Cách chăm sóc răng chuẩn sau lấy cao răng
Cách chăm sóc răng chuẩn sau lấy cao răng
Lấy cao răng giúp loại bỏ các mảng bám hình thành, hóa cứng trên răng giúp răng chắc khỏe, ngừa sâu răng, bệnh về răng. Nhưng sau khi lấy cao răng nên chăm sóc răng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc răng chuẩn nhất sau khi lấy cao răng.
Cao răng hay vôi răng là những mảng bám tích tụ ở chân răng, bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ có trong nước bọt. Cao răng có thể là những mảnh vụn thức ăn thừa trong miệng không được làm sạch, các chất khoáng trong miệng tạo thành. Sự hình thành của cao răng do thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách, thói quen đánh răng không được duy trì đều đặn, không sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, hay chế độ ăn hàng ngày có quá nhiều món ăn chứa đường hóa học…
Cao răng được chia làm hai loại gồm cao răng thường, cao răng huyết thanh
+ Cao răng thường màu trắng đục, nhạt màu bám ở dưới các kẽ răng, bám chặt vào bề mặt răng hoặc ở vị trí dưới lợi.
+ Cao răng huyết thanh sẽ có màu nâu đỏ do chảy máu nướu ngấm vào.
Nếu không loại bỏ kịp thời, cao răng sẽ trở thành tác nhân gây ra các bệnh lý nha khoa như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, tụt lợi, hơi thở có mùi khó chịu, rụng răng,….
Các chuyên gia về nha khoa khuyến cáo, mỗi người cần lấy cao răng định kỳ từ 3-6 tháng/lần. Lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao để đảm bảo quá trình lấy cao răng diễn ra an toàn, nhanh chóng, hiệu quả.
Hướng dẫn cách chăm sóc răng sau lấy cao răng chuẩn nhất
Sau khi lấy cao răng tại các cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao, răng của chúng ta thường rất nhạy cảm do đó cần một chế độ chăm sóc răng cẩn thận.
Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng sau lấy cao răng đúng cách, khoa học sẽ hạn chế tối đa tổn thương cho răng và nướu. Nên thực hiện vệ sinh răng miệng cẩn thận, nên đánh răng nhẹ nhàng, đều đặn 2 lần mỗi ngày vào sáng trước khi thức dậy, tối trước khi đi ngủ để làm sạch các vụn thức ăn bám vào trong các kẽ răng.
Khi đánh răng nên sử dụng các loại bàn chải răng có lông chải mềm, mảnh để vệ sinh răng miệng, tránh gây ảnh hưởng đến lợi. Khi chải răng nên chải nhẹ nhàng từ trên xuống dưới hoặc theo hình tròn để làm sạch cả kẽ răng, không đánh răng quá 2 phút để tránh làm mòn men răng.
Nên dùng chỉ nha khoa để bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng do bàn chải đánh chưa làm sạch hoàn toàn, cũng có thể sử dụng tăm nước với chức năng tương tự như chỉ nha khoa. Đừng quên súc miệng kỹ khi kết thúc quá trình chải răng và sau khi ăn bằng nước muối sinh lý.
Ngoài ra, sau khi vệ sinh răng miệng, chúng ta cùng cần làm sạch bàn chải, máy tăm nước… đặt các dụng cụ vệ sinh răng miệng ở những nơi khô ráo, sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe hàm răng, tránh bị vi khuẩn bám vào gây ảnh hưởng đến sức khỏe của răng. Đừng quên thay bàn chải thường xuyên hoặc ngay khi phát hiện lông bàn chải bị xơ, mòn, gây xước nướu và chảy máu chân răng.
Sinh hoạt với chế độ lành mạnh
Chế độ sinh hoạt hằng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe hàm răng sau khi lấy cao răng. Do đó, sau khi lấy cao răng, nên ăn những thực phẩm đa dạng các nhóm chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Hãy tăng cường thực phẩm tươi xanh như rau củ, trái cây bởi chất xơ có khả năng củng cố sự chắc khỏe của hàm răng. Bổ sung các thực phẩm như sữa tươi hoặc sữa chua… để cân bằng môi trường vi sinh vật, tăng số lượng lợi khuẩn trong khoang miệng.
Uống đủ nước, có thể uống thêm các loại nước trái cây, sinh tố trái cây để cung cấp vitamin cho cơ thể. Nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya hoặc vận động quá sức.
Những điều nên tránh sau khi lấy cao răng
Tránh tình trạng ê buốt răng sau khi lấy cao răng, răng được chắc khỏe hơn hạn chế các bệnh lý về răng chúng ta nên tránh những điều sau:
+ Không hút thuốc lá bởi thuốc lá có chứa chứa nicotin, có thể làm răng bị ố vàng, xỉn màu và dễ bào mòn men răng.
+ Sau lấy cao răng hạn chế tẩy trắng răng bởi men răng, nướu chưa ổn định sau khi lấy cao răng nên có thể dễ bị ê buốt, kích ứng nướu khi tẩy trắng.
+ Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, bánh, kẹo, mứt,… vì chúng là tác nhân chính gây tình trạng sâu răng, viêm nha chu…
+ Hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa tính axit cao, rượu bia, đồ uống chứa cồn… để tránh làm hỏng men răng gây xỉn răng.
+ Loại bỏ thói quen xấu như cắn móng tay, cắn nắp chai, nghiến răng khi ngủ để tránh làm sứt mẻ răng.
Sau khi lấy cao răng, cần chú ý tới việc vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe hàm răng, tránh gây nên cảm giác ê buốt, khó chịu răng. Đồng thời, sau khi lấy cao răng nếu phát hiện các biểu hiện bất thường như chảy máu chân răng, viêm lợi nên tới ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời, tránh tình trạng trở nên nặng hơn.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Quy trình lấy cao răng chuẩn được thực hiện như thế nào?
Lấy cao răng những đối tượng nào nên lấy, không nên lấy
Tầm quan trọng của chỉnh nha đối với sức khỏe nha khoa
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.