Người thân bị ngộ độc rượu phải sơ cứu ra sao?
Theo con số thống kê tại các bệnh viện cho thấy cứ mỗi dịp lễ, tết tỷ lệ nam giới bị ngộ độc rượu tăng mạnh. Điều đáng tiếc là có những bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng nặng, hôn mê do ngộ độc rượu mà gia đình không biết lại tưởng say rượu thông thường…
Ngộ độc rượu được hiểu như thế nào?
Ngộ độc rượu là một trình trạng ngộ độc nghiêm trọng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong do sử dụng hay tiêu thụ một số lượng lớn rượu trong một thời gian ngắn.
Nguyên nhân do rượu gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, nhịp tim, có khả năng dẫn đến hôn mê và tử vong. Một số trường hợp ngộ độc rượu cũng có thể xảy ra khi vô tình ăn phải các sản phẩm gia dụng có chứa rượu. Do đó người bị ngộ độc rượu cần được nhanh chóng can thiệp bằng chăm sóc y tế, phải đưa đi cấp cứu kịp thời để ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến tử vong.
Xử trí can thiệp điều trị người ngộ độc rượu phải bảo đảm nguyên tắc bao gồm việc cung cấp hỗ trợ thở và truyền dịch tĩnh mạch cho đến khi rượu được hoàn toàn loại bỏ ra khỏi cơ thể.
Cách phân biệt say rượu và ngộ độc rượu
Say rượu thông thương bao gồm các biểu hiện: Chếnh choáng, nói líu lưỡi, phối hợp cơ thể kém, mất thăng bằng, buồn nôn, nôn.
Ngộ độc rượu có các dấu hiệu đặc trưng: Bất tỉnh, gọi hỏi không biết, co giật, tê, yếu chân tay một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng trong khi đã tỉnh táo, thở khò khè, ứ đọng đờm rãi ở miệng họng, ho yếu. Thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở. Có thể hít sâu và nhịp thở nhanh.
Đặc biệt da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh, đại tiện, tiểu tiện ra quần, đái ít (lượng nước tiểu ít hơn bình thường), nhìn mờ, nhìn một vật thành hai, nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng…
Ngộ độc rượu có các dấu hiệu đặc trưng: bất tỉnh, gọi hỏi không biết, co giật, da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh, đại tiện, tiểu tiện ra quần…
Tuy nhiên, tất cả trường hợp ngộ độc rượu đều không nhất thiết phải có biểu hiện đầy đủ các dấu hiệu và triệu chứng nêu trên trước khi thực hiện biện pháp tìm sự giúp đỡ của cơ quan y tế. Lưu ý một người có dấu hiệu bất tỉnh hoặc không thể đánh thức dậy được do ngộ độc rượu thì sẽ có nguy cơ tử vong.
Nếu gặp trường hợp nghi ngờ người bị ngộ độc rượu, khi không phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc rượu thông thường như đã nêu thì nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.
Khi uống rượu, cơ thể có những ảnh hưởng nguy hại vì rượu làm chậm quá trình kiểm soát hoạt động dây thần kinh nên hơi thở, nhịp tim không thực hiện ở mức bình thường. Trường hợp uống rượu quá nhiều có thể làm chậm chức năng hô hấp, tuần hoàn; trong đó có một số trường hợp bị ngừng chức năng hô hấp và tuần hoàn dẫn đến tử vong; nhiệt độ của cơ thể cũng có thể hạ thấp gây ngừng tim và lượng đường trong máu có thể giảm thấp đủ để gây ra cơn động kinh.
Nguyên nhân gây ngộ độc rượu
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân gây ngộ độc rượu do trong rượu có nhiều hợp chất như methanol, isopropyl, ethanol; trong đó thường hay gặp nhất là ngộ độc ethanol. Chất ethanol là thành phần của các loại thức uống có cồn, được làm dung môi các dược phẩm, làm chất pha loãng trong nhiều loại sản phảm dùng trong gia đình như: nước súc miệng, nước hoa...
Ngoài ra, thực tế cũng hay gặp các trường hợp ngộ độc methanol từ rượu pha từ cồn công nghiệp. Trong hầu hết các trường hợp, ngộ độc rượu thường xảy ra do cố tình hay vô ý uống quá nhiều rượu, đặc biệt với một thời gian ngắn. Các yếu tố dễ làm ngộ độc rượu gia tăng ở những người bị mắc bệnh mãn tính, bệnh tim mạch, đái tháo đường...; người có cân nặng thấp, vóc dáng nhỏ, uống rượu lúc bụng đói...
Người bị ngộ độc rượu cấp tính có thể nhiễm toan hóa, hạ kali máu, hạ đường máu làm bệnh cảnh lâm sàng thêm nặng nề; các biểu hiện khác cũng được ghi nhận như gây bệnh cơ tim, suy tủy xương, bệnh thần kinh ngoại biên, gây bất thường thai nhi...
Trường hợp ngộ độc nặng sẽ gây hôn mê, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, rối loạn chuyển hóa, suy hô hấp cấp tính và tử vong là điều không thể tránh khỏi nếu không được xử trí can thiệp điều trị kịp thời.
Phương pháp xử lý khi bị ngộ độc rượu
Khi thấy người bị ngộ độc rượu, cần xử trí sơ cứu bằng cách cho nạn nhân nằm đầu thấp để nôn hết rượu ra, sau đó cho ăn cháo loãng và cứ vài giờ phải đánh thức nạn nhân dậy để cho ăn cháo.
Nên cho nạn nhân uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước, uống nước ấm tốt hơn là nước lạnh; có thể cho uống nước gừng tươi, nước chè xanh, sữa nóng, cam vắt, nước chanh, nước cà chua, nước ép bưởi... có thể giải được tình trạng ngộ độc rượu ở mức độ nhẹ.
Trường hợp còn ý thức
Nếu người bị ngộ độc rượu còn ý thức, nhân viên y tế có thể hướng dẫn chăm sóc tại nhà hay nên đến trực tiếp bệnh viện. Không nên để người ngộ độc rượu bị bất tỉnh ở một mình, trong khi chờ đợi sự giúp đỡ của y tế không nên cố gắng làm cho người ngộ độc rượu nôn mửa vì họ đã giảm phản xạ và có thể sặc chất nôn hoặc vô tình hít chất nôn vào phổi gây tổn thương và tử vong.
Trường hợp bất tỉnh
Khi gặp trường hợp người bị ngộ độc rượu có dấu hiệu bất tỉnh, nhịp thở ít hơn 8 lần trong mỗi phút hoặc đã lặp đi lặp lại tình trạng nôn không kiểm soát được thì phải gọi điện thoại khẩn cấp ngay cho đơn vị y tế tại địa phương.
Cần lưu ý một người đã bị bất tỉnh sau khi uống rượu hoặc đã ngừng uống rượu thì rượu vẫn được xâm nhập vào máu, nồng độ rượu ở trong cơ thể vẫn tiếp tục gia tăng; vì vậy không bao giờ chủ quan nhận định người uống rượu sẽ ngủ đi trong tình trạng ngộ độc rượu.
Đối với những trường hợp nặng có biểu hiện như: nôn liên tục, đặc biệt trong dịch nôn có máu; lay gọi nhưng không tỉnh sau 2 - 3 giờ; vã nhiều mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái, mạch bắt yếu; co giật, thở chậm, thở không đều, tím tái cần đưa người bị ngộ độc rượu đến ngay cơ sở y tế để xử trí cấp cứu nếu.
Lưu ý khi bị ngộ độc rượu không nên dùng thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, mật ong hoặc chích lể vì có hại hơn là có lợi và dễ bị nhiễm trùng. Cũng không nên để người bị ngộ độc rượu đi tắm ngay vì dễ gây hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, đột quỵ, tụt huyết áp...
Đặc biệt không nên cho nạn nhân uống các loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu; không uống các loại vitamin B1, vitamin B6, axít folic... để giảm đau đầu vì rất có hại cho gan; các thuốc paracetamol, aspirin và một số thuốc giảm đau, hạ sốt khác nếu uống sẽ kích thích niêm mạc dạ dày gây chảy máu đường tiêu hóa.
Ngoài ra, khi ngộ độc rượu cũng không nên dùng các loại thuốc chống nôn vì sẽ giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc được chất độc kịp thời sẽ làm tổn thương nghiêm trọng thêm, lâu ngày có thể bị xơ gan, ung thư gan.
Theo Vietnamnet.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau