Làm thế nào để giúp chó và mèo làm quen với nhau?
Bạn không nên ném 2 con vật lại với nhau mà lại không giúp chúng làm quen trước. Bởi vì cái giây phút ban đầu ấy có thể trở nên nguy hiểm, nhất là đối với mèo. Bản năng của loài chó thường là lấn lướt, nhẹ thì chờn vờn chọc ghẹo như con mồi, nặng hơn nữa có thể rượt bắt, tấn công mèo. Vậy để tạo cơ hội cho chúng làm quen với nhau, dần dần chấp nhận sự có mặt của chó chúng ta phải làm gì?
Một số con chó sống hòa hợp với mèo; số khác đơn giản không thể sống hòa bình với họ nhà mèo. Thậm chí nếu chó có kinh nghiệm với mèo và mèo từng sống với chó trước đó, hãy tiếp tục cẩn thận trong lần đầu tiên giới thiệu chúng với nhau. Tốt nhất là có sự góp mặt của hai người, một để can thiệp với từng con vật nếu cần thiết. Nếu bạn có hơn một chú chó, giới thiệu riêng mỗi chú với con mèo.
Chú chó nên được kèm cặp với một sự hướng dẫn nhẹ nhàng. Một người nên trông coi ngôn ngữ cơ thể của con chó và người khác nên xem xét với con mèo. Nếu con mèo không cư xử hung hăng (cong lưng, rít) về phía con chó, nó có thể được phép di chuyển xung quanh tự do hơn. Một con mèo hiếm khi đe dọa một con chó, nhưng một số sẽ hung hăng khi gặp chó. Nếu con chó không hung hăng với con mèo, thì bạn có thể nói con chó ngồi, nằm hoặc ở yên, trong khi con mèo di chuyển tự do xung quanh, đánh hơi chú chó nêu nó muốn. Con chó nên được khen và cho quà nếu nó lờ con mèo.
Chó và mèo có thể chung sống hòa thuận
Nếu một con chó có bản năng săn mồi mạnh mẽ, nó sẽ trở nên tập trung; đánh hơi và nhìn chằm chằm, và có thể bắt đầu sủa hay gầm gừ. Nếu bạn thấy những dấu hiệu này, không cho phép chó đến gần mèo. Đặc biệt, không cho phép chó đuổi mèo. Nếu con chó tấn công và cố đuổi con mèo, bạn nên thử một chiến lược khác để chúng chia sẻ không gian với nhau.
Thay vào đó, để một con mèo trong phòng ngủ có một cánh cửa em bé (lồng dưới cửa chính). Cấp cho mèo con những thứ cần thiết: hộp nhỏ, thức ăn và nước. Cho phép chó thấy mèo qua cửa, và sau đó để chú chó tập trung vào thứ khác, ví dụ như chơi hay luyện tập các tín hiệu. Khen và thưởng nếu nó làm được điều đó. Tiếp tục để chó thấy mèo qua ngày.
Hy vọng ở đây là con chó sẽ mất hứng thú với mèo con. Trong một số trường hợp, con chó sẽ mất hứng thú với con mèo trong vài tiếng, nhưng vẫn cần vài ngày, và những con khác đơn giản không thể chia sẻ không gian hòa bình với một con mèo. Nếu bạn không cảm thấy bạn có thể tin tưởng con chó ở gần con mèo của bạn, bạn nên tách riêng chúng ra. Nhiều con chó có thể tổn thương và giết chết mèo rất nhanh, và chó có thể bị thương bởi mèo (tổn thương mắt là thường thấy).
Tình yêu giữa chó và mèo có tồn tại?
Bây giờ, về mèo con và chó con: nếu bạn chuẩn bị giới thiệu mèo con tới hơn một chú chó, một lần nữa, giới thiệu chỉ một con chó mỗi lần. Mèo nhỏ có thể không sợ chó, cho nên bạn phải trông chừng chó cẩn thận. Nếu chó nhỏ và nhiều năng lượng, nó có thể gây đau và giết mèo con đơn giản khi thử chơi đùa. Bởi vì mèo con thì nhỏ, muốn chạy và chơi, nhưng con chó là kẻ đuổi bắt khỏe mạnh và có thể rất hứng thú bởi chuyện động của mèo con.
Thực tế thì mèo con và chó không nên bị để một mình chút nào. Thậm chí nếu con chó ổn với con mèo trưởng thành, nó có thể thổ lỗ và gây đau cho mèo con. Cho nên vì lợi ích an toàn, giữ những con mèo và chó con tách riêng bất kỳ lúc nào bạn không thể trông chừng.
Giới thiệu chó con với mèo trưởng thể có thể đôi lúc dễ dàng, bởi vì mèo trưởng thành được xã hội hóa tốt sẽ nhanh chóng bảo vệ được chính nó và biết “nói” với chó con tôn trọng không gian riêng của mèo. Tuy nhiên, nếu chó con bướng bỉnh đuổi con mèo nhút nhát, mèo có thể cần sự trợ giúp của bạn để kiểm soát chú chó. Cho tới khi chó con lớn đủ để tự chủ và được rèn luyện, cửa “trẻ em” có thể được dùng để giữ động vật tách riêng an toàn và thoải mái.
Động vật cùng kinh nghiệm tốt thường thích ứng giỏi và nhanh chóng. Nhưng, nếu việc làm quen không tốt, hãy tìm kiến sự trợ giúp chuyên nghiệp từ một nhà nghiên cứu hành vi. Đừng sử dụng hình phạt: nó sẽ không tác dụng và có thể làm vấn đề tệ hơn.
Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Tapchichomeo)
Các tin khác
-
Ưu nhược điểm của việc triển sản cho mèo
Ưu điểm lớn nhất của việc triệt sản mèo, cả con đực và con cái là một cách tốt để tránh cho mèo bị ảnh hưởng đến sức khỏe trong và sau quá trình động đực hoặc sinh sản.Có một số phương pháp để triệt sản cho mèo. -
Mèo bị ngộ độc thịt: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị
Mèo bị ngộ độc thịt là căn bệnh hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của mèo. Nguyên nhân nào khiến mèo bị ngộ độc thịt, khi mèo bị ngộ độc thịt sẽ có biểu hiện nào, cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây -
Bệnh viêm vú ở mèo: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Bệnh viêm vú ở mèo thường xảy ra trong thời kỳ mèo cho con bú. Nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời mèo con sẽ không được nhận nguồn sữa từ mèo mẹ từ đó yếu và chết dần. -
Mèo bị căng sữa nguyên nhân do đâu, cách phòng tránh mèo bị căng sữa
Mèo bị căng sữa (tức sữa, bí sữa) là vấn đề mèo thường hay gặp ở mèo mẹ sau khi vừa mới sinh con xong. Nếu để mèo căng sữa quá lâu, không kịp thời xử lý sẽ có nguy cơ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho mèo mẹ lẫn mèo con. -
Mèo mẹ bị mất sữa sau sinh: Nguyên nhân, cách khắc phục chuẩn
Sau khi sinh mèo con một số mèo mẹ bị rơi vào tình trạng mất sữa khiến mèo con không đủ dinh dưỡng để phát triển. -
Mèo bị chảy máu sau khi sinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Mèo bị chảy máu sau khi sinh là điều bình thường nhưng nếu mèo chảy máu quá nhiều kèm theo các biểu hiện bất thường thì sẽ nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe. -
Hướng dẫn cách chọn hộp vệ sinh cho mèo
Trong nhiều trường hợp, hộp vệ sinh của mèo không đúng kích cỡ, không được sắp đặt đúng cách, không vệ sinh dẫn đến việc chúng không sử dụng. Dưới đây là cách chọn hộp vệ sinh cho mèo -
Các vấn đề về tiết niệu ở mèo: Dấu hiệu, cách xử trí
Không giống như hầu hết các loài chó, mèo đi tiểu trong nhà trong thùng rác nên chủ sở hữu vật nuôi thường nhận thức rõ hơn về thói quen tiểu tiện của bạn mèo của họ. Nếu những thói quen này đột ngột thay đổi, thì có thể mèo của bạn đang gặp vấn đề về tiết niệu cần được giải quyết. -
Mèo bị thai chết lưu: Dấu hiệu, chăm sóc khi mèo bị thai chết lưu
Trong quá trình mang thai do một nguyên nhân nào đó khiến mèo bị thai chết lưu. Khi mèo bị thai chết lưu sẽ có những dấu hiệu nhận biết như thế nào? Chăm sóc mèo sau khi bị thai chết lưu ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. -
Mèo bị sảy thai: Nguyên nhân, chăm sóc mèo bị sảy thai
Tình trạng mèo bị sảy thai không phải là hiện tượng xảy ra thường xuyên ở mèo. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mèo bị xảy thai. Sau khi mèo bị sảy thai cần chăm sóc như thế nào là điều nhiều chủ nuôi quan tâm.