Giúp con học trực tuyến hiệu quả cha mẹ nên làm gì?
Giúp con học trực tuyến hiệu quả cha mẹ nên làm gì?
Học online là hình thức học mới, tại tất cả các cấp từ tiểu học, trung học cơ sở đều chưa nắm được rõ cách học, nhiều trẻ khi học trực tuyến sao nhãng, không tập trung, không nghe cô giảng, không biết cách ghi chép khiến cho việc nắm bắt kiến thức trở nên khó khăn. Để giúp con học trực tuyến hiệu quả các bậc cha mẹ nên làm gì?
Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trên cả nước khiến các em học sinh chưa thể đến trường học như bình thường, học trực tuyến trở thành giải pháp tối ưu giúp học sinh “tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”. Việc học trực tuyến giúp nhà trường, thầy cô đảm bảo chương trình học, việc học không bị ngắt quãng, hoàn thành mục tiêu học tập đề ra trong năm.
Nhưng hình thức học online thực sự khó khăn đối với trẻ học cấp 1,cấp hai. Đây là hai cấp học mà cần phải có sự giám sát sát sao của cả thầy cô và cha mẹ không có sự giám sát
Đối với học sinh cấp 1:
Trao đổi với con trước buổi học trực tuyến
Trao đổi về việc học
Ý nghĩa của việc học, chuẩn bị cho những kiến thức cơ bản về sách giáo khoa, bài tập, vở ghi cách trả lời cô giáo khi cô hỏi, cách nói chuyện với bạn trên online, cách tiếp thu bài cô giáo dạy
Trao đổi với trẻ về máy tính, phần mềm học, an toàn cho thiết bị và cho trẻ
Trao đổi với tinh thần học tập và tâm thế chuẩn bị cho các tiết học
Đối với học sinh cấp 2:
- Chuẩn bị đường truyền internet ổn định, thiết bị máy tính tốt
Khi học trực tuyến sự cố công nghệ thường hay xảy ra như: lỗi mạng, mạng chạy chậm, con bị thoát ra khỏi phòng học trực tuyến, lỗi micro,… không phải chuyện hiếm. Để tránh rủi ro luôn nhớ sao lưu thường xuyên bằng cách sử dụng các công cụ lưu trữ đám mây như Dropbox hoặc Google Documents… Lưu thông tin liên lạc của người hướng dẫn hoặc giảng viên. Kiểm tra các trang thiết bị, hệ thống kết nối phải được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hiệu quả và an toàn
- Cho trẻ cam kết tham gia đầy đủ buổi học, nghiêm túc. Thường xuyên theo dõi trẻ có chat, có chơi điện tử hoặc làm việc riêng khác trong giờ học không
- Kiểm tra vở ghi của từng môn học
- Phối hợp với cô giáo để biết các bài tập con được giao, tiến độ hoàn thành
Hãy tạo không gian yên tĩnh khi học
Giúp con trẻ tập trung học tập khi học trực tuyến các bậc cha mẹ hãy tìm kiếm, sắp xếp cho con một khoảng không gian thích hợp khiến bản thân con cảm thấy thoải mái, hài lòng nhất để bắt đầu tập trung học tập. Khi con trẻ bắt đầu học trực tuyến hãy yêu cầu người thân, bạn bè trong gia đình đình tôn trọng thời gian học tập của con, hạn chế tập trung nói chuyện, cười đùa hay gây tiếng ồn ảnh hưởng tới quá trình học trực tuyến. Nên tắt điện thoại và đăng xuất khỏi tất cả mạng xã hội khi học để tránh làm con bị gián đoạn và phân tâm.Tất cả những đồ vật gây phiền nhiễu và mất tập trung cho trẻ khi học trực tuyến như ti vi, đồ chơi, vật nuôi… cần loại bỏ hết ra khỏi tầm mắt của trẻ. Nếu không thể cách ly tiếng ồn trong nhà, hãy mua cho trẻ một chiếc tai nghe trùm tai để đeo khi học trực tuyến
Cha mẹ nên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn
Việc trao đổi thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn của con hoặc tham gia vào các nhóm do giáo viên (hoặc phụ huynh) lập để nắm bắt, trao đổi các hoạt động của trường, tình hình học tập của con để từ đó có hướng giúp con học trực tuyến phù hợp, hiệu quả.
Hỗ trợ con học trực tuyến
Khi học trực tuyến các giáo viên không thể đến từng bàn học để kiểm tra, hỗ trợ học sinh như khi ở trên lớp. Do đó, trong quá trình học trực tuyến, trẻ không thể thực hiện nhiều thao tác cùng lúc như: vừa nghe, vừa nhìn, vừa thao tác tay (do kỹ năng phối hợp thính giác – vận động hoặc thị giác - vận động vẫn đang phát triển).
Lúc này cha mẹ cũng cần xác định vai trò mình là một giáo viên/ huấn luyện viên hiện trường để điều hướng các thiết bị công nghệ, định hướng sự chú ý của con. Các bậccha mẹ cần hỗ trợ con vào tiết học để không bị chậm trễ, hoặc không lúng túng các thao tác lúc học, hoặc khi làm và gửi bài tập, chuyển đổi đường link giữa các tiết học, môn học sao cho kịp thời, đúng lúc.
Nếu các bậc cha mẹ có điều kiện thời gian có thể kèm cặp trực tuyến khi con đang học với tinh thần chỉ hỗ trợ con chứ không học thay, làm thay cho con. Các bậc cha mẹ có thể hỗ trợ con các vấn đề về thiết bị máy tính, truy cập vào phòng học trực tuyến, kiểm tra kết quả học tập, củng cố kiến thức của các em sau khi học bằng nhiều cách như hình thức vấn đáp hoặc cho thêm các bài tập đồng dạng
Giúp con tập trung hơn
Nhiều con trẻ lúc đầu sẽ rất tập trung nghe giảng nhưng chỉ sau một thời gian ngắn bắt đầu cảm thấy chán nản, không chú ý vào bài giảng. Do đó, các bậc cha mẹ hãy kiểm soát sự tập trung của con, không để con tự ý làm việc riêng, hãy làm các lời nhắc nhở dễ thương dán trên màn hình máy tính ngay trước mặt của con. Có thể cho con mặc đồng phục khi ngồi học, dạy con ngồi đúng tư thế, nhắc nhở con về cách xưng hô với giáo viên, cách nói năng với bạn bè, tư thế ngồi học,…
Một số trẻ hiếu động khi bắt phải ngồi yên tập trung nghe giảng khiến trẻ cảm thấy bồn chồn, lúc này các bậc cha mẹ có thể đưa cho con quả bóng stress để bóp vặn nó khi lo lắng từ đó giúp trẻ kiểm soát hành vi tốt hơn, ngồi yên tại chỗ nghe giảng.
Đừng quên thời gian nghỉ ngơi
Nếu cha mẹ kết hợp thời gian nghỉ ngơi, giải trí, làm những hoạt động yêu thích vào lịch trình học tập sẽ giúp đạt hiệu quả tốt hơn.
Phụ huynh có thể nhắc con vận động nhẹ nhàng, như đi bộ quanh nhà để duy trì sự cân bằng, tái tạo năng lượng, nhờ vậy con quay trở lại học tập với tinh thần minh mẫn, thoải mái hơn. Bởi việc ngồi nhiều ngày dễ gây ra hệ lụy như béo phì, suy nhược cơ thể do ít vận động. Không nên để cho trẻ trước màn hình, sử dụng điện thoại quá nhiều trước và cả sau tiết học trực tuyến. Nếu trẻ ngồi trước màn hình quá nhiều, sử dụng điện thoại nhiều sẽ khiến trẻ dễ mệt mỏi, mất tập trung khi vào tiết học, không tốt cho sức khỏe nếu kéo dài.
Hướng dẫn trẻ sử dụng mạng internet an toàn
Do trẻ tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại sau thời gian học trực tuyến nên nhiều em có thói quen thích tương tác nhiều với các thiết bị này. Do đó phụ huynh cần cảnh giác trước những ảnh hưởng tiêu cực với trẻ khi sử dụng mạng xã hội, hướng dẫn cách sử dụng mạng internet an toàn bằng cách: dạy trẻ cách giữ bí mật thông tin cá nhân, cẩn trọng những gì chia sẻ, không click chuột vào đường link lạ, kiểm tra cài đặt riêng tư, bảo vệ mật khẩu an toàn, hãy dạy trẻ bao giờ gặp mặt riêng những người mà chỉ quen biết trên mạng,…
Thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng
Nhằm đảm bảo con trẻ có sức khỏe tốt khi học trực tuyến, các bậc cha mẹ hãy quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho các con. Khá nhiều trẻ khi học trực tuyến thường gặp các vấn đề về sức khỏe do ngồi một chỗ ít vận động dẫn đến tình trạng béo phì, cơ thể mệt mỏi, giảm cảm giác thèm ăn,…Do đó, các bậc cha mẹ cần thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ chất. Nên cho trẻ ăn các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, ăn đủ bữa và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm bao gồm đạm, ngũ cốc, trái cây, trứng, bánh mì, sữa, thịt lợn, thịt gà, thịt bò, các loại trái cây giàu vitamin, rau xanh, nước ép trái cây, thức ăn giàu chất xơ,…
Hỗ trợ tâm lý cảm xúc của con
Cảm xúc của trẻ rất dễ bị tổn thương nhất là đối với trẻ học cấp tiểu học. Do đó nhiều trẻ khi mới bắt đầu học trực tuyến thường háo hức nhưng chỉ sau một thời gian ngắn trẻ cảm thấy buồn, khóc, chán nản ngay lập tức bởi không được chú ý khi giơ tay muốn phát biểu, không được gọi tên điểm danh, lên giọng, phê bình của giáo viên,….Lúc này cha mẹ sẵn sàng hỗ trợ tâm lý cảm xúc cho con trẻ khi vào học trực tuyến, từ nhận diện đến bình thường hóa cảm xúc của con trẻ, hướng dẫn con thực hiện những bài tập thư giãn phù hợp khi đối diện với các cảm xúc tiêu cực, giải tỏa những điều con khúc mắc, điều khiến con phiền lòng.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Kinh nghiệm chống gian lận khi thi trực tuyến
+ Tạo hứng thú cho con học trực tuyến tại nhà
+ Bí quyết giúp trẻ cấp 1 học trực tuyến hiệu quả
+ Bật mí cách học thuộc văn nhanh vô cùng hiệu quả
+ Bí quyết giúp sinh viên học trực tuyến hiệu quả
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án chính xác: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án chính xác: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án chính xác: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án chính xác: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1) -
Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án
Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án chính xác -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án chính xác: Các nguyên tố hóa học và nước -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập: Các giới sinh vật
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập có đáp án: Các giới sinh vật -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật