Một số loại sữa bà mẹ mang thai nên lưu ý khi uống
Bà bầu khi uống thuốc bổ sắt thì không nên uống sữa bò
Phụ nữ trong thời gian mang thai, tuy rằng đã bế kinh, lượng máu của cơ thể không còn bị mất nhiều như trước, nhưng do phải gánh vác thêm lượng huyết dịch cung cấp cho thai nhi nên cơ thể vẫn còn cần một lượng chất sắt rất lớn.
Sữa bò tuy là một thức uống có chứa nhiều dinh dưỡng với lượng chất béo cao và lượng protein cao, có tác dụng rất tích cực đối với việc bổ sung lượng protein cho cơ thể. Nhưng trong sữa còn chứa một lượng muối canxi và muối photphat rất lớn. Vì vậy, nếu thai phụ mắc bệnh thiếu máu và phải uống thuốc bổ sắt thì không nên uống sữa bò. Vì sữa bò sẽ khiến thai phụ có nhu cầu đối với thuốc bổ sắt càng cao hơn. Và nếu bản thân lại không chú ý đến sự hợp lý trong ăn uống hoặc bản thân mắc phải chứng bệnh nào đó thì rất dễ gây nên chứng thiếu máu do thiếu chất sắt.
Bà bầu không nên uống quá nhiều sữa đậu nành
Khi chúng ta ăn các thức ăn tự nhiên chúng ta nên chú ý đến lượng hấp thụ thích hợp. Không nên cho rằng ăn nhiều thức ăn tự nhiên sẽ không gây ảnh hưởng đến cơ thể. Thai phụ khi ăn các thức ăn chế biến từ đậu nành phải đặc biệt chú ý đến điều những điều sau:
- Không nên uống quá nhiều: Bà bầu không nên uống quá 500ml sữa đậu nành mỗi ngày, và không nên uống một lượng lớn cùng lúc. Uống quá nhiều sữa đậu nành có thể gây khó tiêu, đầy hơi, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất khác.
- Đun sôi kỹ trước khi uống: Đậu nành chưa chín kỹ sẽ sinh ra một số chất độc hại cho cơ thể, có thể gây đau bụng, buồn nôn…
- Không nên ăn chung với trứng: Protein trong lòng trắng trứng kết hợp với chất trypsin trong sữa đậu nành sẽ tạo thành chất kết tủa, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
- Không nên uống cùng với các loại đường nâu: Protein trong đậu nành khi kết hợp với axit hữu cơ có trong đường nâu sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa. Đồng thời, cũng làm ảnh hưởng khả năng tiêu hóa của bạn.
- Nên ăn kèm các thực phẩm tinh bột sẽ giúp chuyển hoác các chất dinh dưỡng trong sữa tốt hơn.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Bổ sung những thực phẩm vàng giúp tử cung khỏe mạnh
Những thực phẩm vàng này không chỉ giàu vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Khi bổ sung những thực phẩm này trong thực đơn hằng ngày còn giúp tử cung khỏe mạnh theo thời gian. -
Tại sao phụ nữ lại cần ngủ nhiều hơn
Tại sao phụ nữ lại cần ngủ nhiều hơn nam giới, giấc ngủ tốt cho phụ nữ -
Phòng tránh nguy cơ suy buồng trứng sớm hãy ăn các món ăn bình dân này
Những món ăn bình dân dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe mà khi phụ nữ ăn thường xuyên những món ăn này còn giúp tránh nguy cơ suy buồng trứng sớm -
Vắc xin COVID-19 và phụ nữ mang thai, tiêm hay không tiêm?
Đạo đức và sự an toàn của vắc xin COVID cho phụ nữ mang thai, bài báo xuất hiện trên Trung tâm Tài nguyên Coronavirus của Đại học Johns Hopkins . -
Bệnh đa xơ cứng ở phụ nữ chậm khởi phát khi có thai
Nghiên cứu mới cho thấy việc mang thai có thể đẩy lùi sự khởi phát của bệnh đa xơ cứng ở phụ nữ lên đến 3 năm. -
Chăm sóc con bị thủy đậu Mẹ cũng lây bệnh
Lập xuân là thời điểm bệnh thủy đậu nở rộ. Đặc biệt đầu năm 2017, nhiều bệnh viện phía bắc đã tiếp nhận một số bệnh nhân lớn tuổi bị thủy đậu. Nguyên nhân gây bệnh do chăm sóc con bị thủy đậu gây ra. -
Ai có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung
Một số phụ nữ có nguy cơ cao ung thư tử cung khi có những tiền sử sau: -
Kỹ năng tuyệt vời cứu sống con gái 5 tuổi mà bà mẹ nào cũng cần biết
Tình mẫu tử khiến cho bất kỳ người mẹ nào cũng trở thành những chiến binh, bác sĩ che chở, hỗ trợ con mình vượt qua hạn nạn. -
Nguy cơ tử vong cao đối với những phụ nữ bị ung thư buồng trứng
Nếu nam giới thường mắc các bệnh ung thư phổi, tiền liệt tuyến thì đối với phái nữ, ung thư vú, ung thư buồng trứng, cổ tử cung là căn bệnh điển hình của chị em. -
Mang thai có nên ăn nhiều nội tạng động vật
Với hương vị thu hút và có khả năng chế biến đa dạng, các loại thực phẩm như tim, gan, thận, óc… đã trở thành món ăn khoái khẩu với nhiều người. Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy, hàm lượng dinh dưỡng trong nội tạng động vật không hề nhỏ.