Nhím kiểng: Cân nặng, kích thước, tuổi thọ trung bình và món ăn yêu thích
Giới trẻ thường chọn nhím kiểng hay còn gọi nhím gai lùn châu Phi là thú nuôi ưa thích. Loài nhím kiểng này được thuần hóa từ loài nhím gai hoang dã.
Hiện nay nhiều bạn trẻ thay vì nuôi chó, mèo, tắc kè,… đã chọn nhím kiểng làm vật cưng bởi chúng sở hữu vẻ ngoài ngộ nghĩnh, đáng yêu. Dưới đây là đặc điểm, cân nặng, tuổi thọ, tập tính sinh hoạt của nhím kiểng
Đặc điểm nhận dạng nhím kiểng:
Nhím kiểng được bao bọc bởi một lớp lông gai dày đặc. Thoạt đầu, nhiều người vẫn còn e ngại khi nhìn thấy lớp lông gai này nhưng thực chất, chúng hoàn toàn vô hại. Phần bụng, chân và mặt được bao phủ bởi lớp lông mềm trắng muốt. Chúng sở hữu cái miệng nhỏ nhọn đặc trưng, chân ngắn và khá chậm chạp. Điều đặc biệt là tuy có lông xù trông nguy hiểm nhưng nhím cảnh không có khả năng gây thương tổn cho người nuôi. Nhím không có mùi hôi khó chịu như các loại thú cưng khác và cách vệ sinh cho chúng cũng đơn giản.
Cân nặng, kích thước nhím kiểng:
Khi trưởng thành, nhím kiểng có thể đạt kích thước tối đa, cân nặng khoảng 900 gam và chiều dài đạt khoảng 13-20 cm.
Tuổi thọ trung bình của nhím kiểng:
Tuổi thọ trung bình của nhím kiểng là 3.5 năm nếu được nuôi trong môi trường được chăm sóc đầy đủ dinh dưỡng nhím kiểng có thể sống được 9 năm.
Phân biệt nhím kiểng đực, cái như thế nào?
Nhìn bề ngoài nhím đực và nhím cái rất giống nhau. Muốn phân biệt, phải lật ngửa chúng lên. Con đực sẽ có núm thịt nhú lên ở phần bụng, còn con cái lại trơn mượt.
Tập tính sinh hoạt của nhím kiểng:
Nhím kiểng là loài gặm nhấm chuyên hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày. Ở môi trường tự nhiên chúng thường sống theo bầy đàn từ 3 đến 5 con. Khi nuôi nhím kiểng người nuôi cần chọn nơi ít tiếng ồn, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào nhím.
Tập tính sinh sản của nhím kiểng:
Độ tuổi sinh sản của nhím khi nuôi được 6 tháng tuổi. Đối với những con nhím cái khi đến tuổi sinh sản mỗi năm có thể đẻ từ 3-4 lứa, mỗi lứa sẽ có từ 3-9 con nhím con. Thời gia mang thai của nhím là 35 ngày.
Khi nhím đến thời kỳ giao phối chỉ cần ghép một nhím đực với một nhím cái không cùng huyết thống chung một chuồng.
Ngoài ra người nuôi nên nhớ trong thời kỳ mang thai và nuôi con nhím mẹ rất hung hăng, dữ dằn nên các bạn không chạm vào nhím mẹ hay nhím con nhé.
Lông màu nhím kiểng có màu gì?
Nhím kiểng có các màu sắc chủ yếu như sau: màu muối tiêu, màu socola (cafe sữa hoặc nâu), màu trắng, màu vàng và cuối cùng là màu pinto
Thức ăn của nhím kiểng:
Nhu cầu: 80 – 100 calo mỗi ngày. Nhím là một loài gặm nhấm nên nhai khỏe, ăn nhiều, không kén đồ ăn ăn tạp, khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt
Thức ăn chính của nhím loại trái cây rơi rụng, hạt ngũ cốc. Để đảm bảo cho nguồn đạm trong cơ thể, nhím còn ăn cả các loại côn trùng, giun...Đôi khi, ốc sên cũng được đưa vào món khoái khẩu.
Một số loại thực vật nhím kiểng được ăn: cà rốt, dưa leo, dưa hấu, lê, táo, cam, quýt, nho, ngô, cải xanh, bí đỏ...
Sâu worm (sâu gạo) là món ăn khoái khẩu của chúng, thường dùng để huấn luyện, giúp nhím dễ gần với chủ hơn. Món này sẽ giúp nhím béo rất nhanh.
Những loại thức ăn đạm: sâu cho chim, sâu superworm dành cho cá rồng, thịt heo, gà, cá đã nấu chín, lòng đỏ trứng đã luộc chính.
Một vài lưu ý chọn thức ăn cho nhím
Đối với các loại thịt, lòng đỏ trứng luộc chín không nên để qua ngày hoặc ôi thiêu, tốt nhất nên kiểm tra thật kĩ càng trước khi cho nhím ăn, không nên cho nhím ăn thịt bò vì sẽ gây dị ứng hoặc sán dây.
Thức ăn, thực vật nên rửa thật sạch các tạp chất, ngâm nước muối trước để khử trùng. Tránh cho nó ăn nhiều các loại trái cây vị chua, vì nếu cơ thể tích tụ nhiều axit gây nhiều biến chứng, sẽ gây vô sinh ở nhím đực.
Hãy nhớ lấy hạt ra trước khi cho Nhím kiểng ăn trái cây chứa hạt.
Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng để có 1 chú nhím khỏe và màu gai đẹp, dày dặn đơn giản hơn rất nhiều so với những pet khác.
Suckhoecuocsong.com.vn (Tổng hợp)
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.