Lịch xổ lãi và các loại thuốc tẩy giun sán hiệu quả cho chó
Lịch sổ lãi và các loại thuốc tẩy giun sán hiệu quả cho chó
Một số vấn đề mà các bạn nuôi chó mèo quan tâm ngoài việc tiêm chủng đó là việc tẩy giun cho thú cưng như thế nào?. Khi nào nên tẩy giun cho chúng, loại thuốc nào an toàn và tẩy giun cho chó mèo thế nào cho đúng cách. Hãy cùng suckhoecuocsong.com.vn tìm hiểu các vấn đề này.
Thật ra cách xổ lãi hay còn gọi là tẩy giun cho chó là một công việc khá quan trọng nếu ai không quan tâm tới vấn đề này thì rất có thể các chú chó của bạn sẽ phải gặp một vài bệnh khá nguy hiểm.
Chó là một loài ăn thức ăn khá bẩn, dưới đất cho nên việc giun sáng ký sinh trong cơ thể là một chuyện khá bình thường vì thế các bạn nên sổ lãi cho chúng sau 2 tuần là tốt nhất, Bắt đầu từ tuần tuổi thứ 2,tuần thứ 4 và thứ 6, 8 và 12 tuần tuổi. Sau đó cứ 3 tháng thì bạn tẩy giun cho chó một lần
Theo các bác sĩ thú y khi nuôi chó con tới tuần 3 hay 4 tuần là có thể xổ lãi cho chúng một lần vì khi đó chó đã ăn và uống khá nhiều sữa cho nên giun sáng sẽ tích tụ lại bên trong.
Khi xổ lãi cho chó bạn phải nhét vào mồm chúng.
Lưu ý: Khi nhà bạn nuôi nhiều chó thì bạn nên thử nghiệm trên 1 con nếu trong mấy giờ không có biểu hiện gì thất thường thì hãy cho mấy chú chó kia uống
Dấu hiệu khi chó bị giun, sán:
- Đi ngoài ra giun, sán nhỏ
- Ói ra giun
- Bỏ ăn hoặc ăn ít, gầy ốm (ăn nhiều vẫn ốm )
- Hay chịn đít, co rúm đít.
- Xem lợi của chó cún: Nếu khỏe mạnh không giun, lợi sẽ có màu hồng hào tươi tắn, còn nếu màu nhạt nhờ nhờ thì chứng tỏ chú chó nhà bạn đang có giun ( cách xem này áp dụng hiệu quả nhất cho cún bé dưới 1 năm tuổi).
Ảnh hưởng của giun sán đối với sức khỏe chó cưng
- Chó khi mắc nhiều giun gây rối loạn tiêu hóa, bỏ ăn, nôn, có hiện tượng mệt mỏi do giun phá.
- Khi chó bị nhiễm quá nhiều giun tròn. Chúng khu trú ở toàn bộ hệ tiêu hóa, bất thường lên cả vùng thực quản và có dấu hiệu xâm nhiễm phế quản đi vào phổi. Nếu để nhiễm quá nặng có thể gây tử vong mà ko có cách nào cứu chữa.
Các loại thuốc tẩy giun sán cho chó thường gặp:
Hiện nay trên thị trường, có khá nhiều loại thuốc tẩy giun sán cho chó với nhiều tên biệt dược khác nhau. Bảng kê chỉ dẫn dưới đây dùng tên gốc (Generic names), khi mua hoặc quyết định thuốc tẩy giun sán cho chó, cần xác định chắc chắn tên gốc của thuốc.
- Espisprantel: Không dùng cho chó dưới 7 tuần tuổi.
- Thenium Closylate: Không dùng cho chó đang bú mẹ, chó mẹ kỳ tiết sữa nuôi con. Liều theo trọng lượng, có thể gây nôn.
- Ivermectin: Chỉ định phòng trị Bệnh giun tim chế dạng viên nhai. Dùng quá liều so với liều trị giun tim, đặc biệt với các giống chó Chăn cừu ( Herding breeds and their mix ) như Bẹc-giê, lai bẹc giê, có thể gây tử vong.
- Dichlovos: Không dùng cho chó xác định có giun tim, bệnh gan, thận. Có thể tăng tác dụng chống bệnh ve rận của vòng đeo hoặc thuốc trị ve rận.
- Milbemycin Oxime: Liều 1 viên / 1 tháng phòng bệnh giun tim, kiểm soát giun móc, tóc, đũa. Dùng được cho chó từ 8 tuần tuổi trở lên. An toàn cho giống chó Collies.
- Praziquantel: Có thể chế cả hai dạng thuốc: uống và tiêm.
- Febendazole: Dạng hạt nhỏ, chưa có thông tin về tác dụng phụ.
- Pyrantel Pamoate: An toàn, dùng được cho chó đang bú mẹ. Dạng thuốc : viên hoặc thuốc nước.
- Piperazine: Thuốc giá thành rẻ, nhưng không được dùng quá liều.
- Mebendazole: Rất an toàn, Thuốc không hấp thu qua đường ruột, chỉ ở lòng ống ruột làm rối loạn chuyển hóa, hấp thu đường glucid của giun sán. Có thể dùng cho mọi lứa tuổi chó. Nên dùng trong 3 ngày liền với chó nghi nhiễm giun nặng.
- Exotral: Thường chỉ dùng cho tháng đầu tiên đặng an toàn. Cho chó cún uống phải nghiền ra ( Nhiều trường hợp thuốc không tan, chó đi đại tiện ra cả viên thuốc nhé )
- Sanpet: Dùng từ tháng thứ 2 trở đi, Dược lực của SanPet có tác dụng hơn Exotral, khoảng thời gian tái nhiễm giun sán dài hơn khi dùng Exotral. 40-50k/vỉ 10 viên.
Nhiều bạn thắc mắc việc tẩy giun cho chó bằng thuốc của người có được không?
Lời khuyên: Không dùng Fugacar để tẩy giun, sán cho chó, vì thuốc không có tác dụng nhiều, có trường hợp sốc thuốc vì quá liều. Hoặc may mắn, thì thuốc chỉ xổ được ít giun, chứ không tẩy được sán"
Đặc trị giun sán:
- Espisprantel: sán dây
- Praziquantel: sán dây
- Thenium Closylate: giun móc
- Dichlovos: giun móc, giun đũa, giun tóc
- Ivermectin: giun móc, giun đũa, giun tóc
- Milbemycin Oxime: giun móc, giun đũa, giun tóc
- Febendazole: giun móc, giun đũa, giun tóc, sán dây
- Pyrantel Pamoate: giun móc, giun đũa
- Mebendazole: giun móc, giun đũa, giun tóc, sán dây
- Piperazine: giun đũa
Lưu ý:
- Xổ giun cho chó trước khi phối
- Chó mẹ gần sinh thì không nên sổ giun (Coi chừng bị ảnh hưởng thậm chí bị đẻ non).
Lịch sổ lãi và các loại thuốc tẩy giun sán hiệu quả cho chó
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.