Nobel Kinh tế 2015 vinh danh nghiên cứu về đói nghèo và phúc lợi xã hội

10/12/2015 9:07:13 PM
Tiếp theo các giải Nobel về Y học, Hóa học, Hòa Bình...hôm nay ngày 12/10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tiếp tục công bố trao giải Nobel Kinh tế năm 2015 cho giáo sư kinh tế Angus Deaton thuộc Đại học Princeton (Mỹ).

 

Tiếp theo các giải Nobel về Y học, Hóa học, Hòa Bình...hôm nay ngày 12/10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tiếp tục công bố trao giải Nobel Kinh tế năm 2015 cho giáo sư kinh tế Angus Deaton thuộc Đại học Princeton (Mỹ) với chủ đề nghiên cứu về những vấn đề tiêu dùng, đói nghèo và phúc lợi xã hội.

 

Được biết, người vinh dự được nhận giải Nobel năm nay là nhà kinh tế gia người Mỹ Angus Deaton, 69 tuổi, sinh tại Edinburgh (Anh) nhưng công tác tại Đại học Princeton, bang New Jersey (Mỹ). Hiện, ông Deaton mang hai quốc tịch Mỹ và Anh.

 

Theo đánh giá của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, những nghiên cứu của ông Deaton về một loạt vấn đề có tầm quan trọng rộng khắp, liên quan đến phúc lợi xã hội, không chỉ mang ý nghĩa đối với các quốc gia nghèo khó, mà còn ảnh hưởng lớn đến công tác làm chính sách cũng như cộng đồng làm khoa học.

 

Công trình nghiên đạt giải Nobel tập trung vào 3 vấn đề chính gồm Người tiêu dùng đã chi tiêu như thế nào vào các nhóm hàng hóa khác nhau;  Bao nhiêu % thu nhập người tiêu dùng trong xã hội được chi tiêu và bao nhiêu % thu nhập của họ được tích lũy; Cách thức đo lường và phân tích tác động giữa phúc lợi xã hội và tình trạng đói nghèo.

 

Giáo sư người Mỹ Angus Deaton (phải) là chủ nhân giải Nobel kinh tế năm 2015

 

Sau lễ công bố giải thưởng, giáo sư Deaton chia sẻ luôn dành sự quan tâm cho vấn đề đói nghèo trên thế giới, cách hành xử và cách thức giúp người nghèo có được cuộc sống tốt hơn. Đặc biệt, ông rất tự hào đã giành được giải thưởng danh giá này, đồng thời cảm ơn ban tổ chức giải Nobel đã quan tâm tới người nghèo trên toàn thế giới.

 

Tuy nhiên, ông Deaton cũng cho hay ông không lạc quan một cách mù quáng và mong muốn tỷ lệ đói nghèo trên thế giới sẽ giảm dần chứ không phải việc làm một sớm một chiều.

 

Ngoài giá trị nhân văn, Công trình nghiên cứu của giáo sư Deaton còn có ý nghĩa thực tiễn, giúp đo lường tình trạng đói nghèo, cách lập chính sách dựa trên các con số thống kê về mức sống tại các quốc gia đói nghèo… sự trợ giúp của các quốc gia phát triển.

 

Như vậy, nếu năm 2014, nhà kinh tế người Pháp Jean Tirole giành được giải thưởng Nobel Kinh tế cho nghiên cứu sức mạnh thị trường và những quy định quản lý của nhà làm chính sách thì năm nay giải thưởng nghiên cứu về đói nghèo và phúc lợi xã hội cho thấy nhân loại đang hướng tới một xã hội bình đằng, không còn người nghèo khó...

 

Hải Yến

 

Các tin khác