Những người nào không nên ăn mướp đắng?

6/2/2021 10:51:00 AM
Mướp đắng được biết đến là thực phẩm tốt cho sức khỏe, làn da, có công dụng trị mụn rất tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn mướp đắng được, những người dưới đây không nên ăn mướp đắng tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

 

Những ai không nên ăn mướp đắng, cách khử vị đắng của mướp đắng

Mướp đắng còn được gọi với tên gọi khác là khổ qua, tên khoa học là Momordica charantia, thuộc thực vật thân leo, mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cùng họ với bầu bí, dưa chuột. Mướpđắng có u sần sùi, ăn có vị đắng được biết đến là loại quả có vị đắng nhất trong các loại rau củ quả.

Theo Đông y, mướp đắng (khổ qua) có vị đắng, tính hàn nên có tác thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, mát tim, nhuận tràng, giảm đường trong máu, chống sưng phù, điều trị độc tố, thúc đẩy khả năng miễn dịch, trị chứng rôm sảy, hạt bổ thận tráng dương cực tốt cho sức khỏe.

Theo y học hiện đại nghiên cứu, mướp đắng rất tốt cho sức khỏe. Mướp đắng giàu vitamin A, vitamin C, folate và chất xơ. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa có lợi khác như catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogenic có trong mướp đắng có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi bệnh tật, nhất là ung thư, hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Ngoài ra mướp đắng còn có tác dụng làm đẹp da, trị mụn, hỗ trợ giảm cân, giảm cholesterol,…

Dù mướp đắng rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng mướp đắng thường xuyên.

Những đối tượng không nên ăn mướp đắng tránh ảnh hưởng tới sức khỏe

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Dù mướp đắng rất tốt nhưng đối với phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú không nên ăn mướp đắng. Bởi mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết, làm hư thai, gây kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Đối với phụ nữ đang cho con bú không nên ăn mướp đắng bởi một số thành phần không tốt trong mướp đắng có thể được truyền qua sữa mẹ gây ảnh hưởng đến cho trẻ nhỏ.

Những người nào không nên ăn mướp đắng

Người đang mắc bệnh tiêu hóa

Những người đang mắc các bệnh về tiêu hóa như: đau dạ dày, tiểu chảy, đau bụng, hay người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh) không nên ăn mướp đắng. Bởi mướp đắng được biết đến là loại quả có tính hàn nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày

Người bị bệnh huyết áp thấp

Người bị bệnh huyết áp thấp cũng nên kiêng ăn mướp đắng. Bởi mướp đắng giảm huyết áp chính vì vậy không nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp, gây đau đầu, chóng mặt

Người hay bị đau đầu

Do mướp đắng có chứa charantin, polypetid – P. Charantin, polypetid – P là những chất làm giảm đường huyết vì chúng hạn chế dung nạp glucose nên thường được dùng để điều trị bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Nhưng những chất này cũng có khả năng gây đau đầu vì làm hạ huyết áp.

Bên cạnh đó, một số trường hợp chất vicine trong hạt mướp đắng có thể gây ngộ độc với các biểu hiện lâm sàng như đau đầu, co thắt vùng bụng hoặc có thể hôn mê nhẹ.

Người có bệnh liên quan đến gan, thận

Mướp đắng khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi với những người mắc bệnh về gan, thận nếu ăn mướp đắng. Ngoài ra, những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) tuyệt đối không nên sử dụng mướp đắng.

Người vừa mới phẫu thuật

Những người vừa mới phẫu thuật xong không nên ăn mướp đắng. Bởi mướp đắng làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết sau các ca phẫu thuật. Theo các chuyên gia nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.

Bật mí cách chọn mướp đắng ngon

+ Không nên chọn những quả mướp đắng màu xanh mướt, đậm, thân phình to, da láng bóng bởi có thể chúng được bón nhiều đạm, chất kích thích sinh trưởng

+ Nên chọn những quả mướp đắng có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti

Cách khử vị đắng của mướp đắng

+ Ngâm mướp đắng với nước

Sau khi bổ mướp đắng làm đôi, bỏ đi hạt, cắt thành lát mỏng, rửa sạch với nước lạnh 3-4 lần, vị đắng sẽ giảm đi

+ Gọt bỏ lớp cùi trắng bên trong mướp đắng để khử vị đắng:

Bổ dọc quả mướp, dùng dao loại bỏ hết phần cùi trắng bên trong của mướp đắng, vị đắng sẽ giảm đi rõ rệt.

Ướp lạnh mướp đắng

Lấy mướp đắng ướp vào đá hoặc bọc thực phẩm cho vào tủ lạnh, ở nhiệt độ thấp sẽ giúp vị đắng giảm đáng kể, mướp đắng giòn ngon hơn.

Ướp muối mướp đắng

Sau khi khi thái nhỏ mướp đắng, bạn dùng một ít muối ướp khoảng 15 phút, tiếp đó rửa sạch với nước lạnh là có thể làm giảm vị đắng.

Nấu chung mướp đắng với thực phẩm khác

Mướp đắng xào chung với ớt sẽ làm giảm đi vị đắng, hoặc xào mướp đắng với trứng sẽ giảm vị đắng của mướp đắng.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Kỹ thuật trồng, chăm sóc mướp đắng trong chậu

Bị nóng trong người hè này nên uống gì để thanh nhiệt, giải độc

+ Bổ sung 4 thực phẩm có vị đắng phòng tránh đột quỵ do sốc nhiệt

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác