Những loại cá dĩa nào được nuôi làm cảnh nhiều nhất?
Nếu như loài cá rồng được mệnh danh là ông vua của thế giới cá cảnh nước ngọt thì cá dĩa được ví như nữ hoàng tuyệt đẹp trong thế giới của loài cá cảnh. Sở hữu thân hình to tròn giống như chiếc đĩa nhưng lại sở hữu vẻ đẹp thanh toán, tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng cùng màu sắc vô cùng rực rỡ nổi bật. Trên thế giới 2 loài cá đĩa là cá dĩa tự nhiên và cá dĩa nhân tạo. Mỗi một loại sở hữu những màu sắc nổi bật khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những loài cá dĩa nào được nuôi làm cảnh nhiều nhất hiện nay.
Cá dĩa lam (Blue Diamond Discus)
Cá dĩa lam được lai tạo bởi các nhà nhân giống người HongKong và Malaysia. Chúng mang bộ gen của cá dĩa dòng Blue Turquise có màu xanh coban trong suốt.
Khi còn bé màu xanh trong suốt sẽ được thay thế bằng một màu xanh ngọc lam đậm hơn, thuần túy hơn. Toàn thân của chúng điểm xuyết những sọc trắng, xanh đậm vây bơi của cá cũng có phần trong suốt, mỏng hơn vây của các loài cá dĩa khác.
Cá dĩa xanh lục
Sở hữu màu xanh lục nổi trội khiến chúng dễ phân biệt nhất với một số loài cá dĩa khacs với sọc xanh lá và vàng xen kẽ. Bên cạnh đó, cá dĩa xanh lục có điểm xuyết các đốm đỏ dọc quanh thân, đôi khi là các sọc đen quanh mắt, đây cũng là một trong những loài được nuôi làm cảnh nhiều nhất.
Cá dĩa nâu
Cá dĩa nâu là loài cá dĩa duy nhất có màu sắc hơi xỉn, sọc mờ nhạt và phân bố không đồng đều trên cơ thể.
Cá dĩa Heckel
Cá dĩa Heckel là cá dĩa tự nhiên tên của chúng được đặt theo tên người khám phá ra chúng hay còn có tên gọi khác là cá Pompadour. Cá dĩa Heckel sở hữu màu sắc độ đáo, phần nổi bật nhất là sọc chính giữa cơ thể, với màu tối đối lập với toàn bộ màu sắc cơ thể. Ngoại trừ sọc tối màu ở giữa thân các sọc còn lại có màu đỏ hoặc xanh lục.
Cá Heckel màu đỏ (Red Discus hoặc Red Heckel) là một trong những loài cá dĩa tự nhiên đẹp nhất được nhiều người tìm mua để nuôi làm cảnh.
Cá dĩa bông xanh (Turquoise Discus)
Cá dĩa bông xanh có cả hai màu xanh và đỏ nổi bật. Đây là loài cá dĩa nhân tạo được lai ghép từ nhiều thể gen của các loài cá dĩa khác nhau. Cá dĩa bông xanh thường có màu xanh bao phủ toàn thân. Kèm theo đó là những đốm đỏ điểm xuyết khắp cơ thể. Đôi mắt đỏ và hoạ tiết sọc đỏ bao quanh mắt vô cùng ấn tượng. Màu sắc chung của cá sẽ thay đổi dựa trên tâm trạng và sức khỏe của chúng. Đây là một trong những loài được nuôi làm cảnh nhất hiện nay và có giá thành tương đối cao nhưng được nhiều người tìm mua bởi màu sắc nổi bật của chúng.
Cá dĩa bồ câu (Pigeon Blood Discus)
Sở hữu thân hình màu trắng sáng hoặc màu kem. Những họa tiết đan lưới màu đỏ tươi với đuôi màu đen. Cá dĩa bồ câu được lai tạo bởi một nhà nhân giống người Thái Lan có tên là Kitti Phanaitthi vào năm 1991. Ngày nay, những thế hệ cá dĩa bồ câu có thân màu đỏ, trắng nổi bật hơn, màu đen của đuôi cũng dần mờ nhạt hơn trước.
Cá dĩa da rắn (Snakeskin Discus)
Cá dĩa da rắn được coi như là một phiên bản “nâng cấp” của cá dĩa bông xanh. Cơ thể chúng giống như một bức tranh rực rỡ sắc màu với những hoa văn tinh xảo xen kẽ. Thông thường cá dĩa đều mang trên mình tổng thể 14 sọc màu nhưng đối với cá dĩa da rắn hoa văn của chúng vô cùng đa dạng, khó định hình. Chính bởi nét độc đáo này khiến nhiều người say mê và tìm mua về nuôi.
Cá dĩa vàng (Golden and Yellow Discus)
Khác với những loài cá dĩa khác những con cá dĩa vàng sở hữu màu vàng sáng toàn thân. Ẩn hiện trên cơ thể là những sọc trắng mờ, mắt đỏ, vây gần như trong suốt. Đây là một trong những loài cá dĩa được nhiều người nuôi cá cảnh nuôi nhiều bởi màu sắc nổi bật của chúng.
Cá dĩa đỏ (Red Discus)
Cá dĩa đỏ là loài được lai tạo từ cá dĩa nâu và cá dĩa bồ câu. Chúng sở hữu màu đỏ rực rỡ bao trọn toàn thân. Trong đại dương chúng là loài cá xinh đẹp nhất, cũng được ưa chuộng nhất trong các dòng cá dĩa hiện nay.
Cá dĩa Albino (Albino Discus)
Cá dĩa Albino mang một cơ thể với màu trắng và màu mắt đỏ đặc trưng, cá Albino còn được coi như một dạng bạch tạng ở cá dĩa. Cá có sức đề kháng yếu hơn các loại cá dĩa khác bởi cơ thể đặc trưng của chúng. Nhưng chúng được rất nhiều người tìm mua về nuôi làm cảnh.
Cá dĩa chấm bi (Spotted Discus)
Cá dĩa chấm bi sở hữu những đốm màu rất thú vị và độc đáo nên được rất nhiều người nuôi làm cảnh. Ngoài ra, loài cá này còn có một biến thể khác cao cấp hơn gọi là Cá dĩa beo sẽ có có các đốm sọc đứt quãng, vô cùng lạ mắt.
Cá dĩa trắng (White Discus)
Cá dĩa trắng mang một vẻ đẹp mong manh, trong sáng, thuần khiết khiến nhiều người mê đắm vẻ đẹp của chúng.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Hướng dẫn kỹ thuật tập bay cho chim yến con
Khác với chim yến con khi sinh sống trong môi trường tự nhiên được chim yến bố mẹ chăm sóc nên chúng sẽ sở hữu khả năng tập bay tốt hơn. -
Nuôi chim yến mang lại lợi ích, tác hại gì?
Nuôi chim yến không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi, hạn chế các loài sâu bệnh hại cây trồng đồng thời nuôi chim yến cũng đem lại nhiều tác hại không mong muốn. -
Vì sao chim yến con bị rơi khỏi tổ, giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
Tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến không hiếm gặp ở những nhà nuôi chim yến, giảm khả năng nhân đàn, ảnh hưởng đến chim yến bố mẹ. Nguyên nhân nào gây tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến, cách khắc phục như thế nào? -
Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
Nhiều nơi để tăng số lượng đàn chim yến thường sử dụng phương pháp ấp trứng chim yến bằng máy thay vì để chim yến bố mẹ nuôi dưỡng. -
Vệ sinh nhà nuôi yến những lưu ý quan trọng cần nhớ
Dọn dẹp vệ sinh nhà nuôi yến không chỉ giúp tạo môi trường sống sạch sẽ cho chim yến mà còn ngăn ngừa hiệu quả vi khuẩn, nấm mốc phát triển. -
Cách xử lý nấm mốc trên ván gỗ nhà nuôi yến cực hiệu quả
Những thanh ván gỗ nhà nuôi chim yến bị nấm mốc phát triển gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi chim yến. Bởi trong quá trình xử lý nấm mốc người nguôi không biết cách xử lý đúng sẽ khiến thay đổi môi trường sống, chim yến bỏ đi. -
Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến
Thằn lằn, tắc kè khi bò vào trong nhà nuôi chim yến chúng sẽ ăn cắp trứng, cắn chết chim yến con gây thiệt hại lớn cho người nuôi chim yến. Làm thế nào để phòng trừ tắc kè, thằn lằn cho nhà nuôi chim yến hiệu quả -
Bí quyết đuổi chuột khi nuôi chim yến hiệu quả nhất
Chuột là một trong những loài động vật gây hại cho chim yến, chúng không chỉ phá hoại tổ yến mà còn khiến chim yến bỏ đi nơi khác an toàn hơn để sinh sống gây thiệt hại cho người nuôi yến. -
Thời điểm thu hoạch tổ yến, cách lấy tổ yến đúng chuẩn
Tổ chim yến chứa nhiều dưỡng chất quý giá tốt cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình khai thác tổ yến nhiều người nuôi yến chưa biết cách thu hoạch tổ yến đúng khiến chất lượng tổ yến bị ảnh hưởng, năng suất không cao. -
Cách lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến đúng chuẩn
Lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định việc yến có vào sinh sống lâu dài hay không?