá, đôi hổ phù gắn hai bên tường cửa chính.

Hậu đường 5 gian, cũng cửa bức bàn với kèo cột toàn bằng gỗ lim, trước hiên có đôi tượng linh vật bằng đá. Đây là nơi thờ bà mẹ của thần Linh Lang và Tam tòa Thánh Mẫu.

Sự tích thần Linh Lang (Linh Lang đại vương)

Sách xưa ghi chép lại rằng, vua Lý Thái Tổ mở nghiệp đất cổ Pháp danh hương, tứ vị đại vương ngự trị, thiên hạ thái bình. Một hôm vua tuần du vườn hoa kinh thành. Do trời kết hợp cho nên giữa đường gặp trang Bồng Lai. Có Nguyễn thái công và Dương Thị Triệu chăm lo việc thiện, hoằng tâm tác phúc, ngày đêm đốt hương phụng thờ thượng đế. Tự nhiên mộng thấy hào quang đỏ rực đầy nhà, bỗng có con rắn hoa bò đến hoá thành hai đoá sen trắng mới châm nở. Bà bèn mang thai.

Một năm sau vào ngày mùng 10 tháng 2 năm Canh Thìn ứng kì sinh một gái diễm lệ, gọi là Nguyễn Thị Hương. Quả là bậc chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn, hình dung tuyệt đẹp. Khi lớn lên cha chết sốm, ở với mẹ. Đến 19 tuổi theo cậu ruột đi chơi kinh thành, giữa đường gặp xa giá Thái Tông. Thái Tông nhìn thấy mà thích, bèn bảo rằng: Nguyện kết duyên Cháu Trần, lưới trời hợp duyên. Bèn cưới đem về cung, lập làm cung phi thứ 7, yêu dấu không ai trong cung bằng. Thái Tông yêu dấu lập cung ở Trại Thị cho cung phi ở. Một hôm nhàn du bà tám ở Tây Hồ, ngoạn cảnh ngoạn tình.

Trở về cung đêm bà mơ thấy một người mặc áo xanh tay cầm cờ vàng tự xưng Thiên Đế Sứ, quỳ trước sân nói ràng: Nhiều năm sau quốc gia tất có giặc lớn đến xâm lược, cho nên hoàng gia thiên sắc lệnh cho thủy thần giáng thế đầu thai vào hoàng gia làm con đê báo quốc. Nói xong bay lên không đi mất. Biết là Hoàng thiên báo tin, không nghi ngờ gì. Từ đó cung phi mang thai. Mãn một năm đến giờ Tý ngày mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn ứng kì sinh nở. Hôm đó hương thơm ngào ngạt, bà sinh một quí nam, phong thái tuấn tú, diện mạo phương phi, hình dung cao quí, thiên tư đặc dị, văn chất hơn người. Sinh được ba tháng đã lớn, cung phi bèn ẵm đưa cho vua. Trong lòng vua rất mừng, mở tiệc lớn ăn mừng, đặt tên là Hoàng Linh Lang. Ngày tháng trôi qua Linh Lang vừa mới lớn. Lúc này có giặc Vĩnh Trinh đem 30 vạn quân xâm nhập đất Sơn Nam. Triều thần phiên tướng nhiêu lần đánh dẹp mà chưa thắng. Văn tài vũ sĩ đều kinh hồn lạc phách. Vua lấy làm lo. Vua bèn họp triều thần thương nghị, chọn ngày làm lễ cầu đảo bái yết thiên địa bách linh thần. Vua thân nằm trong đàn. Bỗng nhiên vua thấy một cụ già giáng xuống. Cụ già râu tóc bạc phơ giáng xuống chỉ bảo. Vua hỏi rằng: Nay có giặc lớn đến xâm lược vậy thắng bại như thế nào? Xin chỉ cho. Cụ già ngồi hồi lâu bốc thăm lập quẻ, rồi gọi vua mà bảo rằng: Nếu cầu được người thì giặc này không đáng lo. Nói xong biến mất. Vua biết thiên thần chỉ giáo, bèn ra lệnh sứ giả yết thị ở chợ, trang, hứa phong tước (cho ai có tài giúp nước – NDH).

Linh Lang quốc vương thiên tử chưa biết nói, bỗng nghe sứ giả chiêu mộ, bèn cười hỏi mẹ: Quốc gia hữu sự chăng? Mẹ bảo rằng: Vừa rồi quốc gia có giặc lớn, vua đã họp triều thần văn võ bá quan, mọi người đều kinh sợ. Con miệng còn hơi sữa, hỏi làm gì? Linh Lang bèn cười, nói: hãy mời sứ giả đến đây. Tức thì Linh lang ngồi lên, bảo sứ giả rằng: Mày về lập tức tâu lên hoàng thượng cho ta một con voi khỏe, một cây cờ vuông, phong tước lớn cho ta làm quốc vương thiên tử sung tổng đại thần thì lo gì tướng giặc Vĩnh Trinh. Sứ giả về triều tâu lên vua. Vua nghe rồi cả mừng, cấp tốc chọn một con voi khỏe, làm một lá cờ vuông lớn đưa đến Hoàng Linh Lang tức thì ăn một bữa no say, vươn mình cao hơn 5 xích, cưỡi voi cầm cờ hét lớn. Ta là thiên tướng đây. Voi chạy như bay, trực chỉ Nam Sơn Thượng (Sơn Nam Thượng), phất cờ chỉ huy quân lính vào đồn chính của giặc. Tướng giặc Vĩnh Trinh tự nhiên lăn ra chết, quân giặc tán loạn.Linh Lang trở về kinh thành, mở tiệc chiêu đãi quân sĩ, đi qua trang Dịch Vọng huyện Từ Liêm xa giá đều dừng lại, cờ lớn bay về hướng đông nam. Voi khỏe quỳ hướng về đông

 Voi phục hóa đá sau khi thần Linh Lang dẹp giặc thành công

Hoàng Lang đi xem đất nơi này, bỗng thấy ba khu núi sừng sững nước chảy vòng sau núi, đó là nơi có thể hưởng thần. Hoàng Lang dẫn quân trở về Trại Thị lạy mẹ. Đột nhiên bị bệnh đậu mùa, một tháng không khỏi. Thái Tông thân hành đến thăm cầm tay Hoàng Lang nói rằng: Khanh quả là con ta thì chứng đậu mùa này phải lập tức hết ngay. Đột nhiên Hoàng Lang trả lời rằng: Thần không phải là con của bệ hạ, chỉ đầu thai để báo quốc mà thôi. Nói xong bèn đứng dậy, phất cờ ném lên trời mà hoá (vào ngày 20 tháng 7). Con voi khoẻ ngày hôm đó cũng hoá theo. Vua gạt lệ thương tiếc, họp văn võ bá quan luận công ban thưởng, cử Lễ bộ quản giám quan chọn ngày tốt viết sắc phong thần quốc vương thiên tử, 72 đền đều cấp thang mộc ấp các trang trại sách, uỷ giám quan mang sắc phong ban cấp tiền dựng miếu. Đến huyện Từ Liêm bèn gọi phụ lão sách Hậu Trang Dịch Vọng đến hầu phụng lãnh sắc và nhận tiền và chiếu chỉ. Trở về trại hội họp mọi người, mời thầy xem phong thuỷ. Phụ (lão) nói rằng: Ngày trước chỗ Hoàng Lang dừng, có cây cờ chuyển bay hướng đông, tất có đền thờ ở đó. Chỗ đóng quân có thể rất quý, lập Càn Tôm kiêm hướng trước có ấn đường làm án, nước chảy ngược tụ về phía sau đó long cung bao chẩm, sơn thuỷ triều lai, tất phát người đông giàu mạnh, giai nhân tuấn tú, anh hoa phát tiết. Trại Hậu phụng thờ càng anh linh. Lúc sinh tiền thì (Linh Lang) võ công lừng lẫy phù trợ vận nước, sau khi chết thì trang trại tế lễ tôn nghiêm, bảo hộ dân chúng, có đức lớn. Đời sau thờ cũng không bao giờ dứt.

Nhưng dù thần tích đa dạng như thế nào thì đất phát tích của Linh Lang vẫn là Thăng Long. Linh Lang vẫn là danh tướng đã bảo vệ Thăng Long chống ngoại xâm, có thể trong trận chống quân Tống năm 1076 mà cũng có thể không phải là trong trận đó, là thành hoàng thủ đô Thăng Long.

Vì thế đền Voi Phục đã thành một trấn (trấn phương Tây) trong Thăng Long tứ trấn và là một di tích quan trọng thuộc Thủ đô Hà Nội./.

 Hàng năm, nhân dân tổ chức lễ hội vào ngày 9, 10 và 11/2 âm lịch để tưởng nhớ công đức của thần Linh Lang.

Bài khấn tại đền

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Hưởng tử con là………………………………………………..Tuổi………….

Ngụ tại……………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng……năm………………..(Âm lịch)

Hương tử con đến nơi……………(Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác