Những ai không nên uống trà xanh tránh ảnh hưởng sức khỏe
Những ai không nên uống trà xanh tránh ảnh hưởng sức khỏe
Trà xanh là một trong những loại đồ uống có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể uống trà xanh. Bởi những nhóm người dưới đây nên tránh uống trà xanh, thay thế bằng loại thức uống khác để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe.
Trong trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại sự gây hại của gốc tự do nhờ đó mà góp phần bảo vệ tế bào khỏi sự phá huỷ của khối u ác tính. Khi uống trà xanh thường xuyên sẽ giúp bảo vệ hệ tim mạch, giảm lượng cholesterol xấu có trong cơ thể
Đồng thời, các hoạt chất có lợi trong trà xanh còn có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn nên sẽ giúp phòng ngừa sâu răng và hôi miệng. Nhờ khả năng hạn chế sự giãn nở mạch máu ở dưới bọng mắt, trà xanh còn trở thành thức uống chữa thâm quầng mắt rất tốt.
Không những phòng ngừa sâu răng, bảo vệ tim mạch khi uống nước trà xanh thường xuyên còn giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng sự chắc khỏe cho xương, làm đẹp da nhờ hoạt chất EGCG với công dụng giữ độ đàn hồi và ngăn ngừa lão hóa cho da,...
Tuy nhiên, dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người sử dụng nhưng không phải ai cũng có thể uống thường xuyên trà xanh. Bởi những nhóm người này nếu uống trà xanh nhiều có thể gây ảnh hưởng sức khỏe, khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Những người nên tránh uống trà xanh
Người bị suy nhược thần kinh, mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc
Trà xanh có chứa caffein có tác dụng kích thích thần kinh, tăng sự tỉnh táo, tập trung làm việc. Nhưng với những người bị suy nhược thần kinh, mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc việc uống trà xanh có thể làm cho não trở nên hưng phấn quá mức khiến mất ngủ, đặc biệt nếu uống trước khi ngủ, uống vào buổi tối.
Người bị loét dạ dày
Những người bị loét dạ dày nên tránh uống trà xanh. Bởi trong trà xanh có chứa caffein có thể thúc đẩy dày tiết ra axit từ đó có thể ảnh hưởng đến việc chữa lành bề mặt vết loét, làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, những người bị lạnh bụng khi uống trà xanh không nên uống trà xanh nhiều sẽ gây tức bụng, khó chịu bụng.
Người bị táo bón
Những người bị tình trạng táo bón nên hạn chế uống trà xanh bởi loại đồ uống này có chứa catechin polyphenol có tác dụng làm se niêm mạc đường tiêu hóa, khiến phân bị khô, gây táo bón hoặc nặng hơn
Người bệnh tim hoặc huyết áp cao
Uống quá nhiều trà đặc sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp từ đó nên hạn chế uống trà đặc.
Người bị thiếu canxi hoặc gãy xương:
Các alkaloit trong trà xanh có thể ức chế sự hấp thụ canxi, đồng thời thúc đẩy bài tiết canxi trong nước tiểu, do đó canxi trong cơ thể ngày càng ít, dẫn đến thiếu canxi và loãng xương, gãy xương khó hồi phục.
Người thiếu máu
Những người bị thiếu máu nên hạn chế uống trà xanh, trà quá đặc, Bởi axit tannic trong trà xanh kết hợp với sắt trong thức ăn, cản trở sự hấp thụ sắt vào niêm mạc ruột, gây thiếu sắt từ đó có thể gây thiếu máu.
Người đang sốt cao
Những người bị sốt cao không nên uống trà xanh thay vào đó nên uống nước lọc, nước ép từ trái cây, rau củ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nhanh chóng hồi phục. Bởi hợp chất theophylline trong trà có tác dụng làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến cơn sốt trầm trọng hơn.
Người bị xơ vữa động mạch
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng trong trà xanh chứa nhiều loại hoạt chất sinh học như caffein, theophylline, theobromine… có thể gây co thắt mạch máu não, khiến máu lưu thông chậm, thúc đẩy quá trình hình thành huyết khối não, không có lợi cho người bị xơ vữa động mạnh. Những hoạt chất này khi hấp thụ vào cơ thể nhiều, trong thời gian dài có thể gây co thắt tâm thu động mạch vành, gây thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực, hồi hộp, tức ngực, rối loạn nhịp tim.
Phụ nữ mang thai, sinh con và cho con bú
Phụ nữ mang thai, sinh con và cho con bú không nên uống nhiều trà pha quá đặc. Bởi nồng độ trong trà đặc cao tới 10%, sẽ làm tăng tần suất đi tiểu và nhịp tim của bà bầu, đồng thời tăng tải cho tim và thận. Có nhiều khả năng gây nhiễm độc thai nghén do đó nên uống trà ít hơn, thay thế bằng các loại đồ uống có lợi khác
Nếu như uống quá nhiều trà trước khi sinh, chất caffein trong trà sẽ gây hưng phấn và gây mất ngủ, khó ngủ từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe. Phụ nữ cho con bú không nên uống quá nhiều trà do nồng độ axit tannic cao trong trà dẫn đến ức chế quá trình tiết sữa, gây tiết sữa không đủ, sữa ít.
Phụ nữ trong kỳ kinh và cả phụ nữ mãn kinh
Phụ nữ trong kỳ kinh và cả phụ nữ mãn kinh sẽ bị thiếu máu, không nên uống trà xanh. Ngoài ra, trà xanh có tính lạnh, nếu uống trong kỳ kinh có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm hội chứng tiền kinh nguyệt. Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh đôi khi bị tim đập nhanh và ngủ kém, ngủ không sâu giấc. Uống quá nhiều trà sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng này.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những lợi ích bất ngờ khi nấu cơm bằng nước trà
Thức uống giảm thâm quầng mắt hiệu quả, đẹp da
Những loại thực phẩm nào đã chế biến không nên dùng qua đêm?
Giải nhiệt bằng nước đậu xanh, đậu đen: Những lưu ý cần biết trước khi dùng
Đây là 5 lý do bạn nên uống trà xanh pha mật ong mỗi ngày
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.