Cách điều trị, phòng ngừa bệnh thương hàn trong mùa mưa bão
Bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella gây nên, bệnh lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc với chất thải bị ô nhiễm do bão lũ, đồ dùng bị nhiễm khuẩn từ người bệnh.
Trong những ngày mưa bão, sau khi mưa bão đã rút dần môi trường bị ô nhiễm bởi rác thải, chất thải từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày, bùn đất, xác động vật bị chết do bão lũ ngập lụt tạo điều kiện cho các loài vi khuẩn gây các bệnh đường tiêu hóa phát triển trong đó bệnh thương hàn là một trong những bệnh mà khá nhiều người mắc phải tại các khu vực bị thiên tai.
Những người bị mắc bệnh do đã uống phải nguồn nước bị ô nhiễm do bão lũ, ăn phải những thực phẩm, thức ăn, rau xanh, trái cây bị nhiễm khuẩn nhất là trứng, thịt bò, thịt gia cầm, sữa,… Do vi khuẩn thương hàn có khả năng phát triển trong sữa và các chế phẩm, mà không làm thay đổi tính chất hay mùi vị nên khi ăn người bệnh khó nhận ra. Thông thường, phương pháp nấu chín là phương pháp thường được áp dụng giúp giảm bớt nguy cơ nhiễm khuẩn, nhưng không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh thương hàn.
Ngoài ra, trong và sau những ngày mưa bão ngập lụt, sạt lở đất đá,… bệnh thương hàn có thể lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp, hay tiếp xúc với chất thải, đồ dùng bị nhiễm khuẩn từ người mắc thương hàn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thương hàn
Khi mắc bệnh thương hàn người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu điển hình bắt đầu từ giai đoạn ủ bệnh đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng gây nguy hiểm cho sức khỏe.
+ Sốt cao kéo dài, sốt khoảng 39-40°C
+ Đau đầu, thường xuyên cảm thấy đau đầu dữ dội
+ Mệt mỏi, yếu đuối, muốn nằm im một chỗ, không muốn vận động
+ Chán ăn
+ Ho khan
+ Đau bụng ở vùng dưới bên phải
+ Ù tai, tay run, mất ngủ,
+ Xuất hiện các vết phát ban: các đốm đỏ hồng nhỏ trên da bụng và ngực
Hướng dẫn cách điều trị bệnh thương hàn
Khi phát hiện người mắc bệnh thương hàn cần tiến hành cách ly người bệnh với các thành viên khác trong gia đình, không cho trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ có thai tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, ăn uống sinh hoạt chung với người mắc, nên tránh tránh vận chuyển xa để hạn chế sự lây lan.
Một số loại thuốc điều trị bệnh thương hàn thường được các bác sĩ chỉ định cho người bệnh thương hàn giúp giảm bớt các triệu chứng, đẩy nhanh quá trình hồi phục của người bệnh bằng cách dùng Ofloxacine (Oflocet, Zanocin, Obenasin...) viên 200 mg 10 mg/kg/24giờ, chia 2 lần x 5 - 7 ngày; Fleroxacine viên 200mg 5 mg/kg/24giờ, chia 2 lần x 5 - 7 ngày; Ciprofloxacine (Cipbay,Ciplox) viên 500mg20 mg/kg/24giờ, chia 2 lần x 5 - 7 ngày; Nofloxacine (Norocin, Tarivid...) viên 400 mg 15 mg/kg/24giờ, chia 3 lần x 5 - 7 ngày;… Những người bị bệnh nặng các bác sĩ có thể dùng đường tĩnh mạch cho đến khi có thể thay bằng đường uống: Peflacin, Ofloxacine, Ciplofloxacine,… Cho người bệnh uống thêm cháo loãng hoặc thức ăn giàu dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh ăn các thực phẩm, nước uống không đảm bảo vệ sinh sẽ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Tuy nhiên, đối với những người xuất hiện các triệu chứng nặng cần đưa đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị, không nên tự ý điều trị tại nhà.
Cách phòng ngừa bệnh thương hàn trong mùa mưa bão chuẩn
+ Nên rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn, rửa tay trước khi ăn, sau khi chế biến thức ăn.
+ Thực hiện ăn chín, uống sôi, không nên ăn rau sống, cá sống trong thời điểm mưa bão, không nên ăn trái cây bị ngâm trong nước lũ nhiều ngày khi chưa được rửa sạch, chưa gọt vỏ, rau củ mọc mầm, thực phẩm có mùi lạ, nhiễm nấm mốc.…
+ Nếu phải bơi trong nước lũ tuyệt đối không được nuốt nước khi bơi
+ Nước sinh hoạt trong những ngày mưa lũ có thể bị ô nhiễm do đó nên sử dụng nước đóng chai, nước đã được xử lý làm sạch. Cố gắng sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh cá nhân, ăn uống tuyệt đối không sử dụng nguồn nước đã bị nhiễm khuẩn, nhiễm nước mưa lũ.
+ Nước lũ sau khi đã rút cần nhanh chóng dọn dẹp môi trường sống bị ô nhiễm do các chất phế thải của động vật và thực vật, xác của các vật nuôi trong gia đình.
+ Vệ sinh nhà cửa và khu vực xung quanh nhà, dùng xà phòng, nước lau sàn, nước rửa chén, lau rửa sạch sàn nhà, thau rửa bể nước, chum vại đựng nước, rửa sạch dụng cụ chế biến thức ăn, phơi khô các vật dụng dưới ánh nắng mặt trời
+ Tuyệt đối không ăn thực phẩm từ các loại động vật đã chết vì lũ cuốn, đất đá vùi lấp,…
+ Khơi thông cống rãnh, không để nước đọng lại quanh nhà, khu vực sinh sống của gia đình, chuồng trại,…
+ Thu gom rác, xác động vật chôn lấp kỹ, dùng thuốc sát khuẩn nguồn nước và phun thuốc phòng dịch bệnh, các bệnh truyền nhiễm
+ Nên sử dụng các loại nước đóng chai của các thương hiệu uy tín, tin cậy được kiểm định. Hãy xả toàn bộ lượng nước bên trong, sau đó tiến hành khử trùng bằng cloramin B. Bằng cách sử dụng 1 viên cloramin B 0,25g hòa trong một cốc nước, đổ trực tiếp cốc này vào nguồn chứa nước gia đình (25l). Sau 30 phút có thể sử dụng nguồn nước sinh hoạt trở lại. Tuy nhiên dù có khử khuẩn nên đun sôi nước trước khi sử dụng.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Bệnh thương hàn: triệu chứng, xét nghiệm chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Chế độ dinh dưỡng rất có lợi cho người bệnh viêm họng
Cải thiện các triệu chứng viêm họng, cơ thể nhanh chóng hồi phục, tăng sức đề kháng trong thực đơn của người bị viêm họng nên ăn và tránh những thực loại thực phẩm sau. -
Bị viêm họng khi giao mùa nên làm gì để nhanh khỏi
Thời tiết giao mùa khiến nhiều người bị viêm họng gây sưng đau, ho nhiều, sốt cao gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm họng khi giao mùa cần làm những điều sau. -
Mẹo phòng tránh viêm xoang khi giao mùa
Thời tiết khô hanh khiến niêm mạc mũi khô, bong tróc gây các triệu chứng khó chịu cho người bị viêm xoang. Đề phòng viêm xoang tái phát khi giao mùa cần ghi nhớ điều gì. -
Phòng ngừa cảm cúm trong mùa mưa bão chuẩn xác
Mưa bão kéo dài, môi trường bị ô nhiễm bởi nước lũ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển khiến nhiều người dễ bị mắc cảm cúm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách phòng ngừa cảm cúm trong mùa mưa bão. -
Mẹo xử lý nước ăn chân mùa mưa lũ hiệu quả
Làm thế nào để xử lý đúng cách khi bị nước ăn chân hay bệnh nấm kẽ chân trong mùa mưa bão. -
Phòng ngừa mắc bệnh uốn ván sau mưa bão, lũ lụt
Làm thế nào để đề phòng mắc bệnh uốn ván do dẫm phải đinh, gai, vật liệu xây dựng, da bị xây xước trong mùa mưa bão? -
Cẩn trọng nhiễm vi khuẩn Whitmore khi dọn dẹp bùn, sình lầy sau mưa bão
Dọn dẹp bùn, sình lầy, nước bẩn sau mưa bão nếu không cẩn thận rất dễ nhiễm vi khuẩn Whitmore gây nguy hiểm cho sức khỏe. -
Cách điều trị bệnh lỵ trong mùa mưa bão
Bệnh lỵ là một trong những bệnh đường tiêu hóa rất dễ mắc phải trong mùa mưa bão, các khu vực chịu ảnh hưởng bão lũ. Nguyên nhân nào gây bệnh lỵ, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý như nào nếu người thân trong gia đình bị bệnh lỵ? -
Đau dạ dày khi trời lạnh nguyên nhân, giải pháp điều trị
Các thống kê cho thấy tỉ lệ người mắc các vấn đề về dạ dày mùa lạnh thường tăng cao hơn các mùa khác trong năm. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến điều này.