Đặc điểm sinh lý, dinh dưỡng của Hamster
Hamster là một trong những vật nuôi xinh xắn, dễ thương, hiện nay được các bạn trẻ 8x, 9x đặc biệt quan tâm xem như những người bạn thân thiết xả stress sau các giờ học căng thẳng. Bạn cần nắm rõ những đặc điểm sinh lý, cách chăm sóc, chế độ dinnh dưỡng để nuôi một em hamster khỏe mạnh.
1. Sơ sinh :
– Có răng ngay, chưa mở mắt, không dựng tai, chưa có lông.
– Dựng tai sau 4- 5 ngày, mở mắt 15 ngày.
– Ăn được hạt cứng sau 7- 10 ngày.
– Cai sữa 21- 28 ngày.
2. Các thông số sinh lý:
– Cân nặng: đực trưởng thành 85- 140 gam, cái 95-120 gam
– Tuổi thọ trung bình 2 năm, cao nhất : 3 năm.
– Số nhiễm sắc thể ( Chromosome ) : 44
– Nhu cầu nước tiêu thụ : 30 ml/ngày
– Thức ăn cho Syrian ham trưởng thành : 10- 15 gam/ ngày
– Thân nhiệt đo ở trực tràng: 36,2- 37,5oC
– Nhịp tim : 280- 412 lần /phút.
– Nhịp thở trung bình 74 ( dao động cho phép 33- 127 lần/ phút).
3. Sinh sản:
– Tuổi phát dục, giao phối đực 6-8 tuần ( 90 gam); cái 6-8 tuần ( 90- 100 gam).
– Thời gian động dục con cái : 4 ngày, rụng trứng sau 6- 8 giờ.
– Chu kỳ động dục cách nhau 15- 18 ngày.
– Số lượng con một lần sinh: 4- 12 con.
– Trọng lượng sơ sinh : 2- 3 gam.
– Cai sữa 21 ngày ( 35- 40 gam).
– Tuổi kết thúc sinh sản : 14 tháng.
– Mẹ không động dục trong thời gian cho con bú.
4. Chuồng, lồng và điều kiện thích hợp:
– Chuồng, lồng : Nhựa cứng có khả năng chống khoét phá chạy mất.
– Diện tích nuôi Hamster < 60gm: 35 cm2, Hamster > 60gm: 35-45 cm2, Một ổ chuột đẻ 40 cm2.
– Đệm lót chuồng ổ: mùn cưa gỗ, vỏ hạt ngũ cốc… khô, sạch, tránh hấp dẫn côn trùng : dán, kiến… Lót ổ đẻ cho chuột mang thá bằng giấy mềm cắt nhỏ.
– Thay lót, vệ sinh chuồng: 1-2 lần /tuần. Mùa khô sạch có thể 2 tuần/lần.
– Nhiệt độ, độ ẩm: Trưởng thành 16-20oC, Ấm hơn khi chuột giao phối : 18- 22oC. Độ ẩm thích hợp phòng tránh nấm, viêm phổi và ký sinh trùng ngoài da: 40-60%.
5. Nhu cầu chất dinh dưỡng:
Protein 18- 24% trong khẩu phần ăn. Hạt đỗ tương có hàm lượng protein cao và tốt hơn cho ăn cá.
Glucid : Cấp năng lượng hoạt động và dự trữ glucose và các hydrat Carbon. Hạt ngũ cốc có lượng tinh bột cao, tỷ lệ 30- 40%.
Khoáng chất và các nguyên tố vi lượng : Hamster có nhu cầu Kẽm, đồng, Kali cao hơn các loài chuột khác.
Không nên để thức ăn hạt vào khay thép có thành đứng, để rải vào nền phẳng, vì hamster gặm hai chiều nên dễ gãy vỡ răng khi gặm vào thành khay.
Cung cấp đầy đủ và liên tục nước sạch, tốt nhất qua bình có vòi bi bằng thép không rỉ, tránh ướt, ẩm chuồng nuôi.
Lập một lịch ăn cụ thể món ăn, giờ ăn cho bé, bé thích thay đổi khẩu vị. Mỗi ngày chỉ cần 1 muỗng cafe cho mỗi bé, nhớ phải lấy đầy đủ các món từ hạt to đến hạt nhỏ nha, vì hạt trong hủ thì hạt ở thường ở trên, hạt nhỏ ở dưới, thức ăn không đều.
6. Dùng thuốc phòng trị bệnh:
– Hiện chưa có vaccine gì tiêm chủng phòng bệnh cho hamster.
– Tuyệt đối thận trọng khi dùng các loại kháng sinh trị khuẩn Gr+ điều trị bệnh cho hamster. Dùng thuốc phải có chỉ định của các bác sỹ thú y.
Suckhoecuocsong.com.vn (Tổng hợp)
Các tin liên quan
- Cách chăm sóc chuột hamster con mới sinh
- Cách chăm sóc hamster mang thai và hamster con
- Thời gian mang thai của chuột hamster và các dấu hiệu nhận biết
- Thức ăn nào an toàn, không an toàn cho chuột hamster?
- Nuôi chuột Hamster không đơn giản, bạn cần lưu ý
- Chuột Hamster thích ăn gì nhất?
- Cách huấn luyện hamster chạy đến bên bạn khi bạn gọi
- Những lưu ý khi chăm sóc chuột hamster mới sinh
- Cách chăm sóc chuột Hamster trong mùa đông lạnh giá
- Đặc điểm nào để phân biệt các loài Hamster
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.