Nepal cứu sống bé trai bị chôn vùi 22h dưới lòng đất
Số người chết trong thảm kịch động đất ngày 25/4 tại Nepal đã tăng lên hơn 5000 người và dự báo có thể tăng gấp đôi con số kể trên. Hiện, mọi công tác cứu hộ vẫn được gấp rút tiến hành...đặc biệt, trong ngày hôm nay, một bé trai 4 tháng tuổi bị chôn vùi trong đống đổ nát đã được cứu sống khi lực lượng cứu hộ nghe thấy tiếng khóc của bé.
Theo báo Katmandu Today, quân đội Nepal tìm thấy cậu bé 4 tháng tuổi bị chôn vùi trong đống đổ nát trong suốt 22 giờ ở khu vực cách thủ đô Kathmandu khoảng 80 km.
Ban đầu, các binh sĩ Nepal không đưa được cậu bé ra ngoài và từ bỏ nỗ lực cứu hộ vì cho rằng cậu bé đã chết.Nhưng bất thình lình cậu bé khóc ré lên và các binh sĩ vội vã quay trở lại tìm mọi cách giải cứu.
Hiện cậu bé đang trong tình trạng ổn định. Các xét nghiệm ban đầu cho thấy cậu không bị chấn thương nội tạng.
Trước đó, một số trường hợp sống sót kỳ diệu khác cũng được các lực lượng cứu hộ cứu sống. Hiện tại, số người thiệt mạng do động đất tại Nepal đã tăng lên hơn 5.000 người.
Nguyên nhân khiến Nepal bị nguy hiểm
Trên bản đồ động đất thế giới, Nepal có màu đỏ sẫm và là một khu vực bị động đất đe dọa cao độ.
Cách đây 25 triệu năm, Ấn Độ từng là một hòn đảo nằm riêng biệt trên Ấn Độ Dương. Sau đó, hòn đảo này trôi dạt về phía đất liền và va chạm với mảng kiến tạo Á - Âu. Sự va đập nói trên đã tạo ra một lực khủng khiếp, góp phần hình thành dãy núi Himalaya hùng vĩ và gây ra những trận động đất mạnh. Không may là Nepal lại nằm ở nơi xảy ra sự va đập giữa hai mảng kiến tạo này. Hiện nay, mảng kiến tạo Ấn Độ đang “lấn sân” mảng kiến tạo Á - Âu với tốc độ 1mm/tuần và, về mặt địa chất, đây là một tốc độ rất nhanh.
Theo chuyên gia địa vật lý học Lung S. Chan tới từ Đại học Hong Kong (Trung Quốc), sự va chạm giữa hai mảng kiến tạo trên là “một ví dụ tiêu biểu cho hoạt động địa chất”. Chỉ tính riêng trong thế kỷ XX, các vụ đụng chạm đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người ở Nepal.
Ngoài lí do vì sức mạnh khổng lồ từ những vụ va chạm kiến tạo, Nepal là khu vực dễ bị động đất tàn phá do đứt gãy bên dưới bề mặt quốc gia này. Vết đứt gãy thông thường tạo ra khoảng trống khi mặt đất tách ra. Trong khi đó, Nepal nằm trên đứt gãy nghịch (thrust fault), nơi một mảng kiến tạo sẽ tự đẩy lên trên một mảng kiến tạo khác.
Theo các chuyên gia, tính phức tạp của lực tác động lên vết nứt gãy là lý do khiến giới nghiên cứu không thể dự đoán chính xác số lượng động đất trung bình mà một khu vực sẽ phải trải qua trong một thế kỷ.
Hải Yến - Skcs.vn (tổng hợp)
Các tin khác
-
Vài điểm đáng lưu ý trong lệnh hành pháp về AI Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vừa công bố
Pháp lệnh của Tổng thống Mỹ về Trí tuệ nhân tạo AI có bốn mục tiêu chính đảm bảo rằng AI được phát triển và sử dụng một cách an toàn và có trách nhiệm -
Nghiên cứu đánh giá Vaccine Moderna có lẽ hiệu quả cao hơn Pfizer trước biến thể Delta
Nghiên cứu mới thấy vaccine mRNA từ Pfizer-BioNTech có lẽ ít có hiệu quả hơn vaccine Moderna trong việc ngăn ngừa biến thể Delta -
Cựu Ngoại trưởng Anh hầu tòa vì cáo buộc nói dối về Brexit
Cựu Ngoại Trưởng Anh ông Boris Johnson sẽ phải hầu tòa với cáo buộc cố tình nói dối công chúng trong chiến dịch vận động cho cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU). -
Hơn 100 người mất tích sau vụ chìm tàu tại Cộng hòa dân chủ Congo
Một vụ tai nạn chìm tàu tại hồ ở miền Tây Cộng hòa Dân chủ Congo đã khiến 100 người mất tích. -
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa hủy diệt Iran
Trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng đe dọa phá hủy Iran nếu tấn công các lợi ích Mỹ khiến căng thẳng hai bên ngày càng leo thang với sự tăng cường hiện diện quân sự. -
Tổng thống Donald Trump quyết định tăng thuế lên 300 tỷ USD hàng còn lại
Động thái của Tổng thống Trump diễn ra chỉ một ngày ngày sau khi nước này chính thức tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc. -
Cảnh sát bắt giữ 2 hung thủ xả súng tại trường học ở Colorado, Mỹ
Ngay sau khi vụ xả súng vào một trường học ở hạt Douglas thuộc bang Colorado (Mỹ), cảnh sát đã bắt giữ được hai hung thủ gây ra vụ xả súng -
Cháy máy bay chở khách tại Nga, 41 người thiệt mạng
Chiếc máy bay chở khách của Nga mang số hiệu số hiệu SU 1492 hành trình từ Moskva - Murmansk đã hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Sheremetyevo do xảy ra cháy trên máy bay. -
Mỹ: Máy bay Boeing 737 chở khách hạ cánh xuống sông
Hãng tin CNN dẫn nguồn từ trang Twitter cá nhân của thị trưởng thành phố Florida, Mỹ, cho biết một chiếc máy bay chở 136 hành khách đã hạ cánh xuống sông ở vùng Jacksonville. -
Bộ trưởng Quốc phòng Anh bị cách chức vì rò rỉ thông tin mật về Huawei
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson đã bị cách chức do liên quan đến vụ rò rỉ rỉ thông tin từ Hội đồng An ninh Quốc gia về sự liên quan của Huawei với mạng 5G của Anh.