Độc đáo lễ hội rước 'ông Lợn' bằng kiệu của người dân xã La Phù
Hàng năm cứ vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch người dân La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại nô nức tổ chức lễ rước “ông Lợn” bằng kiệu cực kỳ công phu, độc đáo.
Đôi nét về lễ rước “ông Lợn”
Cụ Nguyễn Công Tầm (Phó ban Khánh tiết đình làng La Phù) cho biết lễ rước “ông lợn” là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc giữ vững bờ cõi. “Cũng không biết từ bao giờ, nhưng đã bao đời các cụ truyền lại tục cũ, cứ vào đêm 13, rạng sáng 14 tháng Giêng (Âm lịch) người dân ở xã La Phù lại náo nức tổ chức hội rước “ông lợn”.
Tích xưa truyền lại rằng, mỗi khi Đức Thánh Tam Lang tập hợp quân sỹ đánh giặc, người dân thường thổi xôi, thịt lợn để khao quân. Ông được vua Lê Đại hành, vua Trần Thái Tông, vua Lê Thái Tổ và vua Quang Trung ban sắc phong.
Vị lạc tướng tài ba đã hóa vào lúc 0h đêm ngày 13, rạng sáng ngày 14 tháng Giêng. Từ đó, cứ đến ngày 13 tháng Giêng hàng năm, người dân xã La Phù lại tổ chức lễ hội rước lợn khao quân để tưởng nhớ ngày giỗ của Tam Lang Đại Vương.
Tiêu chí chọn gia đình nuôi “ông Lợn”
Để được chọn là người nuôi “ông Lợn” để dâng lên đức thánh theo cụ Tầm cả làng phải họp bàn để tìm ra cai đám (người được chọn nuôi lợn tế). Để trở thành cai đám, gia đình đó phải đăng ký từ những năm trước.
Tiếp đó các vị bô lão trong làng sẽ họp lại, bình xét, tìm ra người có tài, có đức, gia đình hạnh phúc, có cả con trai, con gái, không có tang ma năm đó để giao trọng trách nuôi “ông lợn”.
Hiện nay, một số gia đình được “chọn mặt gửi vàng’ nhưng không thể nuôi ông lợn một cách nhỏ lẻ, nên thường gửi cho một người nuôi tập trung theo nhóm, nhưng vẫn phải đảm bảo việc cung cấp thức ăn sạch, chăm nom ông lợn thường xuyên.
Chăm sóc nuôi dưỡng “ông Lợn”
Ông Nguyễn Phú Sơn là người đã hơn 10 năm được giao trọng trách nuôi “ông Lợn” cho biết: “Chăm sóc các “ông lợn” cũng cần tỉ mỉ, cầu kỳ. Thường ngay sau ngày hội, làng sẽ mở cuộc họp để chọn nhà cai đám và chọn luôn ông lợn của năm mới. Lợn chọn để tế phải cân đối vóc dáng, tướng mã đẹp, lợn trắng”.
Khi nuôi lợn, cai đám phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt từ việc cho ăn uống sạch sẽ, vệ sinh, tuyệt đối không được cho ông lợn ăn thức ăn thừa, ôi thiu.
Cám phải là loại cám gạo trộn lẫn với ngô xay, hoặc gạo nếp nấu chín thành cháo trắng. Các loại hoa quả như lê, táo, dưa, thanh long, mía khi dâng lên “ông lợn” cũng phải sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Hàng ngày “ông lợn” được rửa mặt, tắm rửa sạch sẽ, chuồng trại thoáng mát.
Mùa hè, thời tiết nắng nóng, có khi phải lắp quạt cho "ông lợn". Đến tối lại buông màn, tránh muỗi, đảm bảo "ông lợn" có nước da trắng hồng, không có vết thâm sạm.
Đặc biệt, thời điểm càng gần lễ hội, việc chăm sóc “ông lợn” càng cần cẩn thận hơn. Khoảng 3 tháng trước khi làm lễ tế, các gia đình cai đám thường chỉ cho ông lợn ăn cháo hoa và hoa quả.
Những nhà cai đám thường tránh cho người ngoài đến gần “ông lợn”, bởi họ tin rằng, “vía dữ” có thể khiến ông lợn bỏ ăn, đau ốm.
Đến nay, người làng La Phù vẫn truyền nhau những chuyện có phần kỳ bí quanh việc nuôi "ông lợn". Rằng mỗi dịp trái nắng trở trời, nếu không may ông lợn bị ốm sốt, cai đám chỉ cần biện lễ ra đình, nhờ cụ từ kêu cầu, “ông lợn” lại khỏe lại bình thường.
Hay trước khi giết thịt “ông lợn”, gia đình cai đám phải làm lễ cúng thổ công táo quân tại nhà, chủ nhà cầm một nắm hương đốt đi trước, “ông lợn” cứ thế tự đi theo sau.
“Điều đặc biệt là mỗi ông lợn có khi to hơn 2 tạ. Để rước ông lợn đến nhà giết thịt, không được dùng roi mà chỉ dùng tay để lùa, người thịt lợn không dùng dây trói “ông lợn” mà phải dùng tay để giữ.
Khác với các con lợn bình thường, dân làng chỉ cần vật “ông lợn” ra một chiếc chăn bông trải dưới sân, là đã có thể dễ dàng hóa kiếp “ông lợn” mà không thấy tiếng gần rú, khó khăn”.
Ông Sơn tiết lộ thêm: “Hồi năm 2015, có lần dân làng đến rước “ông lợn” đi, nhưng lại không thắp hương, ông lợn to hơn 2 tạ đứng lì 1 chỗ.Thế nhưng đến khi gia đình ông cầm hương ra khấn, không cần người lùa, "ông lợn" vẫn tự đi theo người cầm hương đến đúng nhà làm thịt để tế thánh.
Người dân nơi đây cũng tin rằng, nếu ông lợn ốm đau, chết chóc là dự báo cho những điều bất trắc của cả làng. Bởi vậy, người làng La Phù không chỉ cẩn trọng từ việc nuôi “ông lợn”, mà đến khâu làm thịt tế thánh cũng thật công phu.
Những người tham gia vào làm thịt “ông lợn” phải là thanh niên trai tráng, chay tịnh trong ngày thực hiện nghi lễ. “Ông lợn” được làm sạch lông, người dân khéo léo bóc tấm mỡ lá kéo ra, phù kín trên tấm lưng, gắn thêm tai, mắt, móng bằng giấy đỏ trang trí cho ông lợn thêm sinh động. Tuyệt đối không được lấy mỡ của con lợn khác đắp lên mình “ông lợn”
Ngay từ khoảng 17h, các xóm trong làng đã bắt đầu đám rước. Đi đầu lễ rước từng xóm là hai lá cờ đại, đến phường bát âm, bàn lộc, quả xôi và lễ lợn. Cả làng ngày ấy sáng rực đèn lồng. Sau khi các “ông lợn” được khiêng vào hết trong đình, người dân làm lễ dâng hương, khi đồng hồ điểm 12h, lễ tế mới bắt đầu. Tất cả người tham gia khiêng kiệu đều phải là thanh niên chưa vợ.
Những năm gần đây, do điều kiện kinh tế phát triển, lễ rước ông lợn theo đó càng trở nên nhộn nhịp hơn. Mỗi xóm đều có các đội văn nghệ riêng để biểu diễn.
Đến sáng ngày 14 tháng Giêng, trước sự chứng kiến đông đủ của cả làng, các cụ trong làng sẽ công bố điểm thi xem "ông lợn" xóm nào đẹp hơn và trao phần thưởng. Sau đó mỗi xóm lại khiêng ‘ông lợn” về và xẻ thịt, chia lộc thánh cho từng nhà trong làng
Phương tiện di chuyển đến lễ rước "ông Lợn"
Phương tiện cá nhân: Từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn di chuyển theo hướng ngã Tư Sở, Hà Đông, Lê Trọng Tấn đến huyện Hoài Đức.
Phương tiện công cộng (xe bus): Lựa chọ tuyến xe 20A Cầu Giấy- Phùng, Dừng tại điểm Trôi, giá vé: 7000 đồng/ lượt.
Suckhoecuocsong.vn/Theo Kenh14
Các tin khác
-
Khám phá, trải nghiệm những lễ hội độc đáo ở Bình Liêu
Bình Liêu không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nơi đây còn gây ấn tượng với du khách bởi nét văn hóa truyền thống, những lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc Dao, Tày, Sán Chỉ... -
Những lễ hội văn hóa độc đáo tại Trà Vinh
Về Trà Vinh du khách không chỉ được tham quan khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng như chùa Âng, Ao Bà Om, cù lao Long Trị, chùa Vàm Rây mà du khách còn được tham gia vào những lễ hội văn hóa của người dân nơi đây. -
Những lễ hội văn hóa đặc sắc tại Vũng Tàu
Không chỉ sở hữu nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, bãi tắm đẹp hay nhiều món ăn ngon mà Vũng Tàu còn được biết đến là điểm đến tâm linh, văn hóa tin ngưỡng độc đáo tại Việt Nam. -
Đình Bia Bà: Địa danh tâm linh nổi tiếng tại La Khê, Hà Đông
Đình Bia Bà nằm trong quần thể Di tích văn hóa La Khê, Quận Hà Đông. Địa danh này được biết đến là một địa chỉ tâm linh được nhiều người hướng về trong những ngày đầu năm mới, ngày mồng một đầu tháng để cầu tài, cầu lộc. -
Đền Voi Phục một trong tứ trấn linh thiêng thành Thăng Long
Từ xa xưa đền Voi Phục thờ thần Linh Lang vị thần được người dân tôn kính thờ phụng trong đền là nhân vật có thật trong lịch sử – người đã giúp Vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Tống. -
Những ngôi đền linh thiêng nổi tiếng tại Lào Cai
Đầu xuân năm mới mọi người thường đến Lào Cai tìm về những địa điểm tâm linh nổi tiếng như đền ông Hoàng Bảy, đền Thượng, đền Cấm,… với mong muốn một năm mới tốt lành, bình an, may mắn. -
Độc lạ: Lễ hội 'Của quý' - Tàng thinh ngày rằm tháng giêng tại Lạng Sơn
Những ngày đầu xuân, song hành với các lễ hội trên cả nước, ngày rằm tháng giêng Mậu Tuất (15/1) người dân Lạng Sơn lại nô nức chảy hội rước “Của quý” của nam giới - Tàng thinh. -
Những Lễ hội khai mạc từ ngày mùng 6 Tết
Sau những ngày Tết cổ truyền Mậu Tuất 2018 là dịp người dân đi du xuân, khám phá những lễ hội lớn trong năm cầu mong một năm may mắn, nhiều tài lộc. -
Lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu diễn ra ở Việt Nam
Từ ngày 3/12, lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu tiên sẽ được tổ chức ở Hà Nội, kéo dài 51 ngày, giá vé vào cửa từ 50.000 đến 80.000 đồng.