Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ
Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?
Khi cơ thể đang ở dưới nước các cơ trên cơ thể bị co rút đột ngột gây đau đớn, thậm chí có thể gây nguy hiểm nếu chúng ta đang bơi ở trong các khu vực nước chảy xiết, vùng nước lũ,… Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng chuột rút có thể do chúng ta không khởi động kỹ trước khi xuống nước, trong quá trình bơi dùng quá nhiều sức, không ngừng bơi khi cơ thể mệt mỏi phát tín hiệu cảnh báo, bơi trong làn nước lạnh, cơ thể thiếu hụt canxi hoặc một số dưỡng chất.
Kỹ năng xử lý khi bị chuột rút khi ở dưới nước
Khi gặp tình trạng chuột rút ở các vị trí như đầu gối, cổ chân, hông, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng,… hãy cố gắng giữ bình tĩnh, tránh hoảng loạn quá mức. Bởi hoảng loạn có thể khiến chúng ta gặp nguy hiểm hơn.
Hãy cố gắng thả lỏng cơ thể ngửa người xuôi theo dòng nước, hai tay quặp vào tạo góc 90 độ và các ngón tay hướng lên trời, hơi co gối lại. Điều này sẽ giúp cho cơ thể sẽ chìm nhưng mặt, mũi vẫn nổi lên trên mặt nước giúp đảm bảo an toàn, đủ thời gian chờ người đến cứu.
Trường hợp không có ai xung quang hãy tự cứu mình bằng cách giữ bình tĩnh, thả lỏng cơ thể, nếu bị chuột rút ở tay hãy nắm chặt bàn tay sau đó thực hiện động tác xòe các ngón và lặp đi lặp lại động tác nhiều lần.
Nếu bị chuột rút ở vị trí đùi, ngón chân hãy dùng ngón tay đối diện kéo ngược chân đó lên thân người và dùng tay cùng bên với chân còn lại ấn vào đầu gối nơi chuột rút giúp chân duỗi thẳng ra được sẽ giúp chúng ta thoát khỏi cơn chuột rút khi bơi.
Phòng ngừa chuột rút khi bơi dưới nước
+ Trước khi xuống nước hãy thực hiện các bài khởi động thật kỹ nhất là thời điểm thời tiết lạnh, nhiệt độ nước thấp, thường xuyên phải ngâm mình trong nước lũ trong thời gian dài.
+ Bổ sung đủ nước cho cơ thể
+ Nên chạy cự ly ngắn, thay đổi tốc độ chạy sau đó về trạng thái cân bằng để các cơ bắp được khởi động.
+ Thực hiện các bài khởi động các khớp đốt sống cổ, khớp gối, khớp hông và ngón chân.
+ Nếu mới tập bơi, tuyệt đối không bơi ở khu vực nước sâu, không bơi một mình khi không có huấn luyện viên bơi, người xung quanh.
+ Không nên mang chân vịt khi bơi nếu chưa thật nhuần nhuyễn vì chúng tạo áp lực cho mũi chân làm tăng nguy cơ chuột rút gây nguy hiểm
+ Khi bơi cần phối hợp các bộ phận trên cơ thể một cách nhịp nhàng và thoải mái nhất tránh bị chuột rút
+ Trong quá trình bơi nếu thấy mệt, đuối sức nên giảm tốc độ, nhanh chóng bơi vào bờ để nghỉ ngơi.
+ Tuyệt đối không xuống nước bơi khi bụng đang quá đói hoặc quá no, cơ thể mệt mỏi
+ Bệnh nhân tim mạch, tiểu đường, người cao tuổi không nên bơi.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau -
Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào? -
Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay
Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.