Đòn trí mạng với ngành du lịch Thái Lan
Đòn trí mạng với du lịch Thái Lan
Sau một loạt vụ đánh bom nhắm vào các địa điểm du lịch ở miền nam Thái Lan, lực lượng cảnh sát phải tăng cường ở các điểm du lịch. Trong ảnh: cảnh sát Thái tại đền Erawan, thủ đô Bangkok ngày 13-8 - Ảnh: AFP
Thông tin từ ông Anurak Amornpetchsathaporn, quan chức thuộc Bộ Sức khỏe cộng đồng Thái Lan, cho biết 4 người thiệt mạng đều là công dân Thái Lan. Trong số 35 người bị thương có 10 người nước ngoài, trong đó có người Đức, Áo, Hà Lan và Ý.
Triệt hạ ngành du lịch
Chính phủ Thái Lan ngay lập tức bác bỏ sự liên quan của khủng bố quốc tế trong các vụ đánh bom.
Phó phát ngôn viên Cảnh sát quốc gia Thái Lan Piyapan Pingmuang thông tin tại cuộc họp báo ngày 12-8: “Những vụ việc này rất khác so với các hành vi khủng bố thông thường. Chúng giống hơn với các vụ phá hoại ở địa phương nhằm vào những địa điểm và các tỉnh cụ thể”.
Dù vậy, giới quan sát cho rằng rất có thể đó chỉ là động thái nhằm trấn an người dân và du khách quốc tế để bảo vệ ngành công nghiệp không khói của Thái Lan.
Mặc dù các vụ đánh bom liên hoàn làm ít nhất 4 người thiệt mạng, nhưng có vẻ như chúng không được tiến hành với mục tiêu gây sát thương nhiều người nhất có thể. Mục đích rõ ràng hơn của những kẻ tấn công là nhằm phá hỏng ngành du lịch Thái Lan, khi chúng đều xảy ra tại những địa điểm du lịch nổi tiếng, trong đó có Phuket, Hua Hin.
Phó thủ tướng Thái Lan Prawit Wongsuwan cho rằng các vụ tấn công “hoàn toàn do cùng một tổ chức tiến hành”. Ông nói: “Tôi tin là như vậy. Tuy nhiên, điều tra vẫn chưa thể làm rõ kẻ nào đã thật sự gây ra việc này và nguyên nhân phía sau nó là gì”.
Binh sĩ Thái Lan tham dự lễ kỷ niệm mừng sinh nhật thứ 84 của hoàng hậu Thái Lan Sirikit ngày 12-8 tại thủ đô Bangkok - Ảnh: Reuters
Nhiều hướng nghi vấn
Các phát ngôn viên của chính quyền quân đội Thái Lan gọi đây là những hành vi phá hoại của lực lượng trong nước.
Cụ thể hơn, họ cho rằng đó có thể là phản ứng từ đảng đối lập của cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra và những người ủng hộ bà (phe “áo đỏ”) đối với kết quả của cuộc trưng cầu ý dân ngày chủ nhật tuần trước (7-8), khi đại đa số người dân ủng hộ dự thảo hiến pháp mới của chính quyền quân đội Thái Lan.
Dự thảo hiến pháp mới của Thái Lan về lý thuyết sẽ mở đường cho bầu cử dân chủ và đấu tranh chống tham nhũng, nhưng điểm đáng chú ý lại là củng cố thêm quyền lực cho quân đội.
Tuy nhiên trên thực tế nghi ngờ này có vẻ không thỏa đáng. Mặc dù đúng là có vài nhóm vũ trang nhỏ ủng hộ phong trào “áo đỏ” vẫn thi thoảng tiến hành các vụ tấn công gây rối loạn và dẫn tới cuộc đảo chính năm 2014 của quân đội, tuy nhiên kể từ đó tới nay các nhóm này không còn gây ra hoạt động nào khác và quân đội Thái Lan vẫn liên tục giám sát chặt chẽ hoạt động của họ.
Loạt đánh bom liên hoàn có phối hợp như vừa qua ở miền nam Thái Lan, nơi mà lực lượng “áo đỏ” gần như không hoạt động, có vẻ như không mấy liên quan tới họ. Dù thế, khả năng này cũng không bị loại trừ.
Một nghi ngờ rất lớn khác về lực lượng đánh bom cũng đang được nhà chức trách Thái Lan tập trung điều tra là phong trào ly khai Mặt trận cách mạng dân tộc (Barisan Revolusi Nasional - BRN) hoạt động tại ba tỉnh cực nam nước này. Ngay cảnh sát trưởng Thái Lan Chakthip Chaijinda cũng thừa nhận có khả năng các vụ đánh bom liên quan tới lực lượng đó.
Giáo sư Zachary Abuza chuyên gia nghiên cứu về an ninh, chính trị Đông Nam Á tại Trường đại học Chiến tranh quốc gia ở Washington, cũng nêu nghi ngờ cho rằng lực lượng nổi dậy phía nam Thái Lan đã đứng sau loạt đánh bom vừa qua và theo ông, loạt tấn công đó giống với hành động của những người bất đồng quan điểm với chính quyền quân đội Thái Lan.
Bất kể lực lượng đứng sau các cuộc tấn công bom là ai, một điều chắc chắn là họ muốn gửi tới người dân Thái Lan thông điệp rằng hãy nên nghi ngờ về khả năng đảm bảo hòa bình và trật tự đất nước mà chính quyền quân đội đã hứa hẹn với họ.
Chưa có tiền lệ
Nếu phong trào ly khai Mặt trận cách mạng dân tộc (BRN) là thủ phạm, đây có thể xem là loạt tấn công đánh dấu sự trỗi dậy khác thường của BRN.
Phong trào này đã kéo dài 12 năm qua, sát hại hơn 6.000 người, tuy nhiên hiếm khi mở rộng diện tấn công ra ngoài ba tỉnh miền nam với số đông người dân theo Hồi giáo và gần như chưa bao giờ nhằm vào các điểm du lịch nổi tiếng của Thái Lan.
Chưa kể việc nhắm vào một thành phố vốn là nơi nghỉ dưỡng ưa chuộng của gia đình hoàng gia Thái Lan là Hua Hin, một thành phố biển ở vịnh Thái Lan, và đúng vào ngày nhiều người Thái đang kỷ niệm ngày sinh thứ 84 của hoàng hậu Sirikit cũng là điều rất đáng chú ý.
Làm cho kinh tế suy thoái để lật đổ chính quyền
Các vụ nổ liên tiếp xảy ra mới đây đều nhắm vào các tỉnh có ngành du lịch phát triển vào loại mạnh nhất Thái Lan. Tại các tỉnh này, phần đông dân chúng đều bỏ phiếu tán thành sửa đổi hiến pháp. Việc này khiến một bộ phận chống đối bất bình. Và có thể họ là thủ phạm đứng sau những vụ nổ vừa rồi nhằm gây hoang mang trong dân chúng, xã hội đảo lộn.
Nhắm vào các điểm đến thu hút du khách, những kẻ tấn công âm mưu phá hoại ngành du lịch, ngành đem lại thu nhập lớn của Thái Lan và cũng là nguồn thu chủ yếu của người dân địa phương. Những kẻ tấn công muốn làm cho kinh tế suy thoái để dễ lật đổ chính quyền.
Là một người dân Thái gốc Việt, tôi mong mỏi đất nước Thái Lan được yên bình, người dân sinh sống trong hòa bình để đưa đất nước tới phồn vinh, thịnh vượng, xứng danh là quốc gia chùa vàng với nụ cười tươi sáng khắp năm châu.
SUDHEP SILPA-NGAM (từ Bangkok, Thái Lan)
Suckhoecuocsong.com.vn ( Theo TTO)
Các tin khác
-
Vài điểm đáng lưu ý trong lệnh hành pháp về AI Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vừa công bố
Pháp lệnh của Tổng thống Mỹ về Trí tuệ nhân tạo AI có bốn mục tiêu chính đảm bảo rằng AI được phát triển và sử dụng một cách an toàn và có trách nhiệm -
Nghiên cứu đánh giá Vaccine Moderna có lẽ hiệu quả cao hơn Pfizer trước biến thể Delta
Nghiên cứu mới thấy vaccine mRNA từ Pfizer-BioNTech có lẽ ít có hiệu quả hơn vaccine Moderna trong việc ngăn ngừa biến thể Delta -
Cựu Ngoại trưởng Anh hầu tòa vì cáo buộc nói dối về Brexit
Cựu Ngoại Trưởng Anh ông Boris Johnson sẽ phải hầu tòa với cáo buộc cố tình nói dối công chúng trong chiến dịch vận động cho cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU). -
Hơn 100 người mất tích sau vụ chìm tàu tại Cộng hòa dân chủ Congo
Một vụ tai nạn chìm tàu tại hồ ở miền Tây Cộng hòa Dân chủ Congo đã khiến 100 người mất tích. -
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa hủy diệt Iran
Trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng đe dọa phá hủy Iran nếu tấn công các lợi ích Mỹ khiến căng thẳng hai bên ngày càng leo thang với sự tăng cường hiện diện quân sự. -
Tổng thống Donald Trump quyết định tăng thuế lên 300 tỷ USD hàng còn lại
Động thái của Tổng thống Trump diễn ra chỉ một ngày ngày sau khi nước này chính thức tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc. -
Cảnh sát bắt giữ 2 hung thủ xả súng tại trường học ở Colorado, Mỹ
Ngay sau khi vụ xả súng vào một trường học ở hạt Douglas thuộc bang Colorado (Mỹ), cảnh sát đã bắt giữ được hai hung thủ gây ra vụ xả súng -
Cháy máy bay chở khách tại Nga, 41 người thiệt mạng
Chiếc máy bay chở khách của Nga mang số hiệu số hiệu SU 1492 hành trình từ Moskva - Murmansk đã hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Sheremetyevo do xảy ra cháy trên máy bay. -
Mỹ: Máy bay Boeing 737 chở khách hạ cánh xuống sông
Hãng tin CNN dẫn nguồn từ trang Twitter cá nhân của thị trưởng thành phố Florida, Mỹ, cho biết một chiếc máy bay chở 136 hành khách đã hạ cánh xuống sông ở vùng Jacksonville. -
Bộ trưởng Quốc phòng Anh bị cách chức vì rò rỉ thông tin mật về Huawei
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson đã bị cách chức do liên quan đến vụ rò rỉ rỉ thông tin từ Hội đồng An ninh Quốc gia về sự liên quan của Huawei với mạng 5G của Anh.