Tìm hiểu thêm về túi khi ô tô, để an toàn cho chính mình và gia đình
Túi khí trên ôtô được sinh ra để giảm thiểu và hạn chế những chấn thương nghiêm trọng khi có va chạm xảy ra. Nhưng túi khí không hoạt động trong mọi trường hợp tai nạn. Nói cách khác, túi khí được thiết kế chỉ để hoạt động khi tính mạng người ngồi trong xe bị đe dọa.
Điều kiện túi khí hoạt động
Túi khí khi hoạt động phụ thuộc vào tốc độ xe lúc va chạm và vào từng loại xe. Túi khí sẽ hoạt động khi va chạm rất mạnh từ phía trước xe, trong khoảng góc nhỏ hơn 30 độ so với tâm xe về phía bên trái hoặc bên phải.
Một số tình huống túi khí cũng có thể hoạt động khi xe va chạm mạnh với lề đường, rơi xuống hố sâu hoặc rãnh sâu.
Túi khi không hoạt động trong mọi tai nạn
Túi khí không hoạt động trong mọi trường hợp tai nạn. Nói một cách chính xác, túi khí được thiết kế chỉ để hoạt động khi tính mạng người ngồi trong xe bị đe doạ, như trong trường hợp va chạm nghiêm trọng từ phía trước xe làm cho người ngồi trong xe mặc dù đã cài dây an toàn vẫn bị văng về phía trước đập vào vôlăng hoặc bảng điểu khiển.
Tại sao túi khí không hoạt động khi va chạm ở tốc độ thấp?
Túi khí chỉ hoạt động 1 lần. Nếu túi khí khi có va chạm ở tốc độ thấp, nó sẽ không bảo vệ người ngồi trong xe khi gặp phải va chạm mạnh liền ngay sau đó.
Túi khí thông thường không hoạt động trong các trường hợp va chạm từ phía sau, va chạm từ bên hông hay xe lăn tròn, lộn ngược.
Túi khí và dây an toàn
Nếu không sử dụng dây an toàn, tính mạng của bạn sẽ nguy hiểm cả với xe có trang bị túi khí khi gặp tai nạn. Đơn giản, chỉ với tốc độ 50km/h, khi có cài dây an toàn, người ngồi trong xe được bảo vệ bởi dây an toàn và túi khí, ngược lại, người ngồi trong xe sẽ bị va vào kính trước ngay cả khi túi khí hoạt động
Bạn nên ghi nhớ, kể cả khi đã thắt dây an toàn thì cũng không nên ngồi quá gần vô-lăng hoặc bảng điều khiển, không đặt đồ vật hoặc băng keo lên bảng điều khiển. Vì khi xảy ra va chạm, túi khí bung sẽ rất nguy hiểm
Túi khí bên
Túi khí bên SRS bảo vệ hành khách khỏi những chấn thương nguy hiểm trong các va chạm mạnh từ bên hông xe. Trong những tai nạn như thế, túi khí sẽ hoạt động, dây an toàn sẽ bảo vệ hành khách ngồi trong xe, và túi khí bên SRS sẽ hoạt động bảo vệ phần phía trên cơ thể (phần ngực).
Trong các va chạm từ bên hông xe, tốc độ chuẩn để túi khí hoạt động tương đương với một chiếc xe dòng Mark II đâm trực tiếp vào khoang hành khách của chiếc xe từ bên hông xe, với tốc độ 20km/h hoặc lớn hơn.
Cũng giống như túi khi trước, có những trường hợp túi khí bên không hoạt động. Chẳng hạn như khi xe va chạm từ bên hông nhưng không trực tiếp lên khoang hành khách hoặc từ một góc, túi khí có thể sẽ không hoạt động ngay cả với tốc độ như mô tả ở trên.
Một số tình huống túi khí không hoạt động
Túi khí đôi khi không hoạt động khi xe va chạm với vật biến dạng hoặc đang dịch chuyển.
Chẳng hạn, khi xe đang đứng yên, túi khí của nó có thể không hoạt động khi va chạm từ phía trước với xe có trọng lượng tương đương đang di chuyển ở tốc độ 40-50 km/h. Hoặc, khi xe đang đứng yên, túi khí của nó có thể không hoạt động khi va chạm lệch tâm hoặc dưới một góc, ngay cả khi tốc độ va chạm cao hơn so với trường hợp mô tả ở trên.
Cũng có trường hợp xe đang di chuyển ở tốc độ 30-35 km/h túi khí có thể không hoạt động khi va chạm với cây nhỏ hoặc vật có thể di chuyển.
Túi khí cũng có thể không hoạt động trong trường hợp xe va chạm với lực hướng xuống phía dưới như trong va chạm với gầm xe tải.
Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Autodaily)
Các tin khác
-
Mẹo chống buồn ngủ khi điều khiển xe máy
Để chống lại buồn ngủ khi điều khiển xe máy, đảm bảo an toàn hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây. -
Mẹo hay chống buồn ngủ khi lái xe
Buồn ngủ khi lái xe vào ban đêm gây nguy hiểm cho người điều khiển xe, các phương tiện tham gia giao thông khác. Để tăng tỉnh táo, chống buồn ngủ khi lái xe vào ban đêm hãy áp dụng các mẹo hay sau. -
Điều cần nhớ khi sử dụng xe máy điện vào mùa mưa
Các loại xe máy điện đều có thể hoạt động tốt khi di chuyển trong thời tiết mưa bão, đường ngập nhưng để đảm bảo an toàn khi lái xe, tránh tình trạng hỏng hóc khi di chuyển trong những khu vực ngập úng chúng ta cần tránh mắc phải những sai lầm dưới đây. -
Mẹo bóp phanh xe máy tránh bị ngã khi đi trời mưa
Vào trời mưa mặt đường thường trơn trượt nên khi có tình huống bất ngờ xảy ra khi bóp phanh khá nhiều người bị ngã do hiệu quả của phanh xe máy giảm. -
Các loại tinh dầu phù hợp để trên xe ô tô, khử mùi hiệu quả
Để giúp khử mùi trên xe ô tô hiệu quả, tinh thần thư thái hơn chống lại cơn buồn ngủ, say xe hay buồn nôn khi ngồi trên xe ô tô hãy sử dụng những loại tinh dầu từ thiên nhiên dưới đây. -
Kỹ năng lái xe qua ổ gà tránh làm hư hại xe ô tô
Trong quá trình di chuyển trên đường thường gặp ổ gà do đường xuống cấp. Nhằm tránh như hại đến bánh xe, hệ thống treo của xe ô tô, phòng tránh những thiệt hại do ổ gà gây ra cần làm gì? -
Vì sao không dùng ga tự động khi lái xe tô tô trời mưa
Khi lái xe trời mưa nếu dùng ga tự động trong thời tiết xấu, trời mưa sẽ có thể khiến tài xế chủ quan, giảm tốc độ phản ứng, xe trượt nước gây nguy hiểm cho tài xế, người đi đường. -
Hệ thống chống trộm trên xe ô tô hoạt động như nào, cách tắt còi chống trộm
Hệ thống chống trộm trên xe ô tô giúp cảnh báo sự đột nhập của những tên trộm muốn lấy cắp xe, các thiết bị trên xe của bạn khi xe đỗ tại những khu vực không có người bảo vệ trông xe. -
Kinh nghiệm mua cảm biến áp suất lốp xe ô tô: Cấu tạo, cách lắp chuẩn
Cảm biến ô tô giúp cập nhật chính xác trị số áp suất lốp xe ô tô từ đó giúp người lái có thể dễ dàng theo dõi tình trạng lốp thường xuyên. -
Bật mí việc nên, không nên làm khi vượt ô tô cùng chiều, cách vượt an toàn
Khi di chuyển trên đường vượt xe cùng chiều không hề đơn giản nhất là những người mới lái xe. Chỉ cần nóng vội, thiếu quan sát, tính toán sai có thể phải chịu hậu quả nghiêm trọng, gây ra tai nạn thiệt hại về người và tài sản.