Điều ghi nhớ cực quan trọng khi sử dụng mỡ lợn

5/9/2023 11:07:00 AM
Mỡ heo hay mỡ lợn nếu được ăn đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng hàm lượng axit béo bão hòa trong mỡ lợn khá cao khiến nhiều người lo lắng.

 

Điều ghi nhớ cực quan trọng khi sử dụng mỡ lợn

Mỡ heo hay mỡ lợn nếu được ăn đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng hàm lượng axit béo bão hòa trong mỡ lợn khá cao khiến nhiều người lo lắng. Nhằm tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe khi sử dụng mỡ lợn hãy ghi nhớ 3 điều cực kỳ quan trọng dưới đây.

Mỡ heo (mỡ lợn) là sản phẩm mỡ trắng thu được được kết xuất mô mỡ của heo. Mỡ lợn chứa khoảng 40% chất béo bão hòa, khoảng 50% chất béo không bão hòa đơn, khoảng 10% chất béo không bão hòa đa.

Hàm lượng axit béo bão hòa trong mỡ lợn khá cao nhưng giàu khoáng chất tốt cho sức khỏe, vitamin D thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể. Hàm lượng vitamin D trong mỡ lợn có tác dụng giúp cải thiện chức năng tim mạch, duy trì sức khỏe của phổi và hô hấp, tăng cường chức năng cơ bắp và giúp cơ thể phòng chống nhiễm trùng, phát triển của hệ thần kinh.

Bên cạnh đó, mỡ lợn còn chứa nhiều vitamin E, vitamin K, các loại vitamin này không tan trong chất béo giúp cơ thể trong việc chống oxy hóa và duy trì sức khỏe của xương

Ngoài ra, mỡ lợn còn tham gia cấu tạo màng tế bào thần kinh do vậy nếu chúng ta không sử dụng mỡ lợn trong thời gian dài chỉ sử dụng các dầu thực vật, cơ thể sẽ khó hấp thu vitamin A dẫn đến thiếu hụt vitamin A từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương, rối loạn nội tiết tố gây suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

Hàm lượng canxi, phốt pho trong mỡ lợn đóng vai trò rất quan trọng để quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường sức đề kháng của cơ thể khỏi các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu không cẩn trọng trong quá trình sử dụng mỡ lợn sẽ gây phản tác dụng gây ra các vấn đề như béo phì, bệnh như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đột quỵ. Do đó khi sử dụng mỡ lợn hãy ghi nhớ 3 điều cực kỳ quan trọng dưới đây tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, phát huy được hết tác dụng của mỡ lợn.

Những điều cần ghi nhớ khi sử dụng mỡ lợn (mỡ heo)

Chọn mỡ lợn chất lượng cao

Để bảo vệ sức khỏe khi sử dụng mỡ lợn nên ưu tiên các loại mỡ từ những con lợn được nuôi trong môi trường tự nhiên, chăn nuôi hữu cơ, không sử dụng chất kích thích tăng trưởng, thức ăn công nghiệp. Khi chọn mỡ lợn nên mua ở những nơi uy tín, có kiểm định, chọn những miếng mỡ lợn tươi ngon có màu trắng đục, độ đàn hồi tốt, không có dấu hiệu chảy nhớt hay da ngả vàng

Khi bảo quản mỡ heo (mỡ lợn) nên bảo quản ở trong chai, lọ thủy tinh có nắp đậy kín và để ở nơi thoáng mát, hạn chế ánh sáng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời.

Sử dụng với lượng vừa đủ

Do mỡ lợn chứa hàm lượng axit béo bão hòa khá cao do đó nếu chúng ta sử dụng quá nhiều mỡ lợn để chiên, rán, xào thực phẩm khi đó cơ thể hấp thu nhiều mỡ lợn sẽ làm tăng hàm lượng lipid và cholesterol trong máu từ đó tăng khả năng mắc các bệnh về béo phì, tim mạch, rối loạn chuyển hóa và các bệnh mãn tính nguy hiểm khác cho sức khỏe.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi người không nên sử dụng quá 25-30 gram mỡ lợn mỗi ngày. Những người trên 50 tuổi, người mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, mỡ trong máu cao... cần hạn chế ăn mỡ lợn để tránh làm tăng cholesterol trong máu gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Một số người bị suy dinh dưỡng, táo bón, khô da, mắc các bệnh thiếu máu tóc bạc hoặc rụng, phụ nữ sau sinh, thường xuyên chóng mặt, nứt nẻ tay chân,... nên ăn mỡ heo để bổ sung cholesterol và các vitamin, khoáng chất cho cơ thể.

Kết hợp đa dạng

Đừng quên kết hợp đa dạng các thực phẩm khác với mỡ lợn giúp phát huy hết hiệu quả của mỡ lợn. Nên sử dụng kết hợp mỡ lợn với các loại rau củ, những loại thịt ít mỡ để phong phú về hương vị và thành phần dinh dưỡng. Tránh dùng thêm mỡ lợn trong những món vốn đã có nhiều dầu mỡ, chiên rán,...

Bên cạnh đó chúng ta nên dùng đa dạng các loại dầu ăn từ dầu gạo, dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành... thay vì chỉ sử dụng mỡ lợn để chế biến thức ăn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bí quyết chọn thịt lợn ngon, cách khử mùi, bảo quản, rã đông thịt lợn đúng cách

Cách chọn thịt ngan ngon, mẹo khử sạch mùi hôi, món ngon từ ngan

Góc độ dinh dưỡng: Nên sử dụng dầu thực vật, mỡ thực vật như thế nào?

Cách mua thịt bò để không dính phải thịt lợn sề

Ai không nên ăn nội tạng động vật?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác