Phân biệt ong chúa, ong đực, ong thợ trong đàn được các chuyên gia bật mí
Những năm gần đây việc nuôi ong lấy mật đã giúp các hộ dân tại một số địa phương như Lào Cai, Mộc Châu, Hà giang,...phát triển kinh tế, giảm nghèo. Nuôi ong lấy mật còn giúp nền nông nghiệp hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường sống, môi trường trong lành. Trong quá trình nuôi ong người nuôi cần nhận biết ong đực, ong thợ, ong chúa trong đàn để tiện cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng tránh việc chia tách đàn.
Để phân biệt được ong chúa, ong đực, ong thợ trong một tổ hãy ghi nhớ những đặc điểm, dấu hiệu nhận biết dưới đây được các chuyên gia về ong bật mí.
Ong chúa:
Ong chúa là con ong trưởng thành là người mẹ lớn nhất và có quyền lực nhất trong tổ. Ong chúa có nhiệm vụ sinh sản duy trì nòi giống. Những con ong chúa non, người sau này sẽ kế thừa ngôi vị sẽ được nuôi dưỡng với một chất giàu protein được gọi là sữa ong chúa.
Nhiệm vụ ong chúa: Để quản lý được cả ngàn con ong trong đàn ong chúa điều kiển các con khác trong tổ thông qua nước bọt. Tuyến nước bọt của ong chúa chứa một kho các chất hóa học. Khi được bức xạ vào không gian của loài ong, các chất này sẽ truyền tải thông tin đến từng con ong và mệnh lệnh được chấp hành triệt để.
Đặc điểm nhận biết ong chúa: Ong chúa là con lớn nhất đầu đàn, cơ thể dài gần gấp hai lần con ong thợ. Trong một đàn ong mật ong chúa chỉ có một con. Khi quan sát kỹ tổ ong mật chúng ra sẽ nhận thấy ong chúa có màu nâu sẫm khác biệt màu với ong thợ và ong đực. Ong chúa có vóc dáng cân đối, bụng thon dài, chúa mới đẻ có lớp lông tơ nhiều, mịn, bò nhanh nhẹn. Ong chúa hoạt động chủ yếu trong tổ rất ít khi ra ngoài trừ những ngày thụ tinh hoặc ra để bốc bay.
Ong đực:
Nhiệm vụ của ong đực trong đàn ong: Nhiệm vụ duy nhất của ong đực trong đàn ong chính là giao phối với ong chúa. Việc giao phối của ong đực và ong chúa diễn ra trong những chuyến bay. Nếu giao phối thành công, ong đực sẽ chết do dương vật của nó sẽ bị tách khỏi cơ thể sau khi giao phối với ong chúa.
Đặc điểm nhận biết ong đực: Ong đực được sinh ra từ trứng không thụ tinh. Chúng có đôi mắt to và không thể giúp bảo vệ tổ do chúng không có chất đốt kẻ thù, chúng cũng không có bộ phận trên cơ thể để thu nhập phấn hoa hoặc mật hoa. Do đó ong đực được sinh sản để đóng góp trong việc nuôi dưỡng cộng đồng.
Ong thợ:
Ong thợ là những con ong cái làm mọi công việc lên quan quan đến bảo quản mật ong, nuôi ong đực, xây tổ, bảo quản phấn hoa, di chuyển xác chết, tìm thức ăn, mật hoa, mang nước, thổi gió để duy trì nhiệt độ thích hợp, bảo vệ tổ khỏi sự xâm lược từ tác nhân biên ngoài môi trường. Có số lượng đông nhất trong đàn và có bộ phận sinh sản phát triển không đầy đủ. Tuổi thọ của ong thợ chỉ kéo dài từ 5-8 tuần.
Đặc điểm nhận biết ong thợ: Ong thợ chiếm số lượng nhiều nhất trong đàn, kích thước của ong thợ nhỏ hơn ong chúa 3 lần. Ong thợ có màu vàng khác biệt với màu sắc của ong chúa và ong đực.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.