Nâng mũi sụn tự thân: ưu và nhược điểm, những điều lưu ý quan trọng
Nâng mũi sụn tự thân: ưu và nhược điểm, những điều lưu ý quan trọng
Nâng mũi sụn tự thân là một trong những giải pháp chỉnh hình mũi với các trường hợp mũi hỏng do tai nạn, phẫu thuật, hạn chế biến chứng mũi bóng đỏ, lộ sụn đầu mũi,…Những phương pháp chỉnh hình mũi này có những ưu và nhược điểm gì?
Nâng mũi là các phương pháp phẫu thuật giúp thay đổi tạo hình của mũi, có thể thay đổi xương, sụn, da hoặc cả ba cấu trúc này. Trong đó, nâng mũi sụn tự thân là phương pháp sử dụng chất liệu sụn lấy từ chính cơ thể của mỗi người, để nhằm thay đổi toàn bộ cấu trúc sống mũi và đầu mũi từ đó giúp thay đổi diện mạo, khuôn mặt được đẹp hơn, có thể giúp cải thiện các vấn đề đường thở,… Phần sụn dùng để nâng mũi sụn tự thân lấy từ sụn vách ngăn mũi, sụn vành tai, sụn sườn.
Ưu điểm của nâng mũi sụn tự thân
Thời gian trước nâng mũi được thực hiện đơn giản với kỹ thuật sử dụng sụn nhân tạo được đẽo từ một khối silicon lớn với mục đích nâng cao sống mũi từ đó giúp gương mặt trở lên hài hòa, đẹp hơn, cân đôi hơn
Do sụn nhân tạo gồ ghề mà phần mũi không được bảo vệ, một thời gian sau khi nâng mũi sụn nhân tạo sẽ bào mòn vùng da mũi gây tình trạng bóng đỏ, lộ sóng, thủng da đầu mũi, gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt,…Để khắc phục những hạn chế của phương pháp cũ, các chuyên gia đã nghiên cứu và áp dụng phương pháp nâng mũi cải tiến hơn, chính là sử dụng nâng mũi sụn tự thân.
Phương pháp nâng mũi sụn tự thân ngoài việc sử dụng chất liệu sụn nhân tạo thì các bác sĩ sẽ sử dụng sụn tự thân để bao bọc đầu mũi tránh tình trạng bóng đỏ, lộ sóng, thủng da đầu mũi. Nhờ vậy mà mang lại những ưu điểm sau:
+ Sử dụng lớp sụn tự thân: sụn vách ngăn mũi, sụn vành tai, sụn sườn có độ tương thích cao với cơ thể nên không gây dịn ứng, hiện tượng đào thải so với các phương pháp cũ
+ Giúp dáng mũi mềm mại, đẹp tự nhiên như mũi thật khi sử dụng phương pháp nâng mũi tự thân
+ Có thể thực hiện cho nhiều trường hợp mũi nhất là mũi khó, mũi hỏng, mũi bị biến dạng do tia nạn,…
+ Sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi sụn tự thân, phần sụn sẽ bám lấy các bộ phận trên mũi tạo thành liên kết bền vững nhờ vậy sẽ không bị bào mòn theo thời gian, ngăn chặn hiện tượng bóng đỏ, lộ sóng, thủng đầu da mũi từ đó duy trì dáng mũi bền đẹp
+ Khắc phục được các khuyết điểm của mũi, tạo dáng mũi cao, hài hòa với các đường nét trên khuôn mặt
Nhược điểm của nâng mũi sụn tự thân
Do sử dụng sụn tự thân để nâng mũi các bác sĩ sẽ phải tiến hành tạc sụn từ cơ thể người để thực hiện, sau đó mới đo vẽ tạo dáng mũi và thực hiện phẫu thuật. Do đó khá mất nhiều thời gian so với các phương pháp trước
+ Kỹ thuật lấy sụn khá phức tạp cần phải thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn trình độ cao nếu không sẽ rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm sau khi thực hiện như: chảy máu, nhiễm trùng, xảy ra phản ứng bất lợi với thuốc mê gây nguy hiểm cho tính mạng, để lại vết sẹo trên khu vực phẫu thuật, khó khó thở bằng mũi, tê vĩnh viễn bên trong và xung quanh mũi, thủng vách ngăn, mũi bị lệch, phải phẫu thuật để chỉnh sửa lại,…
+ Khi áp dụng phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân không chỉ cần chăm sóc vết mổ ở vùng mũi nâng mà còn phải thực hiện đường mổ ở vị trí lấy sụn tự thân. Thay vì chỉ cần chăm sóc vết mổ ở mũi thì nay cần chăm sóc thêm ở vị trí lấy sụn trên cơ thể
+ Chi phí thực hiện có giá thành khá cao
Những điều lưu ý quan trọng khi nâng mũi sụn tự thân
Nhiều người muốn nâng mũi cao tây với độ cao vượt trội nhưng theo các chuyên gia không nên nâng quá cao để tránh gây mất cân đối cho tổng thể khuôn mặt. Bên cạnh đó, khi sóng mũi nâng quá cao sẽ làm giảm độ bền của mũi, có thể gặp phải những biến chứng như lộ sụn, lòi sụn, bóng đỏ đầu mũi,…
Không nên nâng quá cao
Không nên lạm dụng kéo dài hay nâng cao đầu mũi bởi nếu lạm dụng sụn nhân tạo để kéo dài đầu mũi cho dáng mũi ngắn hếch tỉ lệ biến chứng là rất cao.
Hãy giữ tư thế nằm ngửa khi ngủ trong khoảng 3 – 4 tuần sau khi nâng mũi. Khi mũi đã vào form và cố định, có thể ngủ theo những tư thế mang lại cho bạn sử thoải mái nhất. Tuy nhiên, tuyệt đối không nằm sấp vì tư thế này tạo áp lực cực lớn lên mũi, rất dễ ảnh hưởng tối sống mũi sau nâng, làm lệch sang một bên gây mất thẩm mỹ,… Nằm ngủ trong tư thế nằm ngửa và kê cao gối, hoặc sử dụng gối hình chữ U của dân văn phòng, thêm vào đó có thể đặt 2 bên 2 chiếc gối ôm hai bên hông. Làm như vậy để ngăn chặn hành động trở mình trong lúc ngủ, rất dễ khiến mũi bị va chạm và ma sát.
Từ 1 – 3 ngày đầu sau nâng mũi, nên chườm lạnh để giảm sưng đau. Khi chườm lạnh nên sử dụng túi chườm, chú ý giữ nhiệt độ không quá lạnh. Từ ngày thứ 4 trở đi sau nâng mũi nên áp dụng phương pháp chườm ấm để giảm sưng bầm. Nên sử dụng túi chườm ấm hoặc đơn giản hơn là sử dụng trứng gà luộc bóc vỏ. Tuyệt đối đừng chườm khi nhiệt độ đang quá nóng sẽ ảnh hưởng đến vùng da
Vệ sinh sạch sẽ vùng mũi sau khi nâng, nên lau bằng nước muối sinh lý vì nước muối sinh lý an toàn cho da và có khả năng sát khuẩn. Sử dụng tăm bông hay một miếng gạc sạch thấm vào nước muối sinh lý rồi nhẹ nhàng lau vùng mũi. Nên thực hiện vệ sinh ngày 2 lần/ngày vào sáng và tối để đạt hiệu quả tốt nhất
Hãy ghi chú lại lịch tái khám để tháo nẹp và cắt chỉ mà bác sĩ đã chỉ định để thực hiện đúng. Sau khi tháo nẹp và cắt chỉ, bác sĩ sẽ dặn dò về những lần tái khám định kì tiếp theo, hãy cố gắng quay lại tái khám đúng hẹn.
Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, một giấc ngủ sâu giúp cơ thể được thả lỏng, các cơ quan được nghỉ ngơi và quá trình phục hồi sau phẫu thuật diễn ra nhanh hơn.
Thiết lập độ dinh dưỡng khoa học như bổ sung các loại quả mọng nho, dâu tây, lựu, việt quất, mâm xôi. Bổ sung các loại rau củ quả như cà rốt, ớt chuông, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, rau mầm, khoai lang, khoai tây, cải xoăn, rau bina, mù tạt xanh, rau diếp cá … Những loại củ quả này giúp bổ sung đủ lượng carbohydrate lành mạnh, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Các loại ô liu, bơ, dầu dừa, quả hạch, hạt hướng dương… giúp nhanh lành vết thương và ngừa sẹo. Các loại ngũ cốc như lúa mì nguyên chất, lúa mạch đen, yến mạch, quinoa,…
Kiêng các loại thực phẩm như: thịt bò, rau muống, hải sản, đồ tanh, da gà, đồ nếp, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích. Bởi những thực phẩm này khiến vết thương khó lành, mưng mủ, thậm chí có trường hợp còn gây biến dạng mũi và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Không vận động mạnh, không tập thể thao và không đeo kính ít nhất 4 tuần. Tránh các biểu hiện quá mức trên khuôn mặt, chẳng hạn như cười lớn.
Không xì mũi trong thời gian này. Tuyệt đối không sử dụng tay hay vật dụng nào để gãi, va chạm mạnh hoặc đè vào mũi vì có thể làm mất dáng gây chảy máu, tụ máu.
Thời gian này không nên trang điểm cho đến khi lành hẳn để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng.
Tuân thủ theo lời dặn bác sĩ, theo đúng lịch trình hút dịch, tháo nẹp và uống thuốc theo chỉ định bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất và đẹp nhất.
MH
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Nâng mũi sụn tự thân là gì, quy trình nâng mũi sụn tự thân chuẩn
Quy trình chăm sóc sau khi phẫu thuật nâng mũi đúng cách
Tiêm filler nâng mũi: cuộc chơi cần chọn sân chơi
Hai mặt của phương pháp nâng mũi bằng chỉ
Hướng dẫn cách chăm sóc sau nâng mũi sụn tự thân chuẩn xác
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- 'Nữ hoàng dao kéo' tiết lộ kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ
- Chăm sóc trước và sau khi phẫu thuật thẩm mỹ độn cằm
- BTC Hoa hậu Đại Dương: Ngân Anh đã báo cáo từng phẫu thuật thẩm mỹ
- Mỹ nhân Việt ‘biến hóa’ hoàn toàn sau phẫu thuật thẩm mỹ họ là ai
- Công khai loạt ảnh phẫu thuật thẩm mỹ, cô gái người Hà Nội khiến cộng đồng sửng sốt
- Phẫu thuật thẩm mỹ hủy hoại nhan sắc đẹp chuyện khó tin
- Những 'sao nữ có khuôn mặt cứng đờ' sau khi phẫu thuật thẩm mỹ
- Mất mạng khi phẫu thuật thẩm mỹ ở Thái Lan
Các tin khác
-
Bật mí cách trị thâm môi từ cà chua
Cà chua chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa cao nên có tác dụng kích kích tăng sinh collagen, hỗ trợ làm mờ thâm môi, nuôi dưỡng tế bào môi trở nên hồng hào hơn. -
Mẹo trị thâm môi từ dưa chuột rất hiệu quả
Dưa chuột chứa nhiều nước nên có tác dụng tăng cường khả năng cấp ẩm, duy trì độ ẩm cho môi nên giúp trị thâm môi, ngừa môi khô nứt nẻ hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ bật mí một số công thức trị thâm môi tại nhà bằng dưa chuột -
Nguyên tắc cần nhớ khi dùng serum retinol chăm sóc da
Khi sử dụng serum retinol chăm sóc da cần chú ý những nguyên tắc dưới đây giúp giảm thiểu kích ứng da, ngăn ngừa lão hóa da. -
Dùng mỹ phẩm hết hạn gây hại cho làn da như nào?
Nếu sử dụng các loại mỹ phẩm hết hạn để chăm sóc da sẽ gây ảnh hưởng đến làn da như nào? -
Mẹo hay dưỡng tóc mềm mại, giảm xơ rối trong mùa đông
Mùa đông thời tiết hanh khô khiến tóc trở nên khô, xơ rối, hư tổn để giúp tóc trở nên mềm mại, suôn mượt, chắc khỏe hơn hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây. -
Mẹo hay tẩy ra chết từ yến mạch dễ dàng làm tại nhà
Muốn da mềm mịn, trắng hơn, loại bỏ dầu nhờn, thu nhỏ lỗ chân lông hãy thử áp dụng một số công thức hay tẩy da chết từ yến mạch có thể dễ dàng áp dụng tại nhà, không tốn nhiều thời gian nhưng đạt hiệu quả cao. -
Mẹo tẩy tế bào chết bằng chanh cực hiệu quả
Chanh tươi chứa nhiều vitamin C và axit nên có tác dụng làm sạch bã nhờn, loại bỏ tế bào chết trên da rất hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn một số công thức hay tẩy tế bào chết bằng chanh dễ dàng thực hiện tại nhà. -
Mẹo chăm sóc da khô trong mùa đông, giảm bong tróc hiệu quả
Vào mùa đông thời tiết hanh khô khiến da bị khô nẻ, bong tróc vảy gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, lão hóa da nhanh chóng. Để giúp da luôn căng mịn, cấp ẩm cho da ngừa khô nẻ, bong tróc hãy áp dụng những mẹo chăm sóc da dưới đây. -
Mẹo dưỡng da tay mềm mại, ngừa khô ráp hiệu quả
Thời tiết hanh khô trong mùa đông khiến da ta trở nên khô ráp, nứt nẻ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Để giúp da tay luôn mềm mại, tránh bong tróc hãy áp dụng các mẹo dưỡng da dưới đây. -
Mẹo trị gàu bằng bia cực đơn giản
Loại bỏ gàu trên da đầu hiệu quả hãy thử áp dụng phương pháp trị gàu bằng bia đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà nhưng đem lại hiệu quả cao.