Điều trị một số bệnh chim cu gáy hay mắc phải
Để giúp người chơi chim biết cách phòng và trị bệnh cho chim cu gáy, các bạn nên lưu ý những bệnh dưới đây để chim luôn khỏe mạnh.
Bệnh tiêu chảy ở chim cu gáy
Nguyên nhân: Do chim ăn phải những thức ăn bị ôi thiu, không được sạch sẽ, thức ăn thừa của ngày hôm trước.
Dấu hiệu: Chim đi phân loãng, phân ướt, phân nát. Làm chim mất nước và yếu dần, có thể bỏ ăn.
Điều trị: Vệ sinh lồng cóng sạch sẽ, treo chim nơi khô ráo, thoáng mát, tránh gió lùa, thức ăn nước uống phải sạch sẽ, không thiu thối hư mốc, hạn chế thay cám cho chim, nếu thay thức ăn thì phải biết điều thức ăn cho chim quen dần với thức ăn mới. Pha Berberin hoặc là BISEPTOL 480 mg. Các bạn dùng 1/2 viên cho vào cóng nước, hòa tan cho chim uống. liều lượng được hướng dẫn.
Bệnh đau mắt ở Cu Gáy
Nguyên nhân: Do chim bị thiếu vitamin A, Vệ sinh kém, thời tiết quá nóng, treo chim trên bếp than tổ ong,...
Dấu hiệu: Chim bị đau mắt sẽ thường dùng cánh để dụi mắt. Nếu thấy chim ướt hai đầu cánh là chim bị đau mắt.
Điều trị: Nhiều người trước đây thấy chim bị đau mắt liền lấy ớt xát vào hai cánh của chim nhằm mục đích khi dụi vào cánh chim bị cay mắt và sẽ không dụi nữa nhưng đây chỉ là cách tạm thời. Người nuôi có thể điều trị đau mắt ở chim bằng cách sau:
Lấy thuốc chữa đau mắt cho người (chỉ cần dùng Cloramphenicol 9%) nhỏ và thoa đều lên 2 bả cánh của chim và nhỏ trực tiếp vào mắt cho chim vài giọt. Liều lượng dùng thì ngày làm 2 lần.
Hái khoản 5 ngọn lá màn ri + một ít muối bỏ vô chén sành, dùng chài hay cán dao đâm nhuyễn, lấy nước nhỏ vào miệng cho chim uống 3 -4 giọt, đồng thời bôi vào hai bên cánh (nơi chim hay quệt mắt làm lông bị ước) phần xác ta vò viên cho vào miệng chim, đảm bảo một lần duy nhất là hết ngay.
Dùng lá khổ qua, lá bồ ngát , cây chó đẻ , lá mướp ớt kim , cây sành đất đem rửa sạch cho thêm 1 tý muối để sát trùng , giã nhuyễn lấy nước cốt đó nhỏ vào mắt chim
Bệnh hạt đậu ở chim cu gáy
Nguyên nhân: Do virus gây ra cho chim cu gáy xuất hiện những nốt nhọt to trên vùng mắt, mỏ,...
Dấu hiệu: Một số nhọt xung quanh vùng mặt như mỏ, đầu, mắt,... khi mới bị nhọt thường xưng rất to, gây cảm giác khó chịu, chim kém ăn và xuống sức trông thấy, chim trống không gáy,...sau này nhọt tự vỡ và kén có thể tự rơi ra ngoài
Điều trị: Lấy dao lam (hơ lửa cồn vệ sinh trước khi phẫu thuật), cứ thấy hạt đậu ở cu gáy ở chỗ nào thì rạch mũi dao vào chỗ đó, nặn cho ra hết phần trắng như bã đậu đến khi nào ra toàn máu đen thì thôi.
Thuốc RIFAMPICIN còn gọi là thuốc nhộng chữa LAO màu đỏ rắc vào vết rạch vừa nặn. Cái này thì chỉ cần làm 1 lần là xong không phải làm lần thứ 2 đâu.
Bệnh bại chân ở chim cu gáy
Dấu hiệu: Chim đứng không được, bay nhảy khó khăn, nhảy được 1 chân và hay co chân
Nguyên nhân: Thời tiết, lồng mất vệ sinh, bị chuột cắn, mèo cắn, chấn thương Do tật bẩm sinh (bẩm sinh thì không trị được).
Phòng và trị bệnh: Dọn dẹp chuồng nuôi sạch sẽ, treo lên cao tránh chuột, mèo cắn.
Cho chim ăn cơm nóng, lấy hết thức ăn ra để cho chim đói khoảng 2 – 3 giờ, rồi cho cơm nóng vào, nếu chim không chịu ăn thì bắt ra đút cho chim ăn.
Bệnh trúng gió ở cu gáy:
Dấu hiệu: Chim di chuyển khó khăn hoặc không thể di chuyển được.
Nguyên nhân: Do chim bị trúng gió độc, do để chim ở hướng gió lùa, thời tiết thay đổi đột ngột.
Phòng và trị bệnh: Đặt lồng chim tránh chỗ có hướng gió lùa. Vì chim không di chuyển được nên cho thức ăn, nước xuống dưới đáy lồng cho chim ăn và uống,. Dùng dầu gió bôi vào dưới nách 2 cánh chim và dưới chân chimtreo chim ở hướng không có gió lùa.
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.