Chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh mắc ho gà
Hỗ trợ quá trình hồi phục, giảm bớt các triệu chứng người bệnh ho gà nên thiết lập chế độ ăn uống như thế nào, nên kiêng những loại thực phẩm nào không tốt cho hệ miễn dịch.
Bệnh ho gà là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng do vi khuẩn Bordetella pertussis gây nên. Các vi khuẩn này sẽ bám vào các lông mao của niêm mạc đường hô hấp và giải phóng ra độc tố, gây tổn thương các mô xung quanh. Các độc tố pertussis làm cản trở hoạt động của hệ thống lông mao, làm cho chất nhầy tích tụ và gây ho kịch phát gây ảnh hưởng cho sức khỏe của người mắc đặc biệt là trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có sức đề kháng kém, người chưa tiêm phòng vaccine ho gà,…
Khi bị nhiễm bệnh cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như: sốt, chảy nước mũi, ho húng hắng, ho rũ rượu, giữa cơn ho thường chảy nước mắt nước mũi, mặt đỏ hoặc tím tái, nổi tĩnh mạch cổ, cuối cơn ho thở rít như tiếng gà và khạc đờm trong, dính, cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng kém, sút cân, chán ăn,…
Chế độ ăn uống sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, đẩy nhanh quá trình hồi phục, chống lại sự phát triển của virus, giảm bớt các triệu chứng ho gà hãy nên ăn, kiêng ăn những loại thực phẩm sau.
Thực phẩm người bệnh ho gà nên ăn
Thực phẩm dễ tiêu hóa
Bị ho gà khiến cho cơ thể mệt mỏi, giảm thèm ăn, họng bị ảnh hưởng. Do vậy nên ăn ưu tiên ăn các loại thức ăn mềm, soup gà, soup bò, soup thịt lợn, soup rau củ, cháo thịt lợn, cháo chim bồ câu, cháo thịt bò, cháo tim, cháo rau củ,… Những loại thực phẩm dễ tiêu hóa này sẽ giúp cung cấp protein, vitamin, khoáng chất tăng cường sức đề kháng, chống lại virus, cơ thể nhanh hồi phục, không gây kích thích cổ họng, đường hô hấp.
Thực phẩm giàu vitamin C
Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C trong thực đơn giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, giảm viêm, chống lại vi khuẩn, virus. Các thực phẩm giàu vitamin C nên bổ sung gồm có khế, ớt chuông, cà rốt, ổi, bưởi, bông cải xanh, cải bó xôi, khoai tây, khoai lang, cam, quýt,…
Rau xanh
Các loại rau xanh như rau muống, rau ngót, rau đay, cải ngọt, cải xoăn, rau cải mèo, xà lách, đậu Hà Lan,…Các loại thực phẩm này không chỉ giàu vitamin C, vitamin E, vitmin A, vitamin B6, vitamin K, vitamin B12, chất xơ, các chất chống oxy hóa mà còn giàu dưỡng chất, vitamin nên có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm viêm, tốt cho hệ vi sinh đường ruột, chống lại vi khuẩn, virus, giảm sự mệt mỏi, cơ thể nhanh chóng hồi phục
Thực phẩm giàu protein
Nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều protein để cơ thể nhanh phục hồi, giảm mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng, cải thiện các triệu chứng bệnh ho gà. Một số thực phẩm tốt cho người mắc ho gà nên ăn gồm: ức gà, súp lơ, khoai lang, chuối, tôm, trứng, thịt bò, cá hồi, hạt bí đỏ, hạt hướng dương, hạt điều, hạt óc chó, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu lăng, đậu đen, hạnh nhân, sữa và các chế phẩm từ sữa, cá ngừ,…
Gừng
Gừng không chỉ là nguyên liệu để chế biến món ăn mà chúng được biết đến như một loại cây thuốc có tác dụng làm dịu cơn đau dạ dày, điều trị cảm cúm, cảm lạnh, tốt cho họng, hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp, chăm sóc da, tăng cường hệ thống miễn dịch. Gừng còn chứa Gingerols, shogaols có đặc tính chống viêm, giúp đường tiêu hóa hạn chế các vi khuẩn có hại phát triển trong hệ vi sinh đường ruột từ đó giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều probiotic, có thể giúp giảm viêm, tăng cường các vi khuẩn có lợi cho đường, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện tâm trạng, hạn chế stress, trầm cảm, phòng chống lại sự phát triển của vi khuẩn Bordetella pertussis gây bệnh ho gà…. Đồng thời, sữa chua có kết cấu mềm mịn dễ nuốt nên giúp người bệnh ho gà dễ ăn hơn.
Mật ong
Mật ong chứa đường, hỗn hợp các axit amin, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa nên có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống lại virus, tăng cường sức đề kháng, có lợi cho hô hấp, hệ tiêu hóa. Để giảm cơn ho có thể dùng trực tiếp mật ong từ 2-3 lần mỗi ngày hoặc có thể mật ong pha nước ấm để uống hay kết hợp với gừng, chanh, quất, hẹ, tỏi, củ cải trắng, tinh bột nghệ,… giúp làm ẩm niêm mạc họng, giảm đau rát họng, kích thích tái tạo tổn thương đường thở, diệt khuẩn.
Những thực phẩm người bệnh ho gà không nên ăn
+ Người bệnh ho gà trong quá trình điều trị bệnh không ăn các loại thực phẩm cay, gia vị mạnh như ớt, tiêu, gia vị nồng, lẩu cay nóng,… bởi có thể gây kích thích cổ họng, làm cơn ho trở nên nghiêm trọng hơn.
+ Một số thực phẩm khô cứng như bánh quy khô, khoai tây chiên, snack, hạt cứng,… không nên ăn vì có thể gây kích thích cổ họng và khó nuốt, ảnh hưởng đến cổ họng, gây ho kéo dài.
+ Những đồ uống có gas, nước ngọt chứa nhiều đường có thể làm tăng cơn ho, gây khó chịu cho cổ họng
+ Không uống nước lạnh, ăn kem lạnh, đồ lạnh vì có thể gây kích thích cổ họng và làm tăng cơn ho
+ Thức ăn nhanh, thực phẩm chiên xào có thể gây khó tiêu, ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột, giảm sức đề kháng, làm tình trạng bệnh kéo dài hơn.
+ Cà phê, rượu, bia hay đồ uống có cồn là những thức uống nên tránh sử dụng trong quá trình điều trị bệnh.
+ Nên kiêng một số loại hải sản trong thời gian trị bệnh bởi các loại hải sản có thể khiến cơn ho trở nên nghiêm trọng hơn
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Chế độ ăn có lợi cho người bị gan nhiễm mỡ độ 1
Những người bị gan nhiễm mỡ độ 1 tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn cần thiết lập chế độ ăn lành mạnh, khoa học. Bài viết dưới đây sẽ bật mí những thực phẩm người bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 nên ăn, nên kiêng. -
Bị mắc thủy đậu nên thiết lập chế độ dinh dưỡng như nào?
Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh dễ lây lan, nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. -
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc Rubella nhanh khỏi
Khi bị mắc Rubella người bệnh có triệu chứng như sốt, phát ban, nổi hạch, mệt mỏi chán ăn,… Để giúp người bệnh nhanh khỏi, tăng cường sức đề kháng chống lại virus Rubella cần có chế độ dinh dưỡng khoa học đầy đủ dưỡng chất. -
Người bị mắc quai bị nên có chế độ ăn như nào?
Khi bị quai bị nên thiết lập chế độ ăn uống như nào để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, tránh các biến chứng nguy hiểm. -
Mắc bệnh sởi nên ăn gì, kiêng gì giúp cơ thể nhanh hồi phục
Bệnh sởi là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp gây các triệu chứng như sốt cao, sổ mũi, phát ban khắp cơ thể. Để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục chế độ ăn uống đóng góp quan trọng trong việc đối phó với các triệu chứng của bệnh. -
Chế độ ăn cho người bị cúm C nhanh khỏi
Cúm C gây ra các triệu chứng đau họng, hắt hơi, sốt, chảy nước mũi, nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn. Để giúp người bệnh nhiễm cúm C nhanh chóng hồi phục nên bổ sung các thực phẩm dưới đây. -
Bị nhiễm cúm A nên ăn gì giúp nhanh hồi phục
Khi bị nhiễm cúm A khiến cơ thể gặp các triệu chứng như sốt, đau họng, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn. Để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục cần có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng. -
Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm amidan
Ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, kiêng những thực phẩm không tốt cho quá trình hồi phục. -
Chế độ ăn rất tốt cho người bị viêm thanh quản
Viêm thanh quản gây nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát cổ họng, khàn tiếng, khót nuốt, ho dai dẳng gây ảnh hưởng sức khỏe. Để cải thiện triệu chứng khó chịu, giảm viêm trong chế độ ăn nên ăn, kiêng ăn những thực phẩm sau.