Bí quyết giúp uống rượu bia không say
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
Rượu, bia hay các loại đồ uống có cồn thường được sử dụng nhiều trong các bữa tiệc, buổi liên hoan, gặp mặt gia đình, bạn bè, đám cưới,… Cơ thể phải hấp thụ một lượng bia, rượu nhiều hơn bình thường khiến gan không kịp sản xuất men để chuyển hóa cồn. Từ đó khiến các độc chất được tạo ra từ rượu, bia sẽ bị ứ lại trong cơ thể, trực tiếp phá hủy tế bào gan, gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng khiến cơ thể bị mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn…. Nếu như uống quá nhiều rượu, rượu không đảm bảo an toàn, rõ nguồn gốc người uống có thể phải nhập viện do men gan cao, viêm gan cấp, suy gan, ngộ độc rượu,… Ngoài ra, uống rượu bia trong thời gian dài, lượng bia rượu nhiều dẫn đến tình trạng sút cân, chán ăn, nghiên rượu, rối loạn tiêu hóa, thoái hóa gan, xơ gan dẫn tới ung thư gan, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở những người có huyết áp cao, mất trí nhớ, run, rối loạn tinh thần. Sau khi uống bia rượu cơ thể còn xuất hiện tình trạng mệt mỏi, đau đầu, khát nước, nôn mửa, chóng mặt do đó để tránh say rượu bia hãy áp dụng những bí quyết hay sau.
Ăn cơm, bánh mì
Để bảo vệ dạ dày, hạn chế say rượu trước khi uống rượu nên ăn một chút cơm, bánh mì sẽ giúp rượu tiếp xúc với niêm mạc dạ dày và ruột, giúp uống rượu lâu say hơn so với việc để bụng đói khi uống rượu.
Uống sữa
Uống sữa trước khi bắt đầu buổi tiệc liên hoan sẽ có tác dụng làm giảm khả năng hấp thụ cồn của dạ dày, giúp gan thêm thời gian để loại bỏ cồn trước khi cồn xâm nhập vào hệ thống thần kinh.
Uống nước
Nên bổ sung đủ nước trước, trong và sau khi uống rượu bia để tránh tình trạng cơ thể mất nước, giảm mệt mỏi, nôn mửa sau khi uống rượu.
Ăn đồ có chất béo
Để tránh bị say rượu nên ăn các đồ ăn chất béo bởi các chất béo có trong đồ ăn sẽ giúp thẩm thấu lượng cồn, giảm tác động của cồn cho cơ thể.
Không trộn lẫn với nước có gas
Tuyệt đối không uống chung rượu bia với nước uống có gas bởi các bọt khí trong nước có gas sẽ làm cho cồn được hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn, khiến nhanh say hơn.
Chọn thức uống có độ cồn nhẹ
Nồng độ cồn trong đồ uống càng cao thì càng dễ say hơn do đó nên chọn các loại rượu vang hay rượu trái cây thường có nồng độ cồn thấp hơn so với các loại rượu khác, giúp đỡ say hơn.
Uống chậm
Nếu uống một lượng rượu bia quá nhanh sẽ khiến cho cơ thể phải xử lý lượng cồn khổng lồ đột ngột làm dễ say hơn. Uống rượu từ từ, chậm chãi sẽ giúp gan có thời gian để chuyển hóa cồn, giảm các tác hại của rượu bia cho cơ thể, các cơ quan tiêu hóa.
Sữa chua Hy Lạp
Sữa chua Hy Lạp bổ sung nhiều protein, chất béo và carbohydrate giúp bạn cảm thấy no lâu vì protein được tiêu hóa chậm, từ đó cũng làm chậm quá trình hấp thu rượu, bia vào cơ thể giúp hạn chế say rượu bia.
Tránh những ly cocktail hỗn hợp có chất caffeine
Những ly cocktail hỗn hợp chứa caffeine rất ngon miệng nhưng có thể khiến cho cơ thể chúng ta mất nước nhiều hơn, đồng thời còn làm tăng cảm giác buồn nôn, váng đầu, làm cơn say rượu trở nên nghiêm trọng hơn.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau -
Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào? -
Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay
Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương. -
Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ
Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì? -
Ngộ độc rượu mật nhân: cách nhận biết, sơ cứu chuẩn xác nhất
Rượu mật nhân là phương thuốc quý có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Dù tốt cho sức khỏe nhưng tình trạng ngộ độc rượu mật nhân vẫn có thể xảy ra.