Đề phòng các bệnh ngoài da trong mùa mưa
Đề phòng các bệnh ngoài da trong mùa mưa
Mùa mưa ở miền Bắc bắt đầu từ tháng 4, 5 kéo dài đến 7, 8 hoặc có thể muộn hơn tùy từng năm. Những cơn mưa bất chợt khiến cơ thể bị ướt kết hợp không khí có độ ẩm cao là nguyên nhân dẫn đến các bệnh da liễu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Các căn bệnh đặc trưng trong mùa mưa
1) Nấm chân (tỷ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ)
Nguyên nhân gây bệnh
+ Do mang giày kín nhưng bị dính mưa.
+ Do không kịp thay tất thường xuyên kích thích phát triển nấm.
+ Do ngâm trong nước bẩn, điều kiện vệ sinh kém tạo điều kiện cho nấm, vi trùng, ký sinh trùng phát triển trên da.
Ghi chú: Tỷ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ với 3 thể thường gặp là thể tróc vẩy khô, mụn nước
2) Nấm móng
Nguyên nhân gây bệnh
+ Do môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho các vi nấm phát triển.
+ Do làm việc thường xuyên trong môi trường ẩm ướt như làm ruộng, dọn dẹp vệ sinh....
+ Do đi chân trần ở những nơi ẩm ướt như hồ bơi...khiến cho vi nấm có thể xâm nhập.
+ Những người bị phong thấp, thường xuyên đổ mồ hôi tay chân dễ bị nhiễm trùng móng do nấm hơn so với người bình thường khác.
3) Viêm kẽ
Đặc điểm:
+ Viêm kẽ lại thường gặp ở những người béo phì.
+ Viêm kẽ thường gặp ở các kẽ ngón, đặc biệt kẽ ngón 4,5.
+ Thương tổn là đám da màu đỏ có thể nứt lở, rỉ dịch mủ, với rát bỏng và ngứa ở những vị trí kẽ ngón tay, nếp dưới vú, bẹn, kẽ ngón chân...
Nguyên nhân gây bệnh
+ Do ngâm tay chân lâu trong nước không sạch.
+ Do mồ hôi ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển...
4) Nấm bẹn
+ Nấm bẹn thường xuất hiện vào mùa hè do thường xuyên đổ mồ hôi nhiều hoặc mặc đồ ẩm ướt sau khi dính mưa.
+ Tại nếp gấp hai bên đùi xuất hiện các đốm tròn, rìa có mụn nước, vùng trung tâm ít mụn nước hơn. Từ một bên bẹn nấm lan sang bên kia lên mông, thắt lưng.
+ Biểu hiện ngứa nhiều hơn khi ẩm ướt.
+ Tỷ lệ mắc bệnh nam nhiều hơn nữ.
5) Ghẻ
Đặc điểm:
+ Thương tổn là những mụn nước, rãnh ghẻ, sẩn cục, sẩn mụn nước.
+ Xuất hiện vào mùa mưa do vệ sinh kém, ghẻ sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh.
+ Vị trí hay gặp là kẽ các ngón tay, mặt trước cổ tay, quanh rốn, nếp dưới rốn, đầu vú, da đùi, da bộ phận sinh dục, nách. Hiếm khi thấy ghẻ trên mặt.
+ Triệu chứng thường rất ngứa, ngứa nhiều về đêm, xung quanh có nhiều người bị ngứa. Ngứa nhất ở da đầu, mặt và hay tái phát.
Nguyên nhân gây bệnh:
+ Do ký sinh trùng có tên sarcoptes scabies xâm nhập vào cơ thể.
+ Do tiếp xúc trực tiếp giữa người bị ghẻ với người lành.
+ Ghẻ không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ biến chứng nhiễm khuẩn thành những mụn mủ chàm hóa rất khó chữa trị và lây lan ra cộng đồng rất nhanh.
Mùa mưa ẩm ướt là thời điểm gia tăng các loại nhiễm khuẩn da. Khi điều kiện vệ sinh kém sẽ dẫn đến các căn bệnh như nấm chân, nấm móng,ghẻ...Qua đó các chuyên gia khuyến cáo những người đi mưa, dính mưa cần vệ sinh cơ thể khô ráo, thay quần áo ngay, tránh mặc đồ ẩm. Lưu ý, lau thật khô sau khi tắm, có thể dùng máy xấy tóc làm khô vùng da nách, bẹn...
Ngoài ra cần thay tất mỗi ngày, nên mang tất loại có chất liệu cotton, mặc quần áo vừa vặn, giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh chấn thương da. Đặc biệt cần bổ sung đầy đủ vitamin, dưỡng chất trong thực đơn hàng ngày, tránh ăn chất béo, chất ngọt...giúp tăng đề kháng cho cơ thể. Đối với những trường hợp đã mắc bệnh về da liễu không tắm giặt chung, mặc chung quần áo với người khác. Lưu ý là mặt trái quần áo đểdiệt vi khuẩn, tránh bệnh tái phát, không đi chân đất, diệt nấm ở giày bằng hơi formol...
BÀI CÙNG CHỦ ĐỂ
Cẩn trọng dễ mắc 5 chứng bệnh sau mưa ngập
Nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh
Làm thế nào để đói phó với dịch đau mắt đỏ
Các bệnh ngoài da thường gặp vào mùa hè
Khi bị sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh hồi phục
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.