Vì sao không nên cho chó mèo uống kháng sinh của người?
Vì sao không nên cho chó mèo uống kháng sinh của người?
Khi chó mèo bị bệnh nhiều người tự hỏi liệu cho chúng uống thuốc kháng sinh của người để điều trị bệnh của chúng đang gặp phải có khiến sức khỏe của chúng gặp nguy hiểm hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của khá nhiều chủ nuôi khi chăm sóc chó mèo bị bệnh.
Quá trình trao đổi chất của chó mèo cực kỳ nhạy cảm với thuốc kháng sinh, ngay cả với những loại thuốc được bào chế để sử dụng trong thú y, khi sử dụng thuốc để điều trị cần đặc biệt cẩn trọng.
Khi chó mèo bị bệnh thuốc kháng sinh được các bác sĩ thú y kê đơn để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Một số trường hợp chó mèo có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh của người để điều trị nhưng với một số loại thuốc có thể khiến chó mèo của chúng ta gặp nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của chúng. Do đó, tốt nhất trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị cho chó mèo hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.
Những loại thuốc kháng sinh an toàn cho cả người và chó mèo
Theo các chuyên gia cho biết, không phải thuốc kháng sinh nào của người cũng phù hợp với mèo. Chỉ có ba loại kháng sinh dành cho người có thể an toàn khi sử dụng cho thú cưng, những loại kháng sinh này gồm có:
+ Thuốc Ampicillin: Đây là một loại kháng sinh penicillin cũ có thể được kê đơn để điều trị bệnh cho chó mèo khi chúng bị bệnh. Loại thuốc kháng sinh này có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng của hệ hô hấp, đường tiết niệu, mắt và tai. Thuốc Ampicillin cũng có thể được tiêm để ngăn ngừa nhiễm trùng vết cắn hoặc để điều trị vết thương đã bị nhiễm trùng.
+ Thuốc Amoxicillin: Đây là loại thuốc penicillin và cũng là loại thuốc kháng sinh được kê đơn thường xuyên nhất cho mèo. Loại thuốc kháng sinh này có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng của hệ hô hấp, đường tiết niệu, mắt và tai. Thuốc Amoxicillin cũng có thể được tiêm để ngăn ngừa nhiễm trùng vết cắn hoặc để điều trị vết thương đã bị nhiễm trùng.
+ Thuốc Tetracycline: Đây là loại kháng sinh phổ rộng được sử dụng để điều trị bệnh cho chó mèo. Tetracycline thường được kê đơn để điều trị bệnh do ve gây ra, gọi là bệnh ehrlichiosis.
Bác sĩ thú y sẽ cần cân và kiểm tra sức khỏe chó mèo của bạn để kê đơn thuốc với liều lượng thích hợp. Các yếu tố xác định liều lượng bao gồm cân nặng, các triệu chứng, tình trạng sức khỏe tổng thể của mèo và bất kỳ loại thuốc nào khác mà chúng có thể đang dùng.
Tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh của người cho chó mèo
Tuyệt đối không nên cho chó mèo dùng thuốc kháng sinh của chó mèo nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ thú y vì sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng của chúng. Tất cả các loại thuốc đều có thể gây ra các tác dụng phụ khó chịu cho mèo của bạn.
Tác dụng phụ của Amoxicillin và Ampicillin
+ Chó mèo có thể bị nôn mửa
+ Chó mèo sẽ thấy bụng khó chịu
+ Tiêu chảy cũng có thể xảy ra
+ Chó mèo bị chảy nước dãi
Tác dụng phụ của Tetracyclin gây ra cho chó mèo
+ Chó mèo có thể bị buồn nôn và tiêu chảy
+ Quan sát răng của chó mèo có thể thấy chúng bị đổi màu răng
+ Chó mèo cảm thấy khó nuốt
+ Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, thích chui rúc vào chỗ tối
+ Xương chậm phát triển, vết thương chậm lành
+ Chóng mặt, đi đứng loạng choạng
+ Gan hoặc thận của chó mèo bị ảnh hưởng
Dấu hiệu nhận biết chó mèo đang có phản ứng dị ứng với thuốc kháng sinh
+ Cơ thể phát ban da nặng
+ Ngứa ngáy toàn thân
+ Sưng mặt, lưỡi hoặc cổ họng
+ Nổi mề đay
+ Khó thở hoặc nuốt
Những loại thuốc kháng sinh nào của người tuyệt đối không sử dụng cho chó mèo
Nếu chó mèo đang bị bệnh hoặc gặp chấn thương, nhiễm trùng chủ nuôi tuyệt đối không sử dụng những loại kháng sinh của người để điều trị cho chúng, bởi có thể khiến chúng gặp nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Một số loại thuốc kháng sinh nên tránh cho chó mèo sử dụng như:
Fluoroquinolon
Một nhóm thuốc kháng sinh gọi là fluoroquinolones có thể gây ra các cơn co giật cho chó mèo, theo Trung tâm Kiểm soát Chất độc Động vật của ASPCA cho biết. Những loại thuốc kháng khuẩn phổ rộng tổng hợp này được bán trên thị trường dưới tên các thương hiệu như Baytril, Cipro và Levaquin.
Ngoài ra, phản ứng có hại của nhóm thuốc này trên loài chó mèo, đặc biệt là Baytril, như thoái hóa võng mạc cấp tính và có thể dẫn đến mù lòa cho chó mèo.
Thuốc kháng sinh tại chỗ
Thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ như Neosporin hoặc Bacitracin đây là hai loại thuốc kháng sinh của con người gây nguy hiểm lớn nhất cho thú cưng. Nếu như chó mèo liếm phải loại thuốc này có thể làm chúng mắc bệnh nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong.
Chó mèo uống kháng sinh của người có bị ngộ độc không?
Ngay cả thuốc kháng sinh thú y cũng có thể gây độc chó mèo nếu dùng không đúng cách, không đúng liều lượng, thời gian uống kháng sinh. Các dấu hiệu phổ biến của ngộ độc thuốc, quá liều thuốc hoặc bất kỳ chất độc hại nào khác khi chó mèo sử dụng thuốc, bao gồm:
+ Chán ăn, bỏ ăn hoặc ăn rất ít
+ Tiêu chảy
+ Chó mèo bị chảy nước dãi
+ Tổn thương da
+ Chó mèo bị nôn mửa
+ Run rẩy
+ Co giật
+ Răng của chó mèo bị đổi màu
Nếu thấy chó mèo có bất kỳ các tiệu chứng ở trên đây hãy gọi cho bác sĩ thú y ngay lập tức. Hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ thú y khi cho chó mèo uống kháng sinh của người, tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh của con người nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ thú y.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Những vấn đề về tai chó thường gặp, cần lưu ý
+ Chó bị chấn thương tai: nguyên nhân, cách điều trị, chăm sóc
+ Dấu hiệu gãy xương ở chó: nguyên nhân, điều trị
+ Những bệnh về gan chó thường mắc phải
+ Chó bị gãy xương hàm phải làm sao?
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Phân biệt bệnh nấm và ghẻ ở mèo
Các vật nuôi trong nhà như chó, mèo có tác dụng trông nhà, bắt chuột, côn trùng... bảo vệ cho gia chủ. Trong các loại thú cưng, mèo thường được trẻ em nâng niu, ôm ấp, thậm chí có những bé phải ôm em mèo mới chịu đi ngủ…Tuy nhiên vật nuôi này thường bị mắc bệnh nấm còn gọi là nấm mèo hoặc ghẻ nếu không cẩn thận sẽ lây nhiễm sang người. -
Bệnh dại ở mèo và những dấu hiệu nhận biết
Vật nuôi như chó, mèo...không chỉ bảo vệ gia đình mà còn là “người bạn thân thiết” của trẻ em, người cao tuổi, người sống độc thân…Tuy nhiên những vật nuôi này đều có thể mắc bệnh, điển hình là bệnh dại nếu không phát hiện kịp thời khả năng tử vong là rất cao. -
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì?