Putin: Nga sẵn sàng đối phó với chiến tranh hạt nhân vì Crimea
Trong bộ phim tài liệu về việc Russia tiếp quản Crimea được phát trên sóng truyền hình quốc gia Nga hôm Chủ nhật vừa rồi, khi được hỏi về việc lúc đó Kremlin đã chuẩn bị đưa lực lượng hạt nhân của mình vào cuộc chưa, ông Putin cho biết “Chúng tôi đã sẵn sàng”. Nhà lãnh đạo Nga cho biết ông đã cảnh báo Mỹ và phương Tây đừng can thiệp vào chuyện này, đồng thời cáo buộc chính họ là người đã đứng đằng sau vụ lật đổ cựu Tổng thống thân Nga của Ukraine, ông Viktor Yanukovych. “Đó là lý do tôi nghĩ không ai muốn bắt đầu một cuộc chiến tranh thế giới mới.”
Trong bộ phim mang tựa đề “Crimea: Đường trở về đất mẹ” phát trên kênh Rossiya-1, Putin cho biết ông đã triển khai lực lượng tình báo quân sự cũng như lực lượng thủy quân lục chiến tinh nhuệ đến Crimea để đảm bảo việc giải trừ quân bị của 20.000 lính Ukraine ở khu vực này. Không có thông tin nào hé lộ về ngày thực hiện cuộc phỏng vấn này. Được biết bộ phim này mất 8 tháng thực hiện.
Nga đã sẵn sàng đối đầu hạt nhân với Mỹ và EU vào tháng 3 năm ngoái vì Crimea
Việc Nga sát nhập Crimea vào tháng 3/2014 đã gây nên cuộc đối đầu địa chính trị tồi tệ nhất giữa Nga với Mỹ và châu Âu từ thời chiến tranh lạnh. Căng thẳng leo thang do một cuộc nổi dậy của phe ủng hộ Nga ở miền Đông Ukraine đã khiến hơn 6.000 người chết trong năm ngoái. Dù đã có một hiệp định ngừng bắn được thành lập với châu Âu làm trung gian, Mỹ vẫn đang cân nhắc việc trang bị vũ trang cho quân đội Ukraine để đàn áp cuộc nổi dậy.
Nền kinh tế Nga hiện đang rơi vào suy thoái do các lệnh trừng phạt mà Mỹ và châu Âu áp đặt lên quốc gia này.
Putin, năm nay 62 tuổi, gọi chính quyền tổng thống Barack Obama là “những kẻ điều khiển rối” (người giật dây) và cáo buộc Mỹ đứng đằng sau những cuộc biểu tình lớn kéo dài hàng tháng trời dẫn tới việc Tổng thống Yanukovych bị lật đổ vào tháng 2 năm ngoái.
Đoạn phim tài liệu này được tung ra trong bối cảnh tổng thống Putin đã vắng mặt trước công chúng trong khoảng thời gian dài nhất trong 2 năm trở lại, qua đó dẫn đến nhiều tin đồn về sức khỏe của ông. Ông Putin đã không xuất hiện trước công chúng từ sau khi có cuộc hội đàm với Thủ tướng Italia Matteo Renzi vào ngày 5/3, khi ông quyết định hủy bỏ nhiều cuộc họp công chúng tại gia trong tuần trước và cũng hoãn luôn một hội nghị thượng đỉnh tổ chức tại Kazakhstan.
Tờ Kurier hôm Chủ Nhật cho biết một bác sĩ người Áo đã đến Moscow để điều trị một số vấn đề về lưng cho ông Putin, tuy vậy tờ báo này không cho biết mình lấy được nguồn tin này từ đâu.
Điệm Kremlin đã thông báo hôm thứ 6 tuần trước về một loạt các cuộc gặp của ông Putin trong tuần này, bao gồm cuộc gặp tổng thống Kyrguz Almazbek Atambayev tại St. Petersburg trong hôm nay và Tổng thống Nam Ossetia Leonid Tibilov tại Moscow vào thứ 4 tới.
Trong một đoạn phỏng vấn trong bộ phim được công bố, Putin cho biết ông đã quyết định sáp nhập Crimea sau một cuộc họp bàn về khủng hoảng kéo dài xuyên đêm với các quan chức an ninh Nga vào ngày 22-23/2/2014. Putin nói, quyết định này nhằm cứu Crimea - lãnh thổ nơi người dân tộc Nga chiếm đa số - khỏi “những người theo chủ nghĩa dân tộc” ở Kiev mà ông cho là có thể đã giết cựu Tổng thống Yanukovych nếu ông này không được Nga cho tị nạn. Tổng thống Nga cũng nói rằng, việc sáp nhập Crimea không hề được lên kế hoạch trước khi Yanukovych bị lật đổ.
Vị Tổng thống Nga cho biết Nga “không hề có ý định sát nhập Crimea” nếu không có vụ lật đổ ông Yanukovych
Putin nói, ông đã ra lệnh thực hiện một cuộc khảo sát ý kiến bí mật ở Crimea về vấn đề gia nhập Nga, và kết quả cho thấy tỷ lệ ủng hộ 75%. Vào ngày 27/2/2014, các tay súng đã chiếm giữ các toàn nhà chính quyền ở thành phố Simferopol, thủ phủ của Crimea. Đến tháng 3, một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ở Crimea, bất chấp sự phản đối của Mỹ, Ukraine và châu Âu, quyết định tách bán đảo này khỏi Ukraine và gia nhập Nga.
Crimea trước đó đã bị chinh phục bởi Nữ hoàng Nga Catherine the Great vào thế kỷ 18 và trở thành tài sản của Ukraine vào năm 1954 khi lãnh đạo Xô Viết Nikita Khrushchev tặng mảnh đất này cho Ukraine.
Đầu tiên, Putin luôn thẳng thừng phủ nhận việc Nga đưa quân vào Crimea, nói rằng những bộ đồng phục quân đội Nga mà những tay súng đeo mặt nạ mặc khi có mặt trên bán đảo này có thể được mua ở bất kỳ cửa hàng nào. Tuy nhiên, vào tháng 4 năm ngoái, trong một chương trình truyền hình, Putin nói lính Nga đã hỗ trợ các lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương ở Crimea.
Phát biểu trong bộ phim truyền hình, Putin nói rằng, Nga không chắc Mỹ và châu Âu sẽ phản ứng thế nào sau khi Nga sáp nhập Crimea và ông đã ra lệnh cho các lực lượng vũ trang của Nga sẵn sàng đối mặt với bất cứ tình huống nào.
“Tôi đã nói chuyện với các đồng nghiệp và bảo họ rằng, đây là lãnh thổ lịch sử của nước Nga, người Nga sống ở đó, họ đang gặp nguy hiểm và chúng tôi không thể bỏ rơi họ. Liệu các bạn muốn chiến đấu vì điều gì? Các bạn không biết ư? Chúng tôi thì biết. Và chúng tôi sẵn sàng vì điều đó”, Putin nói.
Nhà lãnh đạo Nga cho biết ưu tiên hàng đầu hiện nay của họ là xây dựng một cây cầu trị giá 3,7 tỷ USD trên eo biển Kerch để nối Crimea với Nga. Crimea hiện đang đối mặt với tình trạng cô lập giao thông và lạm phát cao do các biện pháp trả đũa của Chính phủ Ukraine. Khi được hỏi ông có sẵn sàng làm điều tương tự (triển khai các lực lượng hạt nhân) nếu thời gian quay trở lại lúc đó, ông Putin khẳng định “Tất nhiên! Tôi sẽ không bao giờ làm điều đó trừ phi tôi tin là tôi phải làm như vậy.”
Quang Phong - Skcs.vn (theo bloomberg)
Các tin khác
-
Vài điểm đáng lưu ý trong lệnh hành pháp về AI Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vừa công bố
Pháp lệnh của Tổng thống Mỹ về Trí tuệ nhân tạo AI có bốn mục tiêu chính đảm bảo rằng AI được phát triển và sử dụng một cách an toàn và có trách nhiệm -
Nghiên cứu đánh giá Vaccine Moderna có lẽ hiệu quả cao hơn Pfizer trước biến thể Delta
Nghiên cứu mới thấy vaccine mRNA từ Pfizer-BioNTech có lẽ ít có hiệu quả hơn vaccine Moderna trong việc ngăn ngừa biến thể Delta -
Cựu Ngoại trưởng Anh hầu tòa vì cáo buộc nói dối về Brexit
Cựu Ngoại Trưởng Anh ông Boris Johnson sẽ phải hầu tòa với cáo buộc cố tình nói dối công chúng trong chiến dịch vận động cho cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU). -
Hơn 100 người mất tích sau vụ chìm tàu tại Cộng hòa dân chủ Congo
Một vụ tai nạn chìm tàu tại hồ ở miền Tây Cộng hòa Dân chủ Congo đã khiến 100 người mất tích. -
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa hủy diệt Iran
Trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng đe dọa phá hủy Iran nếu tấn công các lợi ích Mỹ khiến căng thẳng hai bên ngày càng leo thang với sự tăng cường hiện diện quân sự. -
Tổng thống Donald Trump quyết định tăng thuế lên 300 tỷ USD hàng còn lại
Động thái của Tổng thống Trump diễn ra chỉ một ngày ngày sau khi nước này chính thức tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc. -
Cảnh sát bắt giữ 2 hung thủ xả súng tại trường học ở Colorado, Mỹ
Ngay sau khi vụ xả súng vào một trường học ở hạt Douglas thuộc bang Colorado (Mỹ), cảnh sát đã bắt giữ được hai hung thủ gây ra vụ xả súng -
Cháy máy bay chở khách tại Nga, 41 người thiệt mạng
Chiếc máy bay chở khách của Nga mang số hiệu số hiệu SU 1492 hành trình từ Moskva - Murmansk đã hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Sheremetyevo do xảy ra cháy trên máy bay. -
Mỹ: Máy bay Boeing 737 chở khách hạ cánh xuống sông
Hãng tin CNN dẫn nguồn từ trang Twitter cá nhân của thị trưởng thành phố Florida, Mỹ, cho biết một chiếc máy bay chở 136 hành khách đã hạ cánh xuống sông ở vùng Jacksonville. -
Bộ trưởng Quốc phòng Anh bị cách chức vì rò rỉ thông tin mật về Huawei
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson đã bị cách chức do liên quan đến vụ rò rỉ rỉ thông tin từ Hội đồng An ninh Quốc gia về sự liên quan của Huawei với mạng 5G của Anh.