Đại cử tri mới trực tiếp bầu tổng thống Mỹ

11/8/2016 9:17:11 AM
 Đại cử tri là một trong những nét độc đáo của cuộc đua vào Nhà Trắng, họ đóng vai trò quan trọng, chính là người trực tiếp bầu ra tổng thống Mỹ.

 

Thực chất, người dân Mỹ không trực tiếp bầu ra tổng thống mà cử tri đoàn gồm các đại cử tri của tất cả các bang sẽ bỏ phiếu để bầu. Ứng cử viên nào giành được quá bán tổng số phiếu ủng hộ từ cử tri đoàn sẽ chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Muốn chiến thắng phải giành tối thiểu 270 phiếu đại cử tri

Mỗi bang được trao một số lượng phiếu đại cử tri nhất định, tuỳ thuộc vào quy mô dân số của tiểu bang đó. Chẳng hạn, bang California đông nhất có 55 phiếu đại cử tri, Texas có 34 phiếu, Florida có 27 phiếu...

Muốn trở thành tổng thống, ứng cử viên phải giành tối thiểu 270 phiếu đại cử tri, trên tổng số 538 phiếu.

Con đường vào Nhà Trắng được cho là gian nan như xuyên qua "ma trận" của hệ thống đại cử tri. Ảnh: Davergranlund

Quy trình chọn đại cử tri gồm 2 vòng. Trước tiên, các đảng ở mỗi bang sẽ chọn ra danh sách các ứng viên tiềm năng. Đây là những quan chức dân cử của bang, lãnh đạo đảng tại bang đó, hoặc người có mối quan hệ chính trị hoặc cá nhân với ứng viên tổng thống của đảng mình.

Mỗi bang được trao lượng phiếu đại cử tri nhất định, tuỳ thuộc vào quy mô dân số. Muốn trở thành tổng thống, ứng viên phải giành tối thiểu 270 phiếu đại cử tri, trên tổng số 538.

Như vậy, kết quả bỏ phiếu ngày 8/11 đóng vai trò quyết định, có thể phản ánh đảng nào đang chiếm ưu thế và ứng cử viên nào nắm giữ nhiều khả năng chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Cuộc bỏ phiếu của đại cử tri thường chỉ mang tính hình thức bởi họ thường bầu cho những người đã cam kết từ trước và rất ít khi "lật lọng".

Sau khi danh sách cử tri đoàn được công bố, đại cử tri sẽ tập trung vào ngày 17/12 tại bang để bỏ phiếu bầu tổng thống và phó tổng thống. Đến tháng 1 năm sau, Quốc hội Mỹ sẽ họp kiểm phiếu xác định người chiến thắng.

Được ăn cả ngã về không

Hầu hết các bang (trừ hai bang Maine và Nebraska) bỏ phiếu theo thể thức "được ăn cả ngã về không". Người giành phần lớn phiếu phổ thông của một bang đương nhiên giành toàn bộ phiếu đại cử tri của bang.

Vấn đề không phải là liệu ai giành được nhiều phiếu phổ thông nhất trên cả nước, mà là ai chiến thắng ở tiểu bang nào. Do vậy, đại cử tri đóng vai trò quan trọng trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Số lượng đại cư tri ở mỗi bang. Đồ họa: Slideshare

Theo cây bút chính trị Elizabeth Drew, những người theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cần hiểu rằng các cuộc thăm dò dư luận toàn quốc sẽ không cung cấp bức tranh chính xác về diễn biến cuộc bầu cử.

Kết quả cuối cùng ở mỗi mùa bầu cử tổng thống đều phụ thuộc lớn vào số phiếu đại cử tri ở các bang chiến trường và các bang đông dân. Các bang chiến trường của mùa bầu cử năm nay gồm 11 bang: Florida, Ohio, Pennsylvania, Wisconsin, New Hampshire, Minnesota, Iowa, Michigan, Nevada, Colorado và Bắc Carolina.

Nhiều phiếu phổ thông vẫn không thể bước vào Nhà trắng

Qua nhiều năm, hệ thống cử tri đoàn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, người đắc cử tổng thống có thể là người được ít phiếu phổ thông hơn so với đối thủ.

Trên thực tế, nước Mỹ đã chứng kiến 4 ứng cử viên giành được đa số phiếu phổ thông nhưng không thể "bước vào" Nhà Trắng. Gần đây nhất, trong cuộc bầu cử năm 2000, ông Albert Arnold Gore đã giành được đa số phiếu phổ thông nhưng phải ngậm ngùi nhường chiếc ghế tổng thống cho ông George W. Bush.

Cuộc họp chung giữa Thượng viện và Hạ viện Mỹ tháng 1/2013 tiến hành kiểm phiếu đại cử tri cho cuộc bầu cử năm 2012. Ảnh: Getty

Bên cạnh đó, kết quả thường nghiêng về ứng viên đã được dự tính trước. Do vậy, điều này không kích thích việc cử tri đi bỏ phiếu, không khuyến khích các ứng cử viên đến vận động tại các bang mà họ nắm chắc phần thắng trong tay.

Một số bang có truyền thống bỏ phiếu cho một đảng, như Texas, Ohio ủng hộ phe Cộng hoà còn New York, California thường nghiêng về đảng Dân chủ. Vì các tiểu bang đông dân trên có khuynh hướng ủng hộ đảng Dân chủ nên đảng này có lợi thế sẵn trong cử tri đoàn.

Theo các cuộc khảo sát, nhiều thời điểm bà Clitnon dẫn trước đến 9 điểm với tỷ lệ 52% so với 43% của ông Trump. Tuy nhiên, cũng có thời điểm ông Trump dẫn trước với tỷ lệ 46%, còn bà Clinton có 45%. Đây chỉ là "điểm sáng" le lói trong chiến dịch tranh cử của ông Trump. Kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử còn phải chờ vào số phiếu của các đại cử tri, đặc biệt tại các bang tranh chấp và bang đông dân.

Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Zing)

Các tin khác