Nguyên nhân nào khiến xe ô tô bị nóng máy, cách xử lý hiệu quả

4/3/2021 8:39:00 AM
Xe ô tô bị nóng máy được biết đến là một bệnh hết sức nguy hiển có thể khiến động cơ của xe ô tô bị hư hỏng nặng, thậm chí có thể gây cháy nổ. Nguyên nhân nào khiến xe ô tô bị nóng máy. Khi xe bị nóng máy cần xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

 

Trong quá trình di chuyển trên đường nhiệt, độ của động cơ xe ô tô sẽ tăng lên mức nhiệt nhất định để đảm bảo cho quá trình vận hành của ô tô đạt hiệu quả nhất. Khi nhiệt độ của hệ thống máy ô tô tăng lên, hệ thống làm mát sẽ bắt đầu can thiệp để giúp động cơ duy trì mức nhiệt ổn định, không tiếp tục tăng vượt mức cho phép. Tuy nhiên, do một vài nguyên nhân khiến nhiệt độ của hệ thống máy tăng vượt mức cho phép, nếu không được xử lý kịp thời hệ thống vận hành sẽ bị hư hại nghiêm trọng, có thể dẫn đến cháy nổ gây nguy hiểm tính mạng cho tài xế và người đi đường.

Dấu hiệu nhận biết xe ô tô bị nóng máy

Khi ô tô bị nóng máy khiến động cơ tăng cao vượt ngưỡng cho phép, xe ô tô sẽ xuất hiện những dấu hiệu thường thấy như:

+ Xuất hiện nơi nước hoặc khói bốc lên từ khoang động cơ ô tô

+ Đồng hồ đo nhiệt chỉ mức đỏ hoặc đèn cảnh báo nhiệt độ bật sáng…

+ Nhiệt độ khoang động cơ nóng

+ Có thể xuất hiện sự cố cháy nổ

Nguyên nhân nào khiến xe ô tô bị nóng máy?

Ô tô bị nóng máy, động cơ quá nhiệt có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Có thể ô tô của bạn bị nóng máy do một trong các nguyên nhân sau:

Động cơ bị thiếu dầu

Động cơ ô tô bị thiếu dầu cũng khiến ô tô bị nóng máy. Bởi trong quá trình vận hành dầu nhớt có nhiệm vụ bôi trơn các chi tiết bên trong động cơ, giúp giảm lực ma sát, giải nhiệt động cơ. Do đó, nếu động cơ bị thiếu dầu khiến các chi tiết bên trong không được bôi trơn, làm mát, giải nhiệt dẫn đến xe bị quá nhiệt, nóng máy

Xe ô tô bị thiếu nước làm mát

Nước làm mát có tác dụng truyền dẫn nhiệt nhanh chóng, giúp làm mát hệ thống động cơ xe ô tô trong quá trình xe hoạt động, di chuyển trên đường. Tuy nhiên, khi xe ô tô bị thiếu nước làm mát, hệ thống làm mát đang gặp vấn đề như đường ống dẫn bị hở, nút bịt lỗ trên động cơ bị mòn, gioăng quy lát hỏng, xi lanh động cơ bị nứt, thanh tản nhiệt két nước bị rách, nước làm mát bị rò rỉ…  sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm mát hệ thống động cơ xe ô tô, dẫn đến hiện tượng ô tô bị nóng máy.

Quạt gió bị trục trặc

Khi quạt gió ô tô bị trục trặc khiến ảnh hưởng đến quá trình làm mát, dễ khiến ô tô bị bóng máy vì không được giải nhiệt.

Két nước bị bẩn

Do không được vệ sinh thường xuyên khiến két nước làm mát bị bẩn khiến két nước sẽ bị tắt làm cho quá trình làm mát động cơ không đạt hiệu quả và cuối cngf dẫn đến tình trạng xe ô tô bị nóng máy.

Bơm nước bị trục trặc

Ô tô bị nóng máy cũng có thể do bơm nước bị trục trặc khiến xe ô tô bị nóng máy. Bơm nước bị trục trặc thường là do các lỗi như chảy nước, dây cuaroa của bơm quá chùng hay quá căng

Van hằng nhiệt bị lỗi

Van hằng nhiệt đóng vai trò điều tiết nước làm mátđi qua két nước làm mát và từ đó giải nhiệt cho động cơ khi vận hành. Tuy nhiên, khi van hằng nhiệt bị lỗi khiến quá trình làm mát động cơ bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng nóng máy.

Động cơ bị trục trặc

Động cơ bị trục trặc gây ra hiện tượng xe nóng máy bị tắt, bị kêu, có mùi khét… Các động cơ bị trục trặc như: kim phun nhiên liệu bị tắc/lệch góc phun sớm, bugi đánh lửa bị trễ, bộ điều áp bị trục trặc, buồng đốt xy lanh động cơ tích nhiều muội than (cản trở quá trình tản nhiệt), lọc khí bị tắc,…

Thời tiết quá nóng

Thời tiết quá nóng cũng là nguyên nhân khiến ô tô bị nóng máy

Hướng dẫn cách xử lý ô tô bị nóng máy

Khi phát hiện ô tô bị nóng máy để hạn chế những hậu quả nghiêm trọng người lái cần xử lý như sau:

Nếu xe đang di chuyển trên đường tài xế không thể dừng xe được ngay lúc này cần thực hiện các bước xử lý hạ nhiệt cho xe như sau:

+ Mở hết toàn bộ cửa sổ của xe ô tô để khí nóng thoát ra ngoài

+ Tắt hết chế độ điều hòa, bật chế độ quạt tản nhiệt, chế độ sưởi. Chế độ sưởi sử dụng sức nóng của động cơ để sưởi ấm không khí trong xe, hệ thống sẽ lấy nhiệt lượng để sưởi ấm xe nhờ đó giúp làm giảm nhiệt độ động cơ.

+ Bật đèn báo khẩn cấp để các phương tiện phía sau nhận biết biết xe của bạn đang gặp vấn đề và nhanh chóng cho xe dừng đỗ vào vị trí an toàn.

Lưu ý: Không dừng đỗ xe tại nơi có nguy cơ cháy nổ cao như trạm xăng dầu, khí đốt.

+ Trước khi mở nắp capo hãy cần thận kiểm tra để tránh bị bỏng do nhiệt động cơ quá cao. Nếu chạm vào nắp capo quá nóng, thấy hơi nước tỏa ra nhiều hãy chờ một lúc cho capo nguội bớt. Khi nắp capo nguôi hãy dùng khăn tay hoặc găng tay vải mở nắp capo từ từ.

+ Sau khi mở nắp capo hãy đợi thêm 5-10 phút để xe hoàn toàn nguội hẳn rồi mới bắt đầu kiểm tra

+ Kiểm tra két nước làm mát, động cơ xe, quạt gió, van hằng nhiệt,…Nếu nước làm mát bị thiếu thì châm nước làm mát.

+ Trong lúc chờ đợi động cơ ô tô nguội hẳn hãy gọi đội cứu hộ giao thông để mang xe đến các gara kiểm tra, đánh giá tình trạng của xe

Phòng ngừa ô tô bị nóng máy

+ Kiểm tra hệ thống máy của ô tô, vệ sinh khoáng máy thường xuyên

+ Kiểm tra nước làm mát ô tô, bổ sung nước làm mát nếu thấy mực nước giảm.

+ Vệ sinh két làm mát định kỳ, thường xuyên

+ Nên để xe chỗ râm mát, có mái che vào mùa hè

+ Kiểm tra quạt gió thường xuyên, thay thế khi phát hiện quạt gió bị hỏng

+ Tra dầu thường xuyên cho động cơ ô tô giúp các chi tiết bên trong được bôi trơn, làm mát.

+ Tối thiểu 2 năm/lần nên xả toàn bộ nước làm mát cũ và đổ nước mới. Giữ cho bên trong hệ thống luôn sạch sẽ giúp ngăn ngừa bị ăn mòn.

+ Nên đưa xe vào các gara kiểm tra nhanh hệ thống làm mát khoảng 1 năm/lần.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Có nên phủ nano cho kính xe ô tô, quy trình phủ nano kính ô tô

Dán phim cách nhiệt cho xe ô tô những điều cần lưu ý

Những dấu hiệu cảnh báo cần thay ngay ống xả ô tô

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác