Hệ thống lái: Hiểm họa đến từ sự chủ quan (Phần I)
Bạn thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi chiếc xe không tuân theo điều khiển của bạn khi bạn đánh lái? Một tai nạn tiềm ẩn dành cho những người trên xe và những ai đang tham gia giao thông trên đường.
Chúng ta đã biết, hệ thống lái trên ô tô giúp xe chuyển động theo sự điều khiển của tài xế thông qua vô lăng. Không chỉ vậy, hệ thống lái còn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của chiếc xe và chính bản thân những người ngồi bên trong xe. Hiện nay hầu hết trên các dòng xe hiện đại thì hệ thống lái đều được trang bị bộ trợ lực lái để giúp người điều khiển xe dễ dàng thao tác hơn, đem lại sự thoải mái, nhẹ nhàng hơn và an toàn hơn khi sử dụng xe.
Tuy nhiên, trong quá trình chúng ta sử dụng xe, các chi tiết trong hệ thống lái sẽ chịu tác dụng của các lực làm cho chúng có thể hao mòn, biến dạng, hoặc gây ra hư hỏng,… nếu may mắn chúng ta có thể cảm nhận được các dấu hiệu trên trước khi hệ thống lái của xe bạn mất kiểm soát. Chúng ta cùng tìm hiểu một số “bệnh” thường gặp và cách chẩn đoán cũng như xử lý của hệ thống lái để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Tay lái nặng
Hiện tượng này làm bạn thấy thật khó chịu khi phải tốn sức để đánh lái với chiếc xe của mình và nó còn thiếu an toàn khi bạn di chuyển trên đường nữa, nhất là khi xe cộ đông đúc trong giờ cao điểm. Khi xe bạn có hiện tượng trên, điều đầu tiên nên xem xét là phải kiểm tra dầu và bơm trợ lực lái. Có thể dầu trợ lực lái của xe bạn thấp hơn mức “low” hoặc bơm trợ lực của bạn bị hư hỏng dẫn đến điều này. Trường hợp này có thể do bơm trợ lực bị mòn cánh bơm, hở đường dầu tới thước lái hoặc bị xước bề mặt bơm.
Khi xe có tình trạng trên, lái xe có thể tự kiểm tra mức dầu trợ lực lái của xe bẳng mắt thường, xem mức dầu trợ lực nằm trong khoảng “min – max” (full – low) là được. Nếu thiếu dầu trợ lực bạn hãy đến gara gân nhất để đổ thêm dầu đảm bảo cho hệ thống lái hoạt động tốt. Trường hợp mức dầu trợ lực lái của xe vẫn đảm bảo, bạn hãy đem xe đến trung tâm sửa chữa để kiểm tra và khắc phục. (có thể bạn sẽ phải thay cánh bơm trợ lực, thay ống dẫn dầu hoặc gia công lại bề mặt bơm).
Tay lái trả chậm
Hiện tượng này thường đi chung với tay lái nặng do bơm trợ lực của xe hoạt động kém. Việc này có thể do áp suất và lưu lượng dầu qua bơm giảm khiến thước lái dịch chuyển chậm khi ta đánh lái. Thước lái bị hở séc măng bao kín làm dầu lọt qua khoang bên cũng gây ra hiện tượng chậm trả lái. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: các đăng lái hoặc thanh dẫn động lái khô mỡ, bị mòn làm tăng lực ma sát khi ta trả lái.
Trong trường hợp này, chúng ta nên lái xe đến gara để kiểm tra và bảo dưỡng. xe của bạn sẽ cần bôi mỡ bôi trơn vào các khớp bị khô, gia công hoặc thay thế các khớp bị hỏng. Trường hợp séc măng bao kín của thước lái bị hở cần thay bộ séc măng mới.
Việt Lê
Các tin khác
-
Hệ thống chống trộm trên xe ô tô hoạt động như nào, cách tắt còi chống trộm
Hệ thống chống trộm trên xe ô tô giúp cảnh báo sự đột nhập của những tên trộm muốn lấy cắp xe, các thiết bị trên xe của bạn khi xe đỗ tại những khu vực không có người bảo vệ trông xe. -
Kinh nghiệm mua cảm biến áp suất lốp xe ô tô: Cấu tạo, cách lắp chuẩn
Cảm biến ô tô giúp cập nhật chính xác trị số áp suất lốp xe ô tô từ đó giúp người lái có thể dễ dàng theo dõi tình trạng lốp thường xuyên. -
Bật mí việc nên, không nên làm khi vượt ô tô cùng chiều, cách vượt an toàn
Khi di chuyển trên đường vượt xe cùng chiều không hề đơn giản nhất là những người mới lái xe. Chỉ cần nóng vội, thiếu quan sát, tính toán sai có thể phải chịu hậu quả nghiêm trọng, gây ra tai nạn thiệt hại về người và tài sản. -
Những vị trí ngồi an toàn nhất, nguy hiểm trên xe ô tô bạn nên biết
Tùy thuộc vào loại xe ô tô, thiết kế của xe mà chúng ta biết đâu là vị trí an toàn, vị trí nguy hiểm nếu không may xảy ra va chạm, tai nạn. -
Kinh nghiệm di chuyển xe qua đường lầy lội, cách xử lý khi xe bị lún
Khi di chuyển trên những cung đường lầy lội khiến xe ô tô rất dễ bị lún hoặc trơn trượt khỏi đường gây nguy hiểm cho người lái và người ngồi bên trong xe ô tô. Để đảm bảo an toàn khi di chuyển qua đường lầy lội hãy di chuyển theo kinh nghiệm dưới đây. -
Bật mí cách lái xe ô tô qua đường sắt an toàn, tránh nguy hiểm
Khi di chuyển qua đường sắt khá nhiều tài xế chủ quan, nóng vội hoặc do ý thức chưa cao khiến các vụ tai nạn ô tô đường sắt vẫn xảy ra thường xuyên. -
Những sai lầm cần tránh khi lái xe cạnh xe tải, xe container
Khi đi trên trên xe để đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe hãy lưu ý tránh phạm phải những sai lầm khi lái xe cạnh xe tải, xe container. -
Bật mí cách lái xe ô tô lên xuống phà an toàn, đơn giản
iệc lái xe lên xuống phà là một trong những kỹ năng khó đòi hỏi lái xe cần cẩn thận, có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho người lái. Bài viết dưới đây sẽ bật mí kinh nghiệm lái xe ô tô lên xuống phà an toàn, đơn giản. -
Có nên lắp đặt kính chống chói xe ô tô ngày đêm?
Kính chống chói xe ô tô ngày đêm có tác dụng ngăn chặn ánh sáng chiếu rọi trực tiếp vào người điều khiển xe ô tô khi di chuyển trên đường, lái xe an toàn hơn trong điều kiện thiếu ánh sáng hoặc ngược sáng, đảm bảo tầm nhìn cho người lái. -
Bơm nước làm mát ô tô bị hỏng: dấu hiệu, cách khắc phục
Nhưng trong quá trình vận hành nếu phát hiện bơm nước làm mát ô tô có những dấu hiệu dưới đây cần đưa xe đi kiểm tra, khắc phục sớm nếu không muốn có những hậu quả đáng tiếc xảy ra, gây thiệt hại về kinh tế.