Bí quyết nhận biết rau củ quả không đảm bảo an toàn trong dịp Tết
Lựa chọn rau củ quả tươi sạch, an toàn thực phẩm trong dịp Tết giúp cho đảm bảo sức khỏe, đón Tết an lành. Nhưng làm thế nào để nhận biết được đâu là rau củ quả sạch, đảm bảo an toàn đâu là rau bẩn, không đảm bảo vệ sinh.
Vào những ngày Tết sắp đến bên cạnh các thực phẩm quen thuộc trong ngày Tết như: bánh kẹo, giò chả, bánh trưng, các sản phẩm chế biến sẵn việc lựa chọn các loại trái cây rau củ sao cho an toàn, đảm bảo vệ sinh, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất kích là điều không phải ai cũng nắm rõ. Vậy làm thế nào để nhận biết được các loại rau củ quả tươi, sạch, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm thì không phải ai cũng biết.
Cách nhận biết, lựa chọn rau, củ, quả an toàn chuẩn nhất
Rau ăn ngọn (rau lang, đọt bầu bí...)
Khi lựa chọn các loại rau ăn ngọn như ngọn rau lang, ngọn bí, ngọn su su để chiến biến các món rau xào, nhúng lẩu trong dịp Tết chúng ta không nên chọn những bó rau có ngọn vươn ra quá dài, do dùng thuốc chất kích thích tăng trưởng quá liều, không đảm bảo thời gian cách ly khi ăn nào có thể gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy thậm chí ngộ độc thực phẩm nguy hiểm cho sức khỏe.
Rau cải (cải xanh, cải thảo...)
Một số loạn rau cải xanh, cải thảo nếu khi mua chúng ta dùng tay bẻ ngang phần gốc, nếu thấy có nước từ thân tiết ra thì rau cải đã bị bón quá nhiều phân đạm, không đảm bảo thời gian cách ly, hàm lượng Nitrat trong rau còn rất cao, khi để lâu trong không khí dễ bị úng nâu đen do đó chúng ta không nên mua các loại rau này để chế món ăn trong những ngày Tết.
Rau muống
Rau muống thường được mua để nhúng lẩu nhưng khi mua để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh mua phải rau phun thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật, lựa chọn được rau sạch chúng ta không nên mua những bó rau muống có cọng to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen, nhìn nghiêng mặt trên của lá rau rất bóng và mướt. Bởi các loại rau muống này sử dụng nhiều phân đạm hoặc phân bón lá.
Rau bí (ngọn và lá của cây bí ngô)
Để lựa chọn được rau sạch, rau an toàn khi mua rau bí trng dịp Tết chúng ta không nên mua bó rau có ngọn dài, khoảng cách giữa các lóng xa nhau, tay cuống mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí màu xanh nhạt, lá màu xanh đen... Bởi các ngọn rau này được bón thừa đạm hoặc nhiều phân bón lá và chưa đủ thời gian cách ly nên khi ăn có thể gây nguy hiểm cho hệ tiêu hóa, sức khỏe.
Rau cần
Nếu nhận thấy thân của rau cần to, ngó rau trắng, rau nhanh bị héo khi để ngoài trời không nên mua bởi các loại rau này được người trồng sử dụng quá nhiều phân bón lá và có khả năng còn tồn dư dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khi ăn sẽ không tốt cho sức khỏe.
Củ, quả
Khi lựa chọn củ, quả trong dịp Tết không nên chọn những trái quá lớn, mà chọn những trái có kích thước vừa phải hoặc hơi nhỏ. Không chọn những trái da căng và có vết nứt dọc theo thân, những trái da xanh bóng
Các loại đậu (đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà lan, đậu ván...)
Không nên chọn những trái khi nhìn thấy bóng nhẫy, ít lông tơ,... bởi những quả này có thể còn tồn dư thuốc kích thích, khi ăn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách xử lý rau củ trước khi chế biến
Để hạn chế sản phẩm rau và trái cây có nguy cơ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và nhiễm khuẩn, cần xử lý đúng cách. Để đảm bảo an toàn vệ sinh, rau củ quả sạch chúng ta cần lưu ý:
+ Rửa rau và trái cây dưới vòi nước sạch, chảy mạnh để loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật và một số chất bẩn trên bề mặt của các loại rau củ.
+ Những loại rau lá to hãy cẩn thận bóc tách và rửa từng cọng rau, từng lá rau, rửa bề mặt bên này rồi đến bề mặt bên kia một cách nhẹ nhàng, không nóng vội nhằm đảm bảo loại bỏ tồn dư thuốc bảo vệ thực phẩm, ký sinh trùng, trứng giun sán, trứng sâu, sâu bám các kẽ lá.
+ Những loại rau lá nhỏ phải rửa trong chậu với nước sạch nhiều lần, rửa qua nước muối pha loãng giúp làm sạch rau.
+ Những loại rau ăn ngọn khi sử dụng ngắt bỏ phần đọt vì nơi này chứa nhiều thuốc bảo vệ thực vật
+ Một số loại rau ăn sống như tía tô, húng cây, húng quế, diếp cá... sau khi rửa sạch nhiều lần với nước nên ngâm trong nước muối pha loãng hoặc một lượng nhỏ thuốc tím 5-10 phút để khử trùng một số loại vi sinh vật gây hại còn bám trên bề mặt rau tươi, giảm bớt lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư bên trong sản phẩm.
+ Quả tươi, trái cây tươi sau khi rửa dưới vòi nước sạch nhiều lần vẫn nên gọt vỏ trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, trong những ngày Tết chúng ta không nên tích trữ quá nhiều thức ăn, rau củ bởi những năm gầy đây các siêu thị, chợ thường mở sớm. Việc tích trữ quá nhiều các loại thực phẩm khác nhau có thể gây nhiễm chéo vi khuẩn gây bệnh cho sức khỏe, lãng phí.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Kiểm soát viêm loét đại tràng trong ngày Tết như thế nào
Lợi ít hại nhiều do tích trữ thực phẩm trong ngày Tết
Nên bỏ thói quen tích trữ món ăn trong dịp lễ, Tết
6 căn bệnh tiêu hóa cần phòng ngừa trong ngày Tết
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng. -
Ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ vi sinh đường ruột
Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh nguy hiểm mà còn tốt cho hệ vi sinh đường ruột -
Các bài tập thể thao giúp tăng cường hệ miễn dịch
Để tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh ngoài việc thiết lập chế độ ăn lành mạnh hãy tập luyện các bài tập thể thao dưới đây giúp củng cố hệ miễn dịch, có lợi cho sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa các bệnh xương khớp hiệu quả. -
Các thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho hệ miễn dịch
Những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp củng cố hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây bệnh. -
Những thực phẩm lên men giúp tăng cường hệ miễn dịch tốt
Tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa, hệ vi sinh đường ruột bằng cách bổ sung các thực phẩm lên men (probiotic). -
Bảo vệ hệ miễn dịch, sức khỏe đường ruột nên kiêng thực phẩm nào
Tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe đường ruột, cân bằng hệ vi sinh đường ruột nên tránh ăn những loại thực phẩm dưới đây. -
Nên ăn thực phẩm gì để tốt cho hệ miễn dịch, sức khỏe đường ruột
Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, tốt cho sức khỏe đường ruột, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân từ bên ngoài, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nên ăn thường xuyên những loại thực phẩm nào? -
Top các loại trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch, lợi cho đường ruột
Để tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung vitamin, khoáng chất, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hãy ăn thường xuyên những loại trái cây dưới đây. -
Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh
Để tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại các mầm bệnh, vi khuẩn, virus chúng ta hãy cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bổ sung các lợi khuẩn, hạn chế các hại khuẩn có cơ hội phát triển, thiết lập chế độ ăn lành mạnh.