Những ngôi đền linh thiêng nổi tiếng tại Lào Cai
Nhắc đến Lào Cai ngoài những địa diểm du lịch nổi tiếng cùng nền văn hóa đặc sắc không thể không nhắc đến những ngôi đền chùa linh thiêng nổi tiến. Đầu xuân năm mới mọi người thường đến Lào Cai tìm về những địa điểm tâm linh nổi tiếng như đền ông Hoàng Bảy, đền Thượng, đền Cấm,… với mong muốn một năm mới tốt lành, bình an, may mắn.
Đền Thượng, Lào Cai
Nhắc đến những ngôi đền nổi tiếng Đền Thượng nằm tại Phường Lào Cai, thành phố Lào Ca thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - một Danh nhân lịch sử vĩ đại, vị Thánh linh thiêng tôn quý trong tâm thức của các thế hệ người Việt Nam. Đền Thượng còn có tên gọi khác là Thánh Trần Từ là một trong những danh thắng lịch sử vùng Đông Bắc nước ta.
Đền Thượng nằm trên đồi Hỏa Hiệu thuộc dãy núi núi Mai Lĩnh với độ cao 1200m so với mực nước biển, đền được xây dựng theo lối kiến trúc cổ hình chữ Công (I), tuân theo thuyết phong thủy vừa đường bệ mà lại rất trang nghiêm. Ngay từ khi bước chân đến cổng đền, du khách đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây đa 300 năm tuổi đang vươn cành trổ tán, dưới bóng cây cổ thụ là miếu thờ Bà chúa Thượng Ngàn (Nữ chúa rừng xanh). Tương truyền, trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bà đã góp công đánh giặc bảo vệ bờ cõi nước Nam, ghi công ơn bà, nhân dân lập miếu thờ ngay dưới gốc cây đa xum xuê cành lá.
Đền Thượng được xây dựng khang trang với 7 gian thờ chính gồm: Cung thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Cung thờ Tam tòa Thánh Mẫu; Ban thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo; Cung thờ Đức vua cha Ngọc Hoàng... và các ban thờ phía Tả Vu - Hữu Vu thờ Chầu bà Đệ Nhị Sơn Trang, Thập Nhị Tiên Cô, Chầu hầu cận Chúa và Cậu Bé thủ đền... tất cả đều được sắp đặt theo trình tự. Hàng năm Đền Thượng tổ chức lễ hội vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, thu hút sự quan tâm của người dân và du khách đến tham quan chiêm bái.
Đền ông Hoàng Bảy, Lào Cai
Đền ông Hoàng Bảy là ngôi đền linh thiêng nổi tiếng thờ thần vệ quốc Hoàng Bảy, một anh hùng miền sơn cước đánh giặc phương Bắc vào cuối đời Lê (niên hiệu Cảnh Hưng 1740 - 1786 ). Điểm đặt đền thờ ông Hoàng Bảy là một khu đất đẹp, lưng tựa vào núi, mặt hướng theo dòng nước sông Hồng. Hàng năm nhất là vào dịp tháng giêng người dân nhất là những người làm ăn buôn bán thường về đây sắm lễ cầu lộc may mắn cả năm. Ngày tiệc chính của đền ông Hoàng Bảy là ngày 17/7 âm lịch, vào ngày này, ở đền ông tập nập du khách thập phương đến dâng ông ngựa xám, bàn đèn, thuốc cống, kẹo xìu (kẹo lạc)... để cầu tài cầu lộc.
Đền Trung Đô, Bắc Hà, Lào Cai
Nhắc đến Trung Đô hầu như du khách chỉ nhớ đến con dốc Trung Đô quanh co khúc khuỷu quanh năm mây phủ, mà ít biết đền Trung Đô.
Đền Trung Đô nằm trong vùng thung lũng nơi hợp lưu của 2 dòng suối Nậm Thin, Nậm Khòn ở phía Bắc và phía Đông với sông Chảy nằm ở phía Tây của đền. Ngôi đền là nơi thờ tướng quân Gia Quốc công Vũ Văn Mật - một nhân vật lịch sử có thật sống tại thời Lê cùng các thuộc tướng của mình đã có công xây dựng căn cứ bảo vệ biên cương Tổ quốc và phát triển vùng đất Trung Đô cũng như Bắc Hà thuộc trấn Tuyên Quang xưa (Lào Cai ngày nay).
Ngôi đền tồn tại đã 300 năm, trải qua rất nhiều những thăng trầm của lịch sử. Hiện nay đền có 3 gian thờ với diện tích hơn 30 m2. Dấu tích của ngôi đền xưa còn lại: 28 viên đá tảng kê chân cột bằng đá được chạm khắc hình họa như người, vượn, chim công... với những đường nét hết sức tinh vi, độc đáo, 20 bát hương sứ, những hiện vật như gạch ngói, trang trí minh chứng cho một thời vàng son. Đây là những cổ vật vô giá có niên đại từ thế kỷ 18. Song nó có giá trị tinh thần vô cùng to lớn đối với người dân Trung Đô nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung.
Du khách không chỉ được chiêm ngưỡng không gian linh thiêng mà còn được hòa mình với thiên nhiên, văn hóa cộng đồng các dân tộc nơi đây. Bên cạnh đó du khách còn được tham quan địa điểm nổi tiếng khác như: hang Tiên, gốc cây gạo, thành cổ Trung Đô, cảnh đẹp Cốc Ly, Dinh thự Hoàng A Tưởng
Đền Đôi Cô Cam Đường, Lào Cai
Đền Đôi Cô tọa lạc ở một vị trí khá đẹp tại thôn Chiềng On, Phường Bình Minh thành Phố Lào Cai tỉnh Lào Cai. Phía trước là dòng sưối trong xanh dựa lưng vào gò đồi đất lớn, ngôi đền đã tồn tại cách ngày nay hàng trăm năm được gắn liền với nhiều truyền thuyết và bí ẩn về hai cô gái trẻ. Đền Đôi cô Cam Đường tồn tại qua hàng trăm năm, Đôi Cô ngày nay trở thành ngôi đền khang trang và vẫn là nơi linh thiêng trong tâm linh của người dân Lào Cai.
Ngày lễ chính của đền Đôi Cô tổ chức vào ngày 13 tháng 9 âm lịch.
Văn Cô Đôi Cam Đường
Thắp một tuần nhang lòng thành thắp một tuần nhang.
Dâng văn sự tích Cam Đường Tiên Cô.
Gương tần tảo đời đời ghi nhớ.
Chữ thiện tâm ghi tựa vàng son.
Trăm năm bia đá vẫn mòn.
Trăm năm bia đá vẫn mòn.
Cam đường cổ tích miếu đền ngàn thâu.
Đường cam lộ, chợ dầu đình bảng.
Có đôi cô buôn bán tha hương.
Đòn cong túi đẫy dịu dàng.
Đòn cong túi đẫy dịu dàng,
Cam đường cổ tích miếu đền ngàn thâu.
Đường cam lộ chợ dầu đình bảng.
Có đôi cô buôn bán tha hương.
Đòn cong túi đẫy dịu dàng.
Đòn cong túi đẫy dịu dàng.
Ngược xuôi thuận nẻo cam đường chợ xa.
Hai túi đẫy lượt là nhiễu vải.
Lụa tơ vàng , sồi , đũi, hoa trơn.
Hai vai gánh nặng càn khôn.
Hai vai gánh nặng càn khôn.
Tràm xanh linh tía, cau non vải trầu.
Đường xa tắp mà lòng cô không ngại.
Giúp người đời có vải ấm thân.
Niềm tin đồn đai xa gần.
Cô đi tới đâu hoa cười chim hót.
Các bản làng nhẹ gót thanh thanh.
Suối khe đồi núi gập ghềnh.
Suối khe đồi núi gập ghềnh.
Vải tơ đem đến thắm tình ngược xuôi.
Dân đâu đó nhớ người tiên nữ.
Vẻ thanh thanh mắt tựa sao sa.
Hương thơm thơm tóc phượng già già.
Thơm thơm tóc phượng già già.
Hây hây má phấn da ngà lưng ong.
Núm đồng tiền giá trong ngọc khuyết.
Nở nụ cười héo nguyệt hờn hoa.
Cô độ người trên bộ dưới sông.
Thuận buồm xuôi ngược thong dong cô đi về.
Khắp nương bản nhờ uy tế độ.
Ai khẩn cầu phúc thọ tài danh.
Cam đường dựng miếu anh linh.
Sở cầu như nguyện, hữu tình thế gian.
Cô dạo cảnh đông cuông trái út.
Đền bảo hà, mỏi gót lào cai.
Sông thao bẻ lái chèo bơi.
Khi vào đom hán, khi chơi lạng giàng.
Khi chơi cảnh Hà giang bắc lục.
Thú lâm tuyền rừng trúc rừng mai.
Cam đường quả ngọt hoa tươi.
Lẵng hoa cô quẩy trên vai dịu dàng.
Khi ngoạn cảnh hà giang bắc lục.
Thú lâm tuyền rừng trúc rừng thông.
Xe loan thánh giá hồi cung.
Đền Cô Tân An, Lào Cai
Đền Cô Tân An là nơi thờ Công chúa Thượng Ngàn. Bà là hóa thân của Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn cai quản 81 cửa rừng, hang động của miền núi rừng, đồng bằng.
Theo truyền thống cứ ngày 17 tháng Giêng hằng năm là ngày giỗ của Bà. Ngôi đền cũng đã được UBND tỉnh quyết định xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.
Đền Phúc Khánh, Lào Cai
Đền Phúc Khánh nằm trong quần thể di tích “Thành cổ Nghị Lang” mang trong những giá trị lịch sử oanh liệt của các chúa Bầu thế kỷ 16, dấu tích còn in đậm trong nhiều trang viết và những câu truyện huyền thoại về Thành cổ Nghị Lang.
Đền được xây dựng với một khuôn viên rộng, thoáng mát, tĩnh mịch, là điểm linh thiêng thờ tự các vị chúa Bầu (Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật và con cháu).
Hàng năm, cứ đến ngày mùng 10 tháng Giêng - Lễ hội Đền Phúc Khánh được long trọng tổ chức, đã thu hút đông đảo dòng người về đi lễ đầu xuân, không chỉ có người dân địa phương mà còn có cả du khách trong nước, nước ngoài với mong muốn tìm được sự bình an, gạt bỏ đi những nỗi buồn phiền của năm cũ, cầu mong may mắn, hạnh phúc cho năm mới, vượt qua thử thách hưởng cuộc sống hạnh phúc, bình an.
Đền Ngòi Bo, Lào Cai
Những ngày đầu xuân đi lễ đầu năm trên Lào Cai du khách thập phương đến chiêm bái dâng hương với mong muốn năm mới bình an, may mắn, tài lộc,…Đền Ngòi Bo là nơi thờ Đức Thánh Tản ( Tản viên Sơn Thánh) Là một trong 4 vị được tôn vinh là Thánh Bất Tử ( Tứ Bất Tử) Đó là Tẳn Viên Sơn Thánh, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng và Thánh Mẫu. Tẳn viên Sơn Thánh biểu tượng cho sức mạnh cố kết của cộng đồng và khẳng định trước tự nhiên, chế ngự sức mạnh tàn phá của tự nhiên như mưa, gió, lũ lụt” Với những công lao to lớn với dân, với nước, Tản Viên Sơn Thánh được tôn phong là vị tổ của bách thần nước ta, một trong “ Tứ bất tử” của thần linh nước Việt.
Đền Cấm, Lào Cai
Ngôi đền được xây dựng và tồn tại cách đây gần 200 năm nay gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Ngôi đền có truyền thuyết gắn liền với công cuộc 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông dưới sự chỉ huy của vua tôi nhà Trần đó là vị tướng quốc Trần Quốc Tuấn - người được phong hiệu “Vạn cổ anh linh Thượng đẳng phúc thần”.
Đền Cấm nổi tiếng linh thiêng và uy nghi trước đây là một ngôi đền nhỏ do quan binh và dân làng cùng nhau tạo tác tại khu rừng cấm xưa, sau đó được khởi công xây dựng thành ngôi đền từ thế kỷ 17.
Sau bao thăng trầm lịch sử đền Cấm vẫn giữ được một số sắc phong và cây mí cổ thụ. Chuyện rằng, ngay dưới Phương Đình bên cây mí cổ thụ này, là 5 ngôi mộ của những quan binh đã xả thân vì nghĩa lớn. Những năm tái lập tỉnh Lào Cai, ngôi đền được ngành văn hóa quan tâm, cử cán bộ tìm hiểu truyền thuyết, viết lý lịch và trình cấp quản lý nhà nước xem xét phong danh hiệu di tích lịch sử văn hóa năm 2001. Ngày nay, đền đã được trùng tu khang trang, to đẹp để người dân đến chiếm bái. Đền Cấm tổ chức lễ hội chính vào ngày thin đầu tiên tháng bảy (âm lịch) hàng năm.
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)
Các tin khác
-
Khám phá, trải nghiệm những lễ hội độc đáo ở Bình Liêu
Bình Liêu không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nơi đây còn gây ấn tượng với du khách bởi nét văn hóa truyền thống, những lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc Dao, Tày, Sán Chỉ... -
Những lễ hội văn hóa độc đáo tại Trà Vinh
Về Trà Vinh du khách không chỉ được tham quan khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng như chùa Âng, Ao Bà Om, cù lao Long Trị, chùa Vàm Rây mà du khách còn được tham gia vào những lễ hội văn hóa của người dân nơi đây. -
Những lễ hội văn hóa đặc sắc tại Vũng Tàu
Không chỉ sở hữu nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, bãi tắm đẹp hay nhiều món ăn ngon mà Vũng Tàu còn được biết đến là điểm đến tâm linh, văn hóa tin ngưỡng độc đáo tại Việt Nam. -
Đình Bia Bà: Địa danh tâm linh nổi tiếng tại La Khê, Hà Đông
Đình Bia Bà nằm trong quần thể Di tích văn hóa La Khê, Quận Hà Đông. Địa danh này được biết đến là một địa chỉ tâm linh được nhiều người hướng về trong những ngày đầu năm mới, ngày mồng một đầu tháng để cầu tài, cầu lộc. -
Đền Voi Phục một trong tứ trấn linh thiêng thành Thăng Long
Từ xa xưa đền Voi Phục thờ thần Linh Lang vị thần được người dân tôn kính thờ phụng trong đền là nhân vật có thật trong lịch sử – người đã giúp Vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Tống. -
Độc đáo lễ hội rước 'ông Lợn' bằng kiệu của người dân xã La Phù
Hàng năm cứ vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch người dân La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại nô nức tổ chức lễ rước “ông Lợn” bằng kiệu cực kỳ công phu, độc đáo. -
Độc lạ: Lễ hội 'Của quý' - Tàng thinh ngày rằm tháng giêng tại Lạng Sơn
Những ngày đầu xuân, song hành với các lễ hội trên cả nước, ngày rằm tháng giêng Mậu Tuất (15/1) người dân Lạng Sơn lại nô nức chảy hội rước “Của quý” của nam giới - Tàng thinh. -
Những Lễ hội khai mạc từ ngày mùng 6 Tết
Sau những ngày Tết cổ truyền Mậu Tuất 2018 là dịp người dân đi du xuân, khám phá những lễ hội lớn trong năm cầu mong một năm may mắn, nhiều tài lộc. -
Lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu diễn ra ở Việt Nam
Từ ngày 3/12, lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu tiên sẽ được tổ chức ở Hà Nội, kéo dài 51 ngày, giá vé vào cửa từ 50.000 đến 80.000 đồng.