Tiêu hóa của chó diễn ra như thế nào
Tiêu hoá ở miệng
Chó dùng mồm và lưỡi lấy thức ăn, nếu là thức ăn thịt khối dùng răng nanh để xé. Các loại thức ăn vào khoang miệng được nhai sơ bộ, có nước bọt làm ướt chuyển xuống dạ dày theo thực quản.
Nước bọt có các muối vô cơ, các chất hữu cơ, các men tiêu hoá (Enzyme) như amylaza thủy phân tình bột.
Tiêu hoá ở dạ dày
Ớ dạ dày thức ăn được tiêu hoá bằng hai quá trình cơ học và hoá học.
Tiêu hoá bằng hoá học chủ yếu là tác động của dịch vị. Dịch vị có các chất vô cơ HCi (axit chlohydric), các chất hữu cơ, chất nhầy muxin, nguyên men Pepsinogen, men Prezura, men Lipaza.
Pepsinogen nhờ có HC1 xúc tác biến thành Pepsin hoạt động, phân hủy các chất protit thức ăn thành polypeptit.
Prezura thường thấy ở dạ dày con vật còn đang bú sữa, Có tác dụng tiêu hoá đạm của sữa.
Lipaza phân hủy những hạt mỡ đã nhũ tương hoá thành glycerol và axit béo.
HCl tác dụng biến pepsinogen thành pepsin hoạt độ ngăn thức ăn khỏi lên men thối trong dạ dày, điều khiển đóng mở van hạ vị, gián tiếp kích thích tuỵ tạng tiết dịch tuỵ
Kết quả thức ăn vào dạ dày chó, biến thành chất nhuyễn gọi là dưỡng chất. Dưỡng chất gồm có những chất bột đã chín tiêu hoá dở tiếp tục tiêu hoá ở dạ dày thành đường Maltose
Chất Protit vào dạ dày được thủy phân thành Polypeptid và một số axit amin. Cũng ở dạ dày một số rất ít Lipit được tiêu hoá
Tiêu hoá ở ruột non
Niêm mạc ruột non có 2 loại tuyến có nhiệm vụ tiết dịch ruột: Tuyến Brune (Brunner), Libeckun (Liberkiihe).
Dịch ruột mang tính kiềm (pH = 7,4 - 7,7) gồm có các chất vô cơ và các chất hữu cơ (chất nhầy, men maltaza lactaza, saccharaza amylaza,...).
Tham gia tiêu hoá ở ruột non có gan và tuỵ tạng, tuỵ tạng tiết dịch tuỵ gồm các chất vô cơ và hữu cơ như: amy-lapsin, nguyênmen Trysinogen, men lipaza và maltaza).
Gan tiết mật tiêu hoá mỡ, mật trung hoà dưỡng chất đế men trypsin hoạt động, mật sát trùng chống lên men thối, làm tăng nhu động ruột, gan còn có nhiệm vụ phân hủy và tổng hợp chất đường, tổng hợp urê, giải độc, tiêu hủy hay sản xuất fibrinogen làm đông máu và heparin chống đông máu trong quá trình tuần hoàn, sản xuất và tiêu hủy hồng cầu, dự trữ sắt, biến caroten thành vitamin A.
Ở ruột:
Protit được tiêu hoá theo quá trình phân giải của men trypsin. Nguyên men trypsinogen ở tuỵ mới tiết ra chưa hoạt động, nhờ có men enterokinaza do ruột tiết ra tác động mới biến thành trypsin hoạt động phân giải pro- tit thành giypeptit và tiếp tục biến polypeptit thành các axit amin. Ngoài ra Erepsin cũng biến Polypeptit thành các axit amin.
+ Tiêu hoá gluxit: men amylopsin biến tinh bột sống và chín thành maltose, biến maltose thành glucose; lactase biến lactose thành glulose và galactose; saccharara biến saccharose thành glucoes và levulose.
+ Tiêu hoá lipit: men lipaza hoạt động rất mạnh nhờ tác dụng của muối mật, nhũ tương hoá chất mỡ rồi biến thành glycerol và axit béo.
Tiêu hoá ở ruột già
Những chất còn lại chưa tiêu hoá hết ở ruột non bị tống xuống ruột già, tiếp tục tiêu hoá nhờ các men từ ruột non cùng chuyển xuống. Ớ ruột già còn có sự lên men thối và sinh ra chất độc ở đây còn có quá trình tái hấp thụ nước và muối khoáng, nên phân thường rắn và tạo khuôn thải ra ngoài.
Phân gồm những chất cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn, các biểu mô của niêm mạc bong ra, các muối và vi sinh vật.
Tiêu hóa của chó diễn ra như thế nào
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Mèo bị chảy nước dãi: nguyên nhân, cách phòng ngừa hiệu quả
Mèo bị chảy nước dãi là tình trạng ít khi xảy ra ở mèo. Nhưng khi mèo chảy nước dãi thường xuyên các chủ nuôi cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng mèo chảy nước dãi và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. -
Bệnh viêm tai ở mèo: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Bệnh viêm tai ở mèo nguyên nhân do đâu? Triệu chứng của bệnh viêm tai sẽ có biểu hiện như thế nào, cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm tai ở mèo ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây. -
Bệnh đau mắt ở mèo: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và điều trị
Bệnh đau mắt ở mèo có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này. Khi bị đau mắt mèo thường xuyên chảy nước mắt, đổ ghèn, đau mắt, ngứa mắt,… Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách mắt mèo sẽ bị ảnh hưởng, khả năng nhìn của mèo sẽ gặp trở ngại. -
Mèo bị trúng gió: Triệu chứng, cách xử lý khi mèo bị trúng gió
Mèo bị trúng gió do đi ngoài trời mùa đông giá lạnh, nhiệt độ xuống thấp hay do nằm ngủ dưới nền nhà lạnh, nằm nơi gió lùa,…Khi bị trúng gió thân nhiệt của mèo bị giảm mạnh khiến mèo bị sốc, suy sụp do trụy tim mạch, có nguy cơ đột quỵ. -
Các vấn đề về bệnh tiết niệu ở mèo, Hội chứng Pandora
Bệnh đường tiết niệu dưới là một trong những vấn đề phổ biến nhất ở mèo thường gặp phải. Nguyên nhân nào gây bệnh tiết niệu ở mèo và cách điều trị hiệu quả nhất. -
Cách kéo dài tuổi thọ cho mèo
Thực hiện một vài bước đơn giản có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ của mèo để có thể tiếp tục chiều chuộng chúng trong nhiều năm tới. -
Cách tính tuổi của mèo theo năm của con người
Xưa nay, người ta thường nghĩ mỗi năm tuổi thọ của con mèo tương đương với bảy năm tuổi thọ của con người, nhưng thực tế tuổi của mèo phải nhanh hơn thế. -
Mèo bị cảm lạnh: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và điều trị
Cảm lạnh ở mèo được gọi là một loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (URI) do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Khi thời tiết giao mùa, thời tiết đột ngột thay đổi mèo dễ mắc phải một số bệnh thường thấy như: cảm lạnh, cảm cúm, trúng gió. -
Các giai đoạn phát triển của mèo, cách tính tuổi của mèo
Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển từ một con mèo thành con mèo trưởng thành và lão hóa. Các tính tuổi của chúng theo năm con người. -
Bệnh gan nhiễm mỡ ở mèo: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị
Bệnh gan nhiễm mỡ, đôi khi được gọi là Hội chứng gan nhiễm mỡ (FLS), là sự tích tụ chất béo (lipid) trong mô gan. Những nguyên nhân nào gây ra bệnh gan nhiễm mỡ ở mèo, điều trị gan nhiễm mỡ ở mèo.