Liên minh châu Âu hối thúc Anh rút khỏi khối càng nhanh càng tốt
Trong tuyên bố chung phát đi hôm qua sau cuộc họp khẩn, lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) hối thúc chính phủ Anh đẩy nhanh quá trình đàm phán rút khỏi khối càng nhanh càng tốt và sẽ không có chuyện đàm phán lại.
Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz. (Ảnh: AFP)
Ngày 24/6, lãnh đạo EU đã nhất trí ra tuyên bố chung đề nghị Anh bắt đầu đàm phán rút khỏi liên minh càng sớm càng tốt. "Hiện chúng tôi muốn chính phủ Anh hiện thực hóa quyết định của người dân Anh ngay khi có thể cho dù tiến trình này đau đớn bao nhiêu và tất nhiên sẽ không có chuyện đàm phán lại", tuyên bố chung cho biết. Tuyên bố cũng nhấn mạnh, EU rất lấy làm tiếc khi người Anh quyết định rời liên minh, song EU tôn trọng quyết định đó.
Tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp khẩn giữa Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte.
Trả lời phỏng vấn báo Guardian, ông Martin Schulz cho biết, các luật sư của EU đang nghiên cứu liệu có thể đẩy nhanh quá trình giúp Anh rời khỏi liên minh không.
Theo quy định của EU, Anh sẽ phải tiến hành đàm phán về mối quan hệ mới với EU trước khi chính thức rút khỏi liên minh này. Dự kiến, tiến trình đàm phán sẽ kéo dài khoảng 2 năm. Ngoài ra, Nghị viện Anh cũng sẽ phải thông qua các kế hoạch liên quan đến việc Anh rời khỏi EU.
Trong bài phát biểu sau khi công bố kết quả trưng cầu dân ý, Thủ tướng Anh David Cameron đã tuyên bố từ chức vào tháng 10 và muốn để chính phủ mới bắt đầu các cuộc đàm phán rút khỏi EU. Tuy nhiên, lãnh đạo EU trong đó có ông Schulz và ông Juncker cho rằng, không có lý do gì phải chờ đến tháng 10 mới bắt đầu đàm phán.
“Người Anh hôm qua đã quyết định rằng họ muốn rời EU, nên không có lý gì phải chờ đến tháng 10 mới đàm phán các điều khoản ra đi. Tôi muốn bắt đầu ngay lập tức”, ông Juncker.
Ông Manfred Weber, Chủ tịch Đảng Nhân dân châu Âu thuộc Nghị viện châu Âu, cho rằng Anh đã vượt qua lằn ranh đỏ và không thể quay trở lại được nữa. “Không thể có bất cứ sự ưu ái đặc biệt nào. Rời đi là rời đi”, ông Weber tỏ ra gay gắt.
Về phần mình, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết, đại diện 27 nước thành viên còn lại của khối sẽ nhóm họp vào tuần tới để đánh giá tương lai của khối sau khi Anh rời đi.
Anh chưa thể rời EU trong 4 năm tới?
(Ảnh: Sputnik)
Trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ngày 23/6, 51,9% cử tri Anh bỏ phiếu ủng hộ rời EU (Brexit). Sở dĩ người Anh nóng lòng rút khỏi liên minh là bởi đã quá mệt mỏi với việc “gánh vác” hậu quả do tình trạng suy giảm kinh tế của khối hay ít nhất của một số thành viên trong khối, trong khi Anh lại bị mất đi quá nhiều quyền tự chủ.
Tuy nhiên, báo Süddeutsche Zeitung của Đức cho rằng, Anh sẽ chưa thể rời khỏi EU trong vòng 4 năm tới, nghĩa là ít nhất phải đến năm 2020. Tờ báo dẫn lời chuyên gia cho biết, trong những năm tới Anh và EU sẽ thảo luận về tương lai mối quan hệ giữa họ.
Để rút khỏi liên minh, Anh sẽ phải trải qua rất nhiều thủ tục pháp lý. Đặc biệt, Anh sẽ phải thông báo với Hội đồng châu Âu về ý định rút khỏi liên minh. Hội đồng châu Âu sau đó sẽ quyết định nguyên tắc dựa trên nền tảng những vấn đề thảo luận về việc chấm dứt tư cách thành viên của Anh.
Tiếp đó, Ủy ban châu Âu sẽ thảo luận chi tiết thỏa thuận về Brexit và cuối cùng Nghị viện châu Âu và đa số thành viên của EU sẽ phải lần lượt thông qua thỏa thuận đó.
Nếu sau đó Anh quyết định Brexit là một sai lầm, họ có thể xin kết nạp trở lại, nhưng khi đó sẽ là bắt đầu từ con số 0, Süddeutsche Zeitung nhấn mạnh.
"Nếu đến thời điểm nào đó mà Anh nhận ra rằng quyết định rời EU không phải một ý tưởng tốt, Anh có thể cân nhắc xin kết nạp làm thành viên trở lại của khối. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Anh sẽ phải tuân thủ toàn bộ quá trình kết nạp lại”, tờ báo viết.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Dân trí)
Các tin khác
-
Vài điểm đáng lưu ý trong lệnh hành pháp về AI Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vừa công bố
Pháp lệnh của Tổng thống Mỹ về Trí tuệ nhân tạo AI có bốn mục tiêu chính đảm bảo rằng AI được phát triển và sử dụng một cách an toàn và có trách nhiệm -
Nghiên cứu đánh giá Vaccine Moderna có lẽ hiệu quả cao hơn Pfizer trước biến thể Delta
Nghiên cứu mới thấy vaccine mRNA từ Pfizer-BioNTech có lẽ ít có hiệu quả hơn vaccine Moderna trong việc ngăn ngừa biến thể Delta -
Cựu Ngoại trưởng Anh hầu tòa vì cáo buộc nói dối về Brexit
Cựu Ngoại Trưởng Anh ông Boris Johnson sẽ phải hầu tòa với cáo buộc cố tình nói dối công chúng trong chiến dịch vận động cho cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU). -
Hơn 100 người mất tích sau vụ chìm tàu tại Cộng hòa dân chủ Congo
Một vụ tai nạn chìm tàu tại hồ ở miền Tây Cộng hòa Dân chủ Congo đã khiến 100 người mất tích. -
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa hủy diệt Iran
Trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng đe dọa phá hủy Iran nếu tấn công các lợi ích Mỹ khiến căng thẳng hai bên ngày càng leo thang với sự tăng cường hiện diện quân sự. -
Tổng thống Donald Trump quyết định tăng thuế lên 300 tỷ USD hàng còn lại
Động thái của Tổng thống Trump diễn ra chỉ một ngày ngày sau khi nước này chính thức tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc. -
Cảnh sát bắt giữ 2 hung thủ xả súng tại trường học ở Colorado, Mỹ
Ngay sau khi vụ xả súng vào một trường học ở hạt Douglas thuộc bang Colorado (Mỹ), cảnh sát đã bắt giữ được hai hung thủ gây ra vụ xả súng -
Cháy máy bay chở khách tại Nga, 41 người thiệt mạng
Chiếc máy bay chở khách của Nga mang số hiệu số hiệu SU 1492 hành trình từ Moskva - Murmansk đã hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Sheremetyevo do xảy ra cháy trên máy bay. -
Mỹ: Máy bay Boeing 737 chở khách hạ cánh xuống sông
Hãng tin CNN dẫn nguồn từ trang Twitter cá nhân của thị trưởng thành phố Florida, Mỹ, cho biết một chiếc máy bay chở 136 hành khách đã hạ cánh xuống sông ở vùng Jacksonville. -
Bộ trưởng Quốc phòng Anh bị cách chức vì rò rỉ thông tin mật về Huawei
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson đã bị cách chức do liên quan đến vụ rò rỉ rỉ thông tin từ Hội đồng An ninh Quốc gia về sự liên quan của Huawei với mạng 5G của Anh.