Câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 31 có đáp án: Ôn tập Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

3/10/2022 4:39:00 PM
Câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 31 có đáp án chính xác: Ôn tập Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

 

Câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 31 có đáp án: Ôn tập Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Câu 1: Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại là do?

   A. Quân dân ta chiến đấu anh dũng.

   B. Quân Pháp thiếu lương thực.

   C. Khí hậu khắc nghiệt.

   D. Tài chỉ huy của Nguyễn Tri Phương.

Mặc dù triều đình Huế nhu nhược và nhát gan nhưng nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu qua các giai đoạn và thời kì. Từ năm 1858 đến năm 1873 nhân dân đã tích cực kháng chiến như kháng chiến ở Đà Nẵng, ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, và ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ… dù không thành công nhưng đã làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.

Câu 2: Người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái là ai?

   A. Trương Định.

   B. Nguyễn Hữu Huân.

   C. Trương Quyền.

   D. Nguyễn Trung Trực.

Sách giáo khoa lịch sử lớp 8, trang 117, mục 1

Câu 3: Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?

   A. Việt nam có vị trí địa ý thuận lợi.

   B. Việt Nam có vị trí quan trộng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.

   C. Chế độ phong kiến thống trị ở Việt Nam đã suy yếu.

   D. Việt Nam là một thị trường rộng lớn.

Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Dương và Đông Nam Á… giàu tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là khoáng sản và dầu mỏ, hơn hết chế độ phong kiến của Việt Nam đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, nguồn nhân công rẻ mạt. Thực sự là thị trường béo bở của đế quốc.

Câu 4: Đội nghĩa binh do ai chỉ huy chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng ở cửa ô Thanh Hà?

   A. Viên Chưởng Cơ  

   B. Nguyễn Mậu Kiến

   C. Phạm Văn Nghị

   D. Nguyễn Tri Phương.

Sách giáo khoa lịch sử lớp 8, trang 120, mục 3

Câu 5: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai?

   A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

   B. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.

   C. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.

   D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.

Sách giáo khoa lịch sử lớp 8, trang 121, mục 1

Câu 6: Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào?

    A. Cầu cứu nhà Thanh.

   B. Cho quân tiếp viện.

   C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.

   D. Thương thuyết với Pháp.

Thành Hà Nội hai lần thất thủ, thì 2 lần triều đình Nguyễn đều thương thuyết với Pháp thông qua 2 bản hiệp ước Hắc-măng và Pa-ta-nốt. Sau đó lại cầu cứu nhà Thanh giúp đỡ.

Câu 7: Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?

   A. Sự suy yếu của triều đình Huế.

   B. Pháp được tăng viện binh.

   C. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp cũng cố lực lượng.

   D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục.

Sách giáo khoa lịch sử lớp 8, trang 123, mục 2

Câu 8: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?

   A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.  

   B. Một số quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.

   C. Toàn thể dân tộc Việt Nam.

   D. Một số văn thân sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.

Sách giáo khoa lịch sử lớp 8, trang 124, mục 2

Câu 9: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là nững ai mạnh tay hành động chống Pháp?

   A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản

   B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường

   C. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.

   D. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi

Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi là những quan liệu tiêu biểu của phái chủ chiến triều đình luôn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp. Đã đưa Ưng Lịch lên làm vua, thẳng tay trừng trị nhưng kẻ thân Pháp.

Câu 10: Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?

   A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết

   B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.

   C. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại.

   D. Giảng hòa với phái chủ chiến.

Sách giáo khoa lịch sử lớp 8, trang 126, mục 2

Câu 11: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì?

   A. Phong trào nông dân Yên Thế.

   B. Phong trào nông dân

   C. Phong trào Cần vương.

   D. Phong trào Duy Tân.

Sách giáo khoa lịch sử lớp 8, trang 126, mục 2

Câu 12: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là cuộc khởi nghĩa nào?

   A. Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887

   B. Cuộc phản công của phái chủ Chiến ở kinh thành huế 1885

   C. Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883 – 1892

   D. Khởi nghĩa Hương Khê 1885 – 1895

Cuộc khơi nghĩa Hương Khê kéo dài hơn 10 năm, tuy thất bại nhưng đã làm tổn hại nhiều cho Pháp, cho thấy sức mạnh của phong trào

Câu 13: Nhận xét nào về phong trào Cần Vương là không đúng?

    A. Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản.

   B. Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc.

   C. Phong trào yêu nước theo khuynh hương và ý thức hệ phong kiến.

   D. Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi.

Phong trào do quan lại của phong kiến thực hiện, mục tiêu là giành lại quyền tự chủ cho giai cấp phong kiến.

Câu 14: Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?

   A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân sĩ phu.

  B. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.

   C. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.  

   D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.

Khởi nghĩa Yên Thế kéo dài từ năm 1884 đến năm 1913, cuộc khởi nghĩa do Đề Nắm và Đề Thám lãnh đạo. Hai người đều xuất thân từ nông dân, muốn đánh đuổi đế quốc bảo vệ quyền lợi và cuộc sống ở Yên Thế. Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa chủ yếu là nông dân tại Yên Thế.

Câu 15: Vì sao phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi?

   A. Thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn

   B. Địa hình không thuận lợi để xây dựng căn cứ.

   C. Địa hình rừng núi nên việc xây dựng lực lượng có nhiều khó khăn.

   D. Ý thức giác ngộ của đồng bào miền núi chậm hơn.

Nửa sau thế kỉ XIX, thực dân Pháp mới bắt đầu mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kỳ, và khu vực miền núi. Cuộc sống của người dân bị đe dọa, bóc lột, cùng với những chính sách thuế khóa nặng nề đã làm nông dân Yên Thế bùng nổ chiến tranh.

Câu 16: Ở Nam Kỳ, sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp có đồng bào dân tộc nào?

   A. Khơ-me, Mông

   B. Mường, Thái

   C. Thượng, Khơ-me, X-tiêng.

   D. Thượng, X-tiêng, Thái.

Sách giáo khoa lịch sử lớp 8, trang 133, mục 2

Câu 17: Nội dung nào không phải là nguyên nhân nào dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

   A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập

  B. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến

   C. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp  

   D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước

Trên thực tế, cuộc khởi nghĩa thu hút đông đảo nông dân quần chúng nhân dân tham gia, nhưng lực lượng lãnh đạo do Đề Thám và Đề Nắm đều là những nông dân đứng lên bảo vệ cuộc sống của mình.

Câu 18: Vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,… đã tập hợp dưới ngọn cờ khởi nghĩa của ai?

   A. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.

   B. Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp.

   C. Nguyễn Văn Giáp, Cầm Bá Thước.

   D. Nguyễn Quang Bích, Hà Văn Mao.

Sách giáo khoa lịch sử lớp 8, trang 133, mục 2

Câu 19: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?

   A. Cải cách kinh tế, xã hội

   B. Cải cách duy tân

   C. Chính sách ngoại giao mở cửa

   D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.

Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện chính sách thuế khóa nặng nề, đàn áp các phong trào trên cả nước. Tiếp tục thực hiện chính sách ngoại giao đóng cửa, lạc hậu, làm cho nền kinh tế kém phát triển.

Câu 20: Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, yêu cầu gì đặt ra?

   A. Thay đổi chế độ xã hội hoặc cải cách xã hội cho phù hợp. 

   B. Thực hiện chính sách đổi mới đất nước.

   C. Thực hiện chính sách canh tân đất nước.

   D. Cải cách duy tân đất nước.

Sách giáo khoa lịch sử lớp 8, trang 134, mục 1

Câu 21: Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì?

   A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

   B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoan và khai thác mỏ.

   C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

   D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục.

Sách giáo khoa lịch sử lớp 8, trang 135, mục 2

Câu 22: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì?

   A. Cướp đoạt ruộng đất

   B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp.

   C. Thu tô nặng

   D. Lập đồn điền

Sách giáo khoa lịch sử lớp 8, trang 138, mục 2: thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất”.

Câu 23: Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?

   A. Sản xuất xi – măng và gạch ngói

   B. Khai thác than và kim loại

   C. Chế biến gỗ và xay xát gạo.

   D. Khai thác điện, nước.

Sách giáo khoa lịch sử lớp 8, trang 138, mục 2

Câu 24: Kết quả lớp nhất của phong trào chống sưu thuế năm 1908 là gì?

   A. Địa chủ phong kiến phải giảm suy thuế cho nông dân.

   B. Thức tỉnh phong trào đấu tranh chống sưu thuế ở các tỉnh Bắc Kì.

   C. Làm tê liệt chính quyền của thực dân phong kiến ở nông thôn.

   D. Lối làm ăn theo phương thức tư bản chủ nghĩa được truyền bá.

Phong trào chống sưu thuế năm 1908 là một trong những phong trào vận động duy tân do Phan Châu Trinh khởi xướng. Mặc dù kết quả của phong trào là thất bại và bị thực dân Pháp đàn áp, nhưng phong trào đã làm tê liệt chính quyền của thực dân phong kiến ở một số vùng quê.

Câu 25: Chính sách nào dưới đây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

   A. Chính sách “Chia để trị”

   B. Chính sách “Dùng người Pháp để trị người Việt”

   C. Chính sách “Đồng hóa” dân tộc Việt Nam.

   D. Chính sách “Khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam.

Thực dân Pháp đã sử dụng chính sách: “Chia để trị” theo đó Việt Nam bị chia làm ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa”.

Câu 26: Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

   A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.

   B. Nông nghiệp dậm chân tại chỗ.

   C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng.

   D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.

Trong tất cả các lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp về cơ bản là quy mô nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp. Các chính sách, hình thức, mục tiêu của Pháp đều nhằm một mục đích duy nhất là bóc lột kinh tế, thu lợi nhuận

Câu 27: Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra làm mấy bậc? Đó là những bậc nào?

   A. Hai bậc: Tiểu học và Trung học.

   B. Hai bậc: Ấu học và Tiểu học

   C. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học.

   D. Ba bậc: Tiểu học, Trung học, Phổ thông.

Sách giáo khoa lịch sử lớp 8, trang 139, mục 2

Câu 28: Vì sao trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất ở nông thông Việt Nam giảm sút?

   A. Nước Pháp tham gia chiến tranh, Việt Nam bị ảnh hưởng.

   B. Thực dân Pháp tăng cường vơ vét phục vụ chiến tranh.

   C. Nhân dân bị bắt đi lính, diện tích trồng lúa bị thu hẹp.

   D. Trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.

Để phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, mà Pháp là một trong những nước tham chiến. Người lao động bị đưa đi làm lính rất nhiều. Từ chỗ canh tác cây lúa, nông dân Việt Nam phải chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh, cung cấp cho Pháp.

Câu 29: Sự tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục biểu hiện ở điểm nào ?

   A. Chống nền giáo dục cũ mà thực dân Pháp muốn lợi dụng để ngu dân.

   B. Cổ vũ cái mới (học chữ Quốc Ngữ)

   C. Lên án phong tục tập quán lạc hậu

   D. Tất cả đều đúng.

Sách giáo khoa lịch sử lớp 8, trang 145, mục 2

Câu 30: Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) do những sĩ phu nào lãnh đạo ?

   A. Thái Phiên và Trần Cao Vân

   B. Trần Quý Cáp và Phan Châu Trinh.

   C. Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn.

   D. Lương Văn Can và Lương Ngọc Quyến.

Sách giáo khoa lịch sử lớp 8, trang 146, mục 2

Phần tiếp theo:

Tổng hợp các câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án: ôn tập các bài, các chương, kiểm tra

Suckhoecuoscong.vn.TH

Các tin liên quan

Các tin khác