Phương pháp giúp xe không bị thủy kích khi qua đoạn đường ngập nước sâu

11/29/2018 3:15:33 PM
Di truyển xe ô tô trên đường nhất là vào những ngày thời tiết mưa bão sẽ gặp phải những tuyến đường ngập nước sâu. Nhiều xe đi qua khu vực ngập nước sâu khiến xe bị hỏng động cơ hay giới chuyên môn gọi là cái tên thủy kích.

 

Di truyển xe ô tô trên đường nhất là vào những ngày thời tiết mưa bão sẽ gặp phải những tuyến đường ngập nước sâu. Nhiều xe đi qua khu vực ngập nước sâu khiến xe bị hỏng động cơ hay giới chuyên môn gọi là cái tên thủy kích. Tránh hư hỏng nặng nề, chi phí sửa chữa tốn kém bạn đọc hãi cùng tìm hiểu ngay sau đây.

 Hiện tượng thủy kích là gì?

Thủy kích là hiện tượng nước vào cơ xe ô tô (động cơ đốt trong) qua đường khí nạp của xe (đường hút gió), làm chết máy đột ngột khi qua đoạn đường ngập nước sâu. Với điều kiện vận hành thông thường, piston chuyển động tịnh tiến ép hỗn hợp hoà khí (nhiên liệu, không khí) với tốc độ khoảng 1.000 vòng/phút.

 Tuy nhiên, khi nước tràn vào đường hút gió và chiếm chỗ của hỗn hợp hoà khí, nước sẽ làm cho hỗn hợp hoà khí sai lệch tỉ số nén ban đầu tạo phản lực làm biến dạng các tay biên và piston. Nếu vẫn tiếp tục chạy thì tay biên cong quá sẽ bị gẫy, dẫn đến nhiều nguy cơ như: chọc thủng xy lanh, phá huỷ block máy, gãy trục khuỷ v.v.

Hạn chế nguy cơ thủy kích qua đoạn đường nước ngập sâu

Bước 1: Trước khi chiếc xe tiếp cận con đường bị ngập, hãy giảm tốc độ hoặc dừng hẳn. Tình trạng thủy kích xảy ra khi các bác tài cho xe vận hành tại các vùng ngập nước sâu hơn khả năng lội nước cho phép của nhà sản xuất hay những khi vận hành xe qua sông, suối.

Bước 2: Trước khi cho xe lội nước, hãy bật đèn báo nguy hiểm và đèn chiếu sáng có thể tăng mức độ đánh giá độ sâu của mực nước.

Bước 3: Tắt điều hòa (nút AC) để giảm thiểu thiệt hại vì cánh quạt hút gió hoạt động khi ngập nước dễ dẫn nước vào sâu hơn khoang động cơ. Ngoài ra, khi điều hòa chạy thì xe mất thêm công suất, khiến xe bị yếu khi phải lội nước. Đồng thời tài xế chuyển về số 1 (số sàn) hoặc chuyển số tay về mức thấp (số tự động) để xe khỏe hơn.

Bước 4: Mở một chút cửa sổ xe để không khí lưu thông khi bạn đã tắt điều hòa và quạt gió.

Bước 5: Hãy nhớ giữ đều chân ga và đừng đi quá nhanh, nhưng cũng không quá chậm để tránh nước tràn vào khoang động cơ từ phía trước và cả ống xả phía sau. Không nên dừng lại ở giữa vùng ngập. Việc lái xe quá nhanh qua vùng ngập nước còn dẫn đến việc tạo sóng lớn làm ảnh hưởng đến nhiều ô tô, xe máy và người khác, được xem là một hành động kém văn minh.

Bước 6: Khi chiếc xe gần thoát khỏi khu vực nước sâu, bạn có thể tăng tốc độ một cách cẩn thận. Bạn nên kiểm tra xe của bạn thật kỹ sau khi lái xe qua vùng ngập nước.

Bước 7: Nếu xe gặp sự cố chết máy, hãy gọi cứu hộ hoặc thợ sửa xe thân quen. Tránh tự ý xử lý như tiếp tục đề nổ, vì như vậy dễ dẫn đến trường hợp thủy kích, thiệt hại lớn hơn nhiều.

Bước 8: Nếu đã vượt qua vùng ngập một cách an toàn, tiếp tục lái xe bình thường nhưng nên di chuyển một cách điềm tĩnh, không thốc ga hay phanh gấp vì các bộ phận trên xe đã có tiếp xúc với nước nên cần thêm thời gian để khô ráo.

Trường hợp xe bị thủy kích nghiêm trọng gây hư hại tới động cơ, bạn không còn cách nào khác ngoài đưa xe tới xưởng sửa chữa. Tuỳ vào mức độ hư hại, bạn có thể sẽ phải thay thế những bộ phận quan trọng và thậm chí là toàn bộ động cơ. Dù ở trong trường hợp nào, số tiền bỏ ra cũng sẽ rất lớn.Khi này, các chi phí của bạn sẽ được chi trả một phần bởi các công ty bảo hiểm nếu chiếc xe của bạn có tham gia loại hình bảo hiểm này. Vì vậy, với điều kiện giao thông và thời tiết tại Việt Nam, việc mua bảo hiểm thủy kích cũng như những kiến thức cần thiết cho việc xử lý khi xe bị thủy kích cũng là cực kỳ quan trọng.

 Suckhoecuocsong.com.vn/Theo Nghe nghìn Việt Nam

Các tin khác