Nghiên cứu não để phòng ngừa, điều trị bệnh béo phì
Mới đây các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu chuyển hóa Max Planck (Đức) cho biết cần phải có nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn về các hệ thần kinh trung ương kiểm soát lượng thức ăn giàu chất béo và thực phẩm giàu carbohydrate khiến tăng cân và béo phì nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 vẫn đang bùng phát, khó kiểm soát có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào nếu người dân chủ quan với công tác phòng chống dịch.
Theo Express Express, nhà nghiên cứu Đức Alexander Jais cho rằng, đại dịch covid-19 hiện nay nhắc nhở chúng ta rằng béo phì và các bệnh chuyển hóa liên quan như bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ khiến cho Covid-19 thêm trầm trọng hơn. Do vậy cần hiểu rõ hơn về cách hệ thần kinh trung ương kiểm soát đối với lượng thức ăn giàu chất béo và thực phẩm giàu carbohydrate là điều rất cần thiết.
Chế độ dinh dưỡng có hàm lượng calo cao đã thu hút sự chú ý của Viện nghiên cứu chuyển hóa Max Planck (Đức). Theo các nhà khoa học, toàn bộ vấn đề là ở một nhóm tế bào thần kinh cụ thể. Các thử nghiệm trên chuột đã cho thấy nhóm tế bào này thúc đẩy việc tiêu thụ thực phẩm giàu calo. Chẳng hạn, khi các tế bào thần kinh nociceptin (nociceptin neurons) ở vùng dưới đồi (hypothalamus) được kích hoạt, hành vi ăn uống của động vật đã thay đổi.
Chỉ cần 3 ngày với chế độ ăn nhiều chất béo là đủ để tăng hoạt tính của các tế bào thần kinh nociceptin trong các nhân cung (arcuate nucleus) của vùng dưới đồi.
Trong các thử nghiệm của các nhà khoa học phát hiện trên loài ngặm nhấm, các tế bào thần kinh nociceptin của loài gặm nhấm đã được các nhà nghiên cứu loại bỏ một cách chọn lọc khỏi nhân cung (arcuate nucleus) của vùng dưới đồi. Điều này khiến loài gặm nhấm ngừng tiêu thụ thực phẩm béo. Điều quan trọng, là việc tiêu thụ thực phẩm chuẩn vẫn không thay đổi. Điều đó chỉ ra rằng các tế bào thần kinh nociceptin có thể kiểm soát lượng thức ăn giàu chất béo theo cách đặc thù. Vì vậy, thay đổi nhân tạo hoạt tính của các tế bào thần kinh này, có thể ảnh hưởng đến hành vi ăn uống, giúp giảm nguy cơ béo phì.
Y học đã biết việc tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng dẫn đến sự phá vỡ cân bằng năng lượng và tăng lượng calo. Alexander Jais chia sẻ: "Chúng ta liên tục bị bao vây bởi những thực phẩm rẻ tiền, ngon miệng, giàu năng lượng, mùi hương hấp dẫn, chế biến nhanh chóng, vẻ ngoài hấp dẫn và bộ não khiến chúng ta đặc biệt thích những thực phẩm này.
Nhưng hiện khoa học vẫn chưa biết lý do tại sao một số người chỉ ăn đủ những gì cơ thể cần và những người khác thì không. Hoạt tính của các tế bào thần kinh nociception ở từng người có thể là một phần quan trọng của lời đáp. Hoạt tính của chúng thúc đẩy việc tiêu thụ thức ăn quá mức, khiến chúng trở thành mục tiêu hấp dẫn đối với phòng ngừa và điều trị bệnh béo phì.
Suckhoecuocsong.vn/Nguồn Mothegioi
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.