Lưu ý khi tự thay lốp dự phòng
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi bạn bắt tay vào thay lốp dự phòng cho xe của mình.
Tìm chỗ đỗ xe an toàn
Ngay khi vừa phát hiện lốp xe có dấu hiệu hết hơi hoặc bị thủng, người lái cần tìm một vị trí an toàn, rộng rãi và không gây cản trở giao thông để tiến hành thay lốp dự phòng. Nơi lý tưởng thường có địa thế bằng phẳng và dễ dàng đỗ xe như lề đường, khu đất trống...
Sau đó, tài xế bật đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đèn tín hiệu để các phương tiện khác nhận biết rồi tắt máy, kéo phanh tay và gài số (hoặc vào chế độ P nếu là xe dùng số tự động), tốt hơn là rút cả chìa khoá và xuống xe tìm một vật cứng như viên gạch hoặc hòn đá to để chèn lốp xe an toàn.
Chuẩn bị lốp dự phòng
Ngoài lốp dự phòng đã có sẵn trong xe, chủ xe cũng phải “thủ sẵn” bộ dụng cụ sửa xe gồm kích, cờ lê, mỏ lếch... Vị trí lốp dự phòng thường nằm trong cốp sau đối với xe 4 chỗ, hoặc ở cửa sau của xe 7 chỗ, thậm chí là treo dưới gầm xe.
Sau khi lấy lốp dự phòng và bộ đồ nghề ra, bạn cần vặn một chiếc ốc nhỏ bên phải của chiếc kích để lấy kích ra. Lốp dự phòng cũng có một con ốc ở chính giữa la-zăng, bạn có thể tháo bằng tay để tiện thay lốp dự phòng.
Tháo bánh xe cũ
Trước khi lắp lốp mới, người lái cần tháo nắp đậy trục bánh xe (nếu có), đặt kích cho đúng điểm được thiết kế để kích xe lên. Tiếp theo, chống kích vào phần gầm cạnh trục bánh xe bị thủng, chú ý là phần gờ của gầm xe phải lọt vào rãnh của kích. Sau đó, kích nâng bánh xe tách khỏi mặt đất một chút rồi hạ xuống vài phân (cm) đến khi bánh xe tì nhẹ xuống mặt đường vừa đủ để không phải chịu sức tải lớn mà cũng không để mất kiểm soát, rồi tháo nhẹ bánh bị hỏng ra ngoài.
Khi tháo bu lông khỏi la zăng, bạn hãy vặn ngược kim đồng hồ, nếu quá chặt thì hạ thêm tầm kích cho bánh xe bám chắc lề đường và tiếp tục vặn cho tới khi tháo hết bu-lông.
Lưu ý là nên tháo từng bu-lông theo hình ngôi sao. Trước tiên, tháo một bu-lông bất kỳ, tiếp theo là tháo chiếc ở phía đối diện, cứ thế tiến hành cho tới khi hết bu-lông. Tiếp tục nâng kích lên cho mặt lốp cần thay thế cao hơn mặt đường vài cm và nhấc lốp ra ngoài. Mục đích việc nâng kích cao là để vừa khoảng trống cho bánh xe dự phòng còn đầy hơi.
Tháo hết các đai ốc đã được nới lỏng và đặt chúng ở bên cạnh, nơi bạn có thể tìm thấy dễ dàng và đảm bảo là chúng không bị lăn mất.
Lắp mới lốp dự phòng
Cần phải đặt lốp dự phòng vào đúng vị trí, nếu không chắc chắn khi gắn lốp mới vào thì nên tìm vị trí của van để có thể đặt đúng chỗ.
Sau khi đã thay lốp dự phòng vào đúng vị trí, vặn chặt tất cả các đai ốc khít vào ren đúng trình tự khi như khi tháo ra: cho từng đai ốc vào một và xoắn tạm vài vòng để cố định (chưa cần vặn chặt). Bạn cũng nên lắp đai ốc lần lượt theo hình ngôi sao như khi tháo ra.
Hạ kích cho bánh xe tì xuống mặt đường đủ chắc để hãm lốp xoay rồi siết chặt lại. Cách nhận biết siết vừa đủ lực là khi bạn nghe thấy âm thanh “tạch tạch” trên thân bu-lông.
Nâng kích và xoay thử bánh xe vài vòng để kiểm tra thao tác lắp có vấn đề không. Nếu bánh xe quay êm, từ từ hạ hết kích và tháo kích ra, cuối cùng siết chặt tất cả đai ốc còn lại. Không quên lắp nắp đậy trục bánh xe và lốp xe bị hỏng vào vị trí của bánh xe dự phòng vừa lấy ra.
Kiểm tra và chạy thử
Hoàn tất việc thay lốp, bạn cần nổ máy cho xe chạy thử và chú ý xem có hiện tượng bất thường không. Nếu chưa thực sự an tâm thì bạn cũng có thể đi đến garage gần nhất để kiểm tra lại.
Trên hầu hết các dòng xe, lốp dự phòng thường chỉ được thiết kế để sử dụng tạm thời trên quãng đường nhất định nên cách an toàn nhất vẫn là tìm đến một garage chất lượng để tiến hành sửa chữa và thay thế chính xác hơn.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo cafeauto)
Các tin khác
-
Hệ thống chống trộm trên xe ô tô hoạt động như nào, cách tắt còi chống trộm
Hệ thống chống trộm trên xe ô tô giúp cảnh báo sự đột nhập của những tên trộm muốn lấy cắp xe, các thiết bị trên xe của bạn khi xe đỗ tại những khu vực không có người bảo vệ trông xe. -
Kinh nghiệm mua cảm biến áp suất lốp xe ô tô: Cấu tạo, cách lắp chuẩn
Cảm biến ô tô giúp cập nhật chính xác trị số áp suất lốp xe ô tô từ đó giúp người lái có thể dễ dàng theo dõi tình trạng lốp thường xuyên. -
Bật mí việc nên, không nên làm khi vượt ô tô cùng chiều, cách vượt an toàn
Khi di chuyển trên đường vượt xe cùng chiều không hề đơn giản nhất là những người mới lái xe. Chỉ cần nóng vội, thiếu quan sát, tính toán sai có thể phải chịu hậu quả nghiêm trọng, gây ra tai nạn thiệt hại về người và tài sản. -
Những vị trí ngồi an toàn nhất, nguy hiểm trên xe ô tô bạn nên biết
Tùy thuộc vào loại xe ô tô, thiết kế của xe mà chúng ta biết đâu là vị trí an toàn, vị trí nguy hiểm nếu không may xảy ra va chạm, tai nạn. -
Kinh nghiệm di chuyển xe qua đường lầy lội, cách xử lý khi xe bị lún
Khi di chuyển trên những cung đường lầy lội khiến xe ô tô rất dễ bị lún hoặc trơn trượt khỏi đường gây nguy hiểm cho người lái và người ngồi bên trong xe ô tô. Để đảm bảo an toàn khi di chuyển qua đường lầy lội hãy di chuyển theo kinh nghiệm dưới đây. -
Bật mí cách lái xe ô tô qua đường sắt an toàn, tránh nguy hiểm
Khi di chuyển qua đường sắt khá nhiều tài xế chủ quan, nóng vội hoặc do ý thức chưa cao khiến các vụ tai nạn ô tô đường sắt vẫn xảy ra thường xuyên. -
Những sai lầm cần tránh khi lái xe cạnh xe tải, xe container
Khi đi trên trên xe để đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe hãy lưu ý tránh phạm phải những sai lầm khi lái xe cạnh xe tải, xe container. -
Bật mí cách lái xe ô tô lên xuống phà an toàn, đơn giản
iệc lái xe lên xuống phà là một trong những kỹ năng khó đòi hỏi lái xe cần cẩn thận, có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho người lái. Bài viết dưới đây sẽ bật mí kinh nghiệm lái xe ô tô lên xuống phà an toàn, đơn giản. -
Có nên lắp đặt kính chống chói xe ô tô ngày đêm?
Kính chống chói xe ô tô ngày đêm có tác dụng ngăn chặn ánh sáng chiếu rọi trực tiếp vào người điều khiển xe ô tô khi di chuyển trên đường, lái xe an toàn hơn trong điều kiện thiếu ánh sáng hoặc ngược sáng, đảm bảo tầm nhìn cho người lái. -
Bơm nước làm mát ô tô bị hỏng: dấu hiệu, cách khắc phục
Nhưng trong quá trình vận hành nếu phát hiện bơm nước làm mát ô tô có những dấu hiệu dưới đây cần đưa xe đi kiểm tra, khắc phục sớm nếu không muốn có những hậu quả đáng tiếc xảy ra, gây thiệt hại về kinh tế.