Sau các lệnh trừng phạt, Iran đã kiện Mỹ lên Tòa án Công lý quốc tế ICJ
Iran đã đệ đơn kiện Mỹ lên Tòa án Công lý quốc tế ICJ yêu cầu Mỹ phải dỡ bỏ các lệnh trừng phạt do chính quyền Tổng thống Mỹ Trump áp đặt, vốn đã làm tổn hại tới nền kinh tế đang yếu kém của Iran, vi phạm những điều điều khoản của Hiệp ước hữu nghị 1955 đã ký giữa hai nước.
Vi phạm Hiệp ước Hữu nghị
Vào hồi tháng 7 Iran đã đệ đơn kiện Mỹ lên Tòa án Công lý quốc tế, hay Tòa án Thế giới với nội dung cho rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ đã vi phạm một thỏa thuận song phương ký kết năm 1955.
Các luật sư của chính quyền Tehran đã yêu cầu các vị Thẩm phán thuộc Tòa án Thế giới nhanh chóng chấm dứt các lệnh trừng phạt nhằm bảo vệ các lợi ích của Iran. Mỹ sẽ phải đưa ra lập luận của mình trước tòa án trong hôm 28/8.
Vào tháng 5 vừa qua, Tổng thống Trump nói rằng ông sẽ rút nước Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 và sẽ áp đặt lại các đòn trừng phạt hà khắc nhằm vào Tehran. Washington còn đe dọa các nước khác bằng đòn trừng phạt nếu như họ không cắt giảm lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Iran vào đầu tháng 11 tới.
Quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân khiến nền kinh tế của Iran bị tổn hại rất lớn: Đồng Rial mất gần nửa giá trị kể từ hồi tháng Tư năm nay. Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt của Mỹ còn có thể gây tổn thất hàng chục tỷ USD trong các thỏa thuận kinh doanh với các công ty nước ngoài.
Các công ty quốc tế bao gồm Tập đoàn dầu khí Total, Hãng xe hơi Peugeot và Renault của Pháp, Hãng Siemens và Daimler của Đức, đã phải ngừng hoạt động kinh doanh ở Iran sau khi Tổng thống Trump tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân hồi tháng Năm năm nay.
Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 trước đây đã quy định chính quyền Tehran phải hạn chế chương trình phát triển hạt nhân để đổi lấy việc gỡ bỏ phần lớn các lệnh trừng phạt mà Mỹ và cộng đồng quốc tế áp đặt đối với nước này.
Tuy nhiên, Thỏa thuận cũng đưa ra hạn chế về thời gian và không đề cập tới chương trình tên lửa đạn đạo của Iran hay các chính sách khu vực của nước này ở Syria và nhiều nơi khác. Tổng thống từng liên tiếp gọi thỏa thuận này là “Thỏa thuận tồi tệ nhất từ trước đến nay”, và ám chỉ việc Mỹ rút khỏi.
Đại diện luật sư phía Iran ông Mohebi nói rằng việc áp đặt lại các đòn trừng phạt là điều vô lý bởi Iran đang tuân thủ các cam kết trong Thỏa thuận hạt nhân 2015. Ông nói rằng các đòn trừng phạt hiện đang gây ra nhiều hiệu ứng gây tổn hại tới nền kinh tế, xã hội của Iran và thậm chí còn đe dọa tới sự ổn định của khu vực Trung Đông. Trước tòa án Công lý quốc tế ICJ vị luật sư này cho biết thêm: “Chính sách này không khác gì một hành động kinh tế hung hăng trần trụi nhằm vào đất nước của tôi”
Vụ kiện có thể kéo dài vài năm
Việc Mỹ đơn phương rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân vốn là hành động không nhận được sự ủng hộ của một số đồng minh chủ chốt của họ. Tuần trước, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố gói hỗ trợ tài chính đầu tiên nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang chịu tổn thất của Iran, một phần trong cam kết của khối này nhằm cứu vãn Thỏa thuận hạt nhân Iran.
Iran và Mỹ từng có lịch sử kiện tụng nhau trước Tòa án Công lý Quốc tế, trong đó có cả các vụ việc ở tầm khủng hoảng như vụ bắt giữ con tin ở Đại sứ quán Mỹ ở Tehran và vụ chiến hạm Mỹ bắn hạ một máy bay chở khách của Iran vì nhầm là một chiến đấu cơ.
Được biết, Hiệp ước Hữu nghị năm 1955 được ký kết khi Mỹ và Iran vẫn là đồng minh sau cuộc cách mạng năm 1953. Tuy nhiên, quan hệ ngoại giao giữa hai nước dần tụt dốc kể từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 ở Iran và vụ khủng hoảng con tin ở Đại sứ quán Mỹ. Hiện nay, bất chấp mối quan hệ suy giảm xuống mức tồi tệ nhất, Hiệp ước trên vẫn có hiệu lực.
Bước tiếp theo trong vụ kiện mới của Iran sẽ là một phiên nghe chứng mà trong đó Mỹ có phần chắc sẽ tranh luận liệu có căn cứ để đưa ra phán quyết tạm thời hay không. Tòa án vẫn chưa định bất kì ngày nào, nhưng các phiên nghe chứng cứ về các yêu cầu phán quyết tạm thời thường được nghe trong vòng vài tuần, với phán quyết được đưa ra trong vòng vài tháng.
Tòa án này cũng có thể mất vài tháng để quyết định xem liệu có nên đưa ra phán quyết tạm thời hay không. Phán quyết cuối cùng có thể phải mất vài năm mới được đưa ra.
Các phán quyết mà Tòa án Thế giới đưa ra, nhằm giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, là quyết định tối hậu và có ràng buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, tòa án này lại không có thẩm quyền để thi hành, và nhiều nước - trong đó có cả Mỹ - từng nhiều lần phớt lờ các phán quyết của tòa
Hiện tại về phía chính quyền Mỹ sẽ có phản biện chính thức vào hôm nay (28/8). Dù chưa đưa ra tuyên bố chính thức, song các luật sư Mỹ cho rằng, Tòa án Liên Hợp Quốc không có thẩm quyền trong vấn đề này. Bên cạnh đó, các luật sư cũng lập luận, Hiệp ước hữu nghị không còn giá trị do đó các biện pháp trừng phạt mà Mỹ đưa ra hoàn toàn không vi phạm.
Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Baomoi)
Các tin khác
-
Vài điểm đáng lưu ý trong lệnh hành pháp về AI Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vừa công bố
Pháp lệnh của Tổng thống Mỹ về Trí tuệ nhân tạo AI có bốn mục tiêu chính đảm bảo rằng AI được phát triển và sử dụng một cách an toàn và có trách nhiệm -
Nghiên cứu đánh giá Vaccine Moderna có lẽ hiệu quả cao hơn Pfizer trước biến thể Delta
Nghiên cứu mới thấy vaccine mRNA từ Pfizer-BioNTech có lẽ ít có hiệu quả hơn vaccine Moderna trong việc ngăn ngừa biến thể Delta -
Cựu Ngoại trưởng Anh hầu tòa vì cáo buộc nói dối về Brexit
Cựu Ngoại Trưởng Anh ông Boris Johnson sẽ phải hầu tòa với cáo buộc cố tình nói dối công chúng trong chiến dịch vận động cho cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU). -
Hơn 100 người mất tích sau vụ chìm tàu tại Cộng hòa dân chủ Congo
Một vụ tai nạn chìm tàu tại hồ ở miền Tây Cộng hòa Dân chủ Congo đã khiến 100 người mất tích. -
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa hủy diệt Iran
Trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng đe dọa phá hủy Iran nếu tấn công các lợi ích Mỹ khiến căng thẳng hai bên ngày càng leo thang với sự tăng cường hiện diện quân sự. -
Tổng thống Donald Trump quyết định tăng thuế lên 300 tỷ USD hàng còn lại
Động thái của Tổng thống Trump diễn ra chỉ một ngày ngày sau khi nước này chính thức tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc. -
Cảnh sát bắt giữ 2 hung thủ xả súng tại trường học ở Colorado, Mỹ
Ngay sau khi vụ xả súng vào một trường học ở hạt Douglas thuộc bang Colorado (Mỹ), cảnh sát đã bắt giữ được hai hung thủ gây ra vụ xả súng -
Cháy máy bay chở khách tại Nga, 41 người thiệt mạng
Chiếc máy bay chở khách của Nga mang số hiệu số hiệu SU 1492 hành trình từ Moskva - Murmansk đã hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Sheremetyevo do xảy ra cháy trên máy bay. -
Mỹ: Máy bay Boeing 737 chở khách hạ cánh xuống sông
Hãng tin CNN dẫn nguồn từ trang Twitter cá nhân của thị trưởng thành phố Florida, Mỹ, cho biết một chiếc máy bay chở 136 hành khách đã hạ cánh xuống sông ở vùng Jacksonville. -
Bộ trưởng Quốc phòng Anh bị cách chức vì rò rỉ thông tin mật về Huawei
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson đã bị cách chức do liên quan đến vụ rò rỉ rỉ thông tin từ Hội đồng An ninh Quốc gia về sự liên quan của Huawei với mạng 5G của Anh.