Câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 23 có đáp án: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại
Câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 23 có đáp án: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại
Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Câu 1: Đầu thế kỉ XX, về chính trị, Nga là nước như thế nào?
A. Quân chủ chuyên chế
B. Cộng hòa
C. Phong kiến
D. Quân chủ lập hiến.
Sách giáo khoa lịch sử lớp 8, trang 75, mục 1, phần I
Câu 2: Hậu quả nghiêm trọng nhất nước Nga gánh chịu do chiến tranh đế quốc (1914 – 1918) để lại là gì?
A. Kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí lương thực.
B. Kinh tế suy sụp
C. Liên tiếp thua trận, xã hội không ổn định.
D. Kinh tế suy sụp, mâu thuẫn xã hội gay gắt.
Nền kinh tế nước Nga bị suy sụp, khiến cho đời sống của nhân dân vô cùng khổ sở. Mọi nỗi thống khổ đề nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga
Câu 3: Chính sách kinh tế mới được thực hiện trong điều kiện nào?
A. Hòa bình.
B. Kinh tế bị tàn phá.
C. Chiến tranh.
D. Khủng hoảng chính trị.
Sau chiến thắng ngoại xâm và nội phản trong nước, năm 1921 nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa binh xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
Câu 4: Chính sách kinh tế mới bắt đầu từ đâu?
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Công nghiệp và thương nghiệp.
D. Thương nghiệp.
Chính sách kinh tế mới với nội dung chủ yếu là bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực. Bên cạnh đó, nông nghiệp là ngành bị khủng hoảng nặng nề nhất ở nước Nga. Chính vì thế, chính sách kinh tế mới bắt đầu từ nông nghiệp.
Câu 5: Vì sao giai đoạn 1924 – 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định được về chính trị?
A. Các chính quyền tư sản củng cố được nền thống trị của mình.
B. Đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng.
C. Mâu thuẫn xã hội được điều hòa.
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
Trước năm 1924, do mâu thuẫn và khủng hoảng những cao trào cách mạng đãbùng nổi ở các nước châu Âu trong thời gian này làm cho nền thống trị của giai cấp tư sản lâm vào tình trạng không ổn định, thậm chí khủng hoảng trầm trọng. Từ năm 1924, chính quyền tư sản các nước đã đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh quần chúng và củng cố nền thống trị, nên chính trị cơ bản được ổn định.
Câu 6: Hoàn cảnh nào cơ bản nhất dẫn đến sự ra đời của Quốc tế cộng sản?
A. Cao trào cách mạng dâng cao ở các nước thuộc châu Âu dẫn đến sự thành lập các đảng cộng sản ở nhiều nước.
B. Những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga.
C. Quốc tế thứ hai giải tán.
D. Chính quyền tư sản đàn áp khủng bố phong trào của quần chúng.
Sự phát triển của các phong trào cách mạng ở các nước châu Âu đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng. CHính vì vậy, quốc tế cộng sản đã ra đời.
Câu 7: Kết quả của phong trào Mặt trận nhân dân Pháp là gì?
A. Bảo vệ được nền dân chủ.
B. Đập tan chủ nghĩa phát xít.
C. Thành lập chính phủ mới.
D. Giành thắng lợi trong tuyển cử.
Sách lịch sử 8, trang 91, mục 2
Câu 8: Trong những năm 1918 – 1923, phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa tình hình kinh thế như thế nào?
A. Tương đối ổn định
B. Ổn định và phát triển
C. Lâm vào tình trạng khủng hoảng.
D. Khủng hoảng trầm trọng và kéo dài.
Trong những năm 1918 – 1923, các nước châu Âu, kể cả các nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế
Câu 9: Người da đen ở Mỹ phải đối mặt với nạn gì?
A. Thất nghiệp.
B. Phân biệt chủng tộc
C. Thất nghiệp và bất công xã hội
D. Bất công xã hội
Những người da đen ở Mỹ phải chịu nạn phân biệt chủng tộc, họ bị người da trắng coi là người man di, và không có bất cứ quyền lợi gì trong xã hội, họ được đem ra làm vật buôn bán, trao đổi, như những hàng hóa trong xã hội.
Câu 10: Tổng thống Ru-dơ-ven đã làm gì để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng?
A. Tổ chức lại sản xuất
B. Thực hiện chính sách mới
C. Giải quyết nạn thất nghiệp
D. Phục hưng công nghiệp.
Sách lịch sử 8, trang 95, mục 2
Câu 11: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Mỹ thu được nhiều lợi nhuận từ chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Có chính sách cải cách kinh tế - xã hội hợp lý.
C. Đất nước không chiến tranh, tình hình xã hội ổn định.
D. Tăng cường lao động và bóc lột công nhân.
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo cho Mỹ nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, từ việc buôn bán vũ khí, bước ra chiến tranh là nước thắng trận, chịu ít tổn thất nhất
Câu 12: Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đạt đỉnh cao nhất vào năm nào?
A. 1929
B. 1932
C. 1931
D. 1932
Sách lịch sử 8, trang 94, mục 2
Câu 13: Sự kiện chấm dứt sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Cuộc bạo động lúa gạo
B. Khủng hoảng tài chính 1927
C. Đảng cộng sản Nhật thành lập
D. Trận động đất ở Tô-ky-ô năm 1923
Sách lịch sử 8, trang 97, mục 2
Câu 14: Mục tiêu đầu tiên trong kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới Ta-na-ca là?
A. Trung Quốc
B. Châu Á
C. Đông Á
D. Đông Nam Á
Sách lịch sử 8, trang 97, mục 2
Câu 15: Cuộc đấu tranh chống phát xít ở Nhật Bản có tác dụng như thế nào?
A. Ngăn cản được chiến tranh
B. Làm chậm quá trình phát xít hóa
C. Ngăn cản quá trình phát xít hóa
D. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
Sách lịch sử 8, trang 98, mục 2
Câu 16: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đối với kinh tế Nhật Bản?
A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản
B. Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường
C. Kinh tế Nhật Bản vẫn ổn định trước chiến tranh
D. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
Nhật Bản bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất với vai trò là một nước thắng trận, thu được nhiều lợi lộc từ chiến tranh, không bị chiến tranh tàn phá, thu được nhiều lợi nhuận từ buôn bán vũ khí, lợi dụng tình hình châu Âu không ổn định đã tranh thủ sản xuất, buôn bán
Câu 17: Trước khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, Nhật Bản đã rơi vào khủng hoảng gì?
A. Khủng hoảng trong sản xuất nông nghiệp.
B. Khủng hoảng tài chính
C. Khủng hoảng trong sản xuất công nghiệp
D. Khủng hoảng về ngoại thương
Sách lịch sử 8, trang 97, mục 2
Câu 18: Cao trào cách mạng 1918 – 1923 lên cao nhất ở đâu?
A. Anh
B. Đức
C. Pháp
D. Hung-ga-ri
Sách lịch sử 8, trang 88, mục 2
Câu 19: Kết quả của phong trào Mặt trận nhân dân Pháp là gì?
A. Đập tan chủ nghĩa phát xít.
B. Bảo vệ được nền dân chủ.
C. Thành lập chính phủ mới.
D. Giành thắng lợi trong tuyển cử.
Sách lịch sử 8, trang 91, mục 2
Câu 20: Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các đạo luật giải quyết khủng hoảng kinh tế ở Mỹ?
A. Đạo luật về ngân hàng
B. Đạo luật về tài chính
C. Đạo luật phục hưng công nghiệp
D. Đạo luật phục hưng thương mại.
Công nghiệp là ngành kinh tế chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước Mỹ, phục hưng công nghiệp là giúp cho ngành kinh tế chủ đạo phát triển, là tạo việc làm cho người thất nghiệp có việc làm...
Câu 21: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mỹ bắt đầu từ ngành nào?
A. Nông nghiệp
B. Công nghiệp
C. Tài chính ngân hàng
D. Năng lượng
Sách lịch sử 8, trang 94, mục 2
Câu 22: Bí quyết thành công của chính sách mới là gì?
A. Giải quyết nạn thất nghiệp.
B. Đạo luật về ngân hàng
C. Đạo luật phục hưng công nghiệp
D. Nhà nước can thiệp vào đời sống kinh tế.
Các chính sách mới có những quy định chặt chẽ đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, nhà nước đã tăng cường vai trò của mình vào các mặt của đời sống
Câu 23: Vì sao Nhật bản tiến hành xâm lượng, bành trướng ra bên ngoài?
A. Nhật chưa có thuộc địa.
B. Nhật tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.
C. Nhật thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thiếu thị trường.
D. Nhật muốn làm bá chủ thế giới.
Cuộc khủng hoảng làm cho kinh tế Nhật giảm sút mạnh, xã hội không ổn định. Những điều kiện trong nước không đủ để Nhật khôi phục kinh tế và xã hội, nên Nhật cần một thị trường, cần thuộc địa để cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và thị trường.
Câu 24: Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Thập niên 20 của thế kỉ XX
B. Thập niên 30 của thế kỉ XX
C. Thập niên 40 của thế kỉ XX
D. Thập niên 50 của thế kỉ XX
Sách lịch sử 8, trang 98, mục 2
Câu 25: Lực lượng chủ yếu của phong trào Ngũ tứ giai đoạn sau là?
A. Học sinh
B. Nông dân
C. Công nhân
D. Trí thức
Trong giai đoạn đầu lực lượng chủ yếu của phong trào là học sinh, trí thức. Nhưng từ giai đoạn sau, lực lượng chủ yếu của phong trào chuyển từ học sinh sang giai cấp công nhân.
Câu 26: Tính chất chống đế quốc của phong trào ngũ tứ thể hiện rõ nhất ở?
A. Qui mô của phong trào
B. Hình thức đấu tranh
C. Lực lượng tham gia
D. Khẩu hiệu đấu tranh
Khẩu hiệu đấu tranh của phong trào đó là : Trung Quốc là của người Trung Quốc, khẳng định chủ quyền và sự quyết tâm chống lại đế quốc xâm lược.
Câu 27: Giai cấp tầng lớp nào đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở nhiều nước Đông Nam Á theo con đường dân chủ tư sản?
A. Tầng lớp trí thức mới
B. Tầng lớp trí thức
C. Giai cấp tư sản
D. Tầng lớp công nhân.
Sách lịch sử 8, trang 101, mục 1
Câu 28: Tháng 1/1942, mặt trận Đồng minh thành lập nhằm mục đích gì?
A. Chống lại sự tấn công của phát xít Đức ở châu Âu.
B. Trả thù sự tấn công của Nhật vào hạm đội Mỹ.
C. Đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
D. Liên kết giữa khối phát xít và khối các nước đế quốc để chống Liên Xô.
Sách lịch sử 8, trang 105, mục 1
Câu 29: Chiến thắng nào của Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chiến thắng liên quân Anh, Mỹ đổ bộ vào Bắc Pháp (6/6/1944)
B. Chiến thắng Xta-lin-grat (2/2/1943)
C. Chiến thắng của Liên Xô ở trận Béc-lin (9/5/1945)
D. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản (6 và 9/8/1945)
Sau thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc-lin, Đức đã phải kí văn kiện đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Mở đầu cho sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 30: Tác phẩm Sông Đông êm đềm là của ai?
A. Sô-lô-khốp
B. Ô-xtrop-xki
C. Góc-ki
D. Tôn-xtôi
Sô-lô-khốp là người viết tác phẩm Sông Đông êm đềm
Phần tiếp:
Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 23 có đáp án: Ôn tập kiểm tra Học kì I lịch sử thế giới hiện đại
Tổng hợp các câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án: ôn tập các bài, các chương, kiểm tra
Suckhoeuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 27 có đáp án: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi (Phần tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 13 có đáp án: Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918 (Phần tiếp)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 Bài 31 có đáp án: Ôn tập lịch sử Việt Nam (từ năm 1858 đến năm 1918)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 30 có đáp án: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 (Tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 29 có đáp án: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế (Tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 28 có đáp án: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX (Phần tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 26 có đáp án: Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (Phần tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 25 có đáp án: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (Phần tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 24 có đáp án: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 (tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 23 có đáp án: Ôn tập kiểm tra Học kì I lịch sử thế giới hiện đại
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 22 có đáp án: Sự phát triển văn hoá, khoa học – kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX (tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 21 có đáp án: Chiến tranh thế giới thứ hai (Phần tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 20 có đáp án: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (Phần tiếp)
- Câu trắc nghiệm Lịch sử 8 lớp Bài 20 có đáp án: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 19 có đáp án: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 18 có đáp án: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 17 có đáp án: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (Phần tiếp)
- Câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 16 có đáp án: Liên Xô xây dựng Chủ nghĩa Xã hội (Phần tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 15 có đáp án: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (Phần tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 14 có đáp án: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Phần tiếp)
Các tin khác
-
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án chính xác: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án chính xác: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án chính xác: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án chính xác: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1) -
Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án
Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án chính xác -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án chính xác: Các nguyên tố hóa học và nước -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập: Các giới sinh vật
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập có đáp án: Các giới sinh vật -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật