Cách chăm sóc chuột hamster con mới sinh
Các bé hamster từ lúc sinh ra đến 2 tuần tuổi
Đừng làm phiền hamster mẹ.
Hamster mẹ sẽ mất cả ngày hoặc lâu hơn để sinh con, bạn nên để nó một mình. Hamster mẹ sẽ ở trong 1 tâm trạng căng thẳng và luôn ở trong chế độ bảo vệ tổ và con non vì vậy tốt nhất là bạn nên để lại nó ở một mình không bị quấy rầy. Nó cũng có thể trở nên rất hung dữ sau khi sinh - Nếu bị quấy rầy quá nhiều hamster mẹ có thể bỏ con không chăm (hoặc thậm chí, trong trường hợp nặng, ăn chúng.)
Không bắt/bế những bé hamster con ít nhất trong hai tuần sau khi sinh.
Lý do đầu tiên là bạn sẽ làm lẫn mùi hương của bạn hoặc người nào khác vào những hamster nhỏ khiến cho hamster mẹ có thể bỏ rơi đám con. Lý do thứ hai là nếu bạn cố gắng để bế lên một em bé, hams mẹ sẽ trở nên rất hung dữ và sẽ không phải e ngại về việc tấn công tay bạn.
Nếu bạn cần phải di chuyển một em bé hamster vì một số lý do nào đó, hãy sử dụng một cái muỗng. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn không lưu lại mùi hương vào các em bé hamster. Tuy nhiên, bạn vẫn hạn chế làm điều này - ngay cả khi bạn thấy rằng một em bé đã đi lạc khỏi tổ, mẹ nó sẽ sớm cắp nó về.
Không làm sạch lồng trong hai tuần đầu tiên.
Nghe thì có vẻ không hợp lý khi không dọn dẹp lồng nuôi, nhưng thật sự đây là khoảng thời gian mà hamster nhỏ thấy tốt nhất nếu bạn không làm phiền mẹ con nó. Bạn có thể làm sạch lồng trong hai tuần sau khi em bé được sinh ra.
Nếu bạn nhận thấy rằng có một vị trí thực sự ẩm ướt trong lồng, bạn có thể làm sạch nó nhưng đảm bảo hoàn toàn chỉ làm sạch tại chỗ đó và sẽ không làm phiền đến cái tổ.
Cung cấp nhiều thực phẩm và nước cho hamster con.
Bạn nên kiểm tra các lồng ít nhất hai lần một ngày để đảm bảo rằng có đủ thức ăn và nước uống cho cả đàn. Khi em bé được một tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu phân tán thức ăn dọc theo hai bên và sàn của lồng. Hamster mẹ sẽ đi ra ngoài và thu thập các thực phẩm cho đám con, nhưng những bé con cũng sẽ bắt đầu khám phá và tìm kiếm thức ăn cho riêng mình.
Hãy chắc chắn về độ cao của ống bình nước là phù hợp để các hamster nhỏ có thể uống một cách thoải mái.
Hãy chăm sóc các em bé nếu hamster mẹ không may chết đi.
Đôi khi, hamster con sẻ trở thành những em bé mồ côi mẹ. Nếu hamster được khoảng 12-14 ngày tuổi, chúng sẽ có cơ hội sống sót cao hơn rất nhiều. Đặt một miếng đệm ấm ngay trên khu vực thấp nhất của lồng (điều này sẽ bù đắp cho sự thiếu nhiệt của cơ thể trong sự vắng mặt của mama.) Cắt nhỏ giấy vệ sinh và tạo ra một chiếc tổ cho các em bé hamster. Hãy chắc chắn rằng các em bé hamster có những lát táo và các mẩu trứng luộc nhỏ để có đầy đủ dinh dưỡng. Các bình nước cũng nên để thấp hơn so với chiều cao của chúng.
Tìm một người mẹ thay thế cho các em bé hamster mồ côi dưới 12 ngày tuổi.
Nếu chuột con nhỏ hơn 12 ngày tuổi, bạn sẽ cần phải tìm một người mẹ thay thế. Lau sạch tất cả các cặn bẩn từ quá trình làm tổ/sinh sản. Nhẹ nhàng bọc chúng trong một chiếc khăn vải lông sạch và chà xát khăn một cách nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn (và tạo ra sự ấm áp.) Tìm một người mẹ nuôi hamster cũng đang nuôi những bé hamster có độ tuổi tương đương. Bạn hãy lấy những mảnh giấy, mùn lót từ xung quanh tổ của hamster mẹ nuôi và quấn xung quanh đám hamster mồ côi. Mục đích là để chúng có được mùi giống như mùi quen thuộc của các hamster con của mẹ nuôi. Hãy tìm cách dụ hamster mẹ nuôi ra xa khỏi tổ và nhẹ nhàng đặt đám hamster mồ côi vào. Giữ cho hamster mẹ đi càng lâu càng tốt để giúp cho các bé một cơ hội để luồn lách vào tổ và được bao phủ trong mùi quen thuộc.
Phương pháp này là hiệu quả nhất nhưng vẫn không phải là 100% sẽ thành công. Hamster mẹ sẽ không đếm số lượng các em bé mà chúng có, vì vậy sự tăng số lượng đàn con không phải là một vấn đề. Tuy nhiên, nếu các hamster mẹ cảm nhận được rằng có cái gì đó sai hoặc khác biệt về các em bé hamster, nó có thể giết chết chúng. Vậy nên bạn nên chuẩn bị sẵn tinh thần cho trường hợp xấu nhất.
Sau 2 tuần tuổi
Làm sạch lồng khi những bé hamster được 2 tuần tuổi.
Tại thời điểm này, sự đề phòng của hamster mẹ sẽ giảm xuống và bạn có thể dọn sạch lồng. Làm sạch lồng như bình thường, nhưng nên đặt một vài miếng giấy vệ sinh trong lồng sau khi bạn làm xong, vì hamster mẹ có thể muốn xây dựng tổ khác.
Bạn có thể bắt đầu bế hamster nhỏ khi chúng được 2 tuần tuổi.
Bế hamster con ở giai đoạn còn nhỏ tuổi như vậy sẽ khiến chúng quen với con người. Hamster mẹ cũng sẽ không quá để ý đến mùi hương của bạn ám vào đám con non. Hãy nhớ rằng chuột hamster bé siêu nhanh, do đó hãy cẩn thận khi bế chúng.
Cai sữa khi chúng được 04 tuần tuổi.
Chuột hamster bé sẽ tiếp tục bú sữa mẹ cho đến khi chúng được khoảng 26 ngày tuổi. Sau đó, chúng cần được cai sữa. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần phải kiểm tra giới tính của chúng. Sau đó bạn sẽ phải chia hamster đực và hamster cái vào những nơi riêng biệt, và riêng biệt với hamster mẹ. Đây là lúc mà hamster mẹ cảm thấy mệt mỏi vì chăm sóc đám con.
Vào 05 tuần tuổi, mỗi bé hamster bear nên được đặt vào lồng riêng biệt của riêng mình. Hamster bear rất có tính lãnh thổ và sẽ trở nên hung dữ nếu chúng cảm thấy không gian của chúng đang bị đe dọa.
Trong khi đó hamster WW, Campbell's và Robo có thể ở chung khá hiền hoà. Vào khoảng 12 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu nhận thấy một số cuộc chiến đấu diễn ra. Nếu thấy điều này, bạn nên tách các cặp vào lồng riêng biệt.
Chăm sóc cho hamster của bạn như bất kỳ bé hamster đã trưởng thành nào khác.
Vào 05 tuần tuổi, hamster bé đã phát triển hoàn toàn trưởng thành. Chơi với chúng, cho ăn, yêu thương và huấn luyện chúng như các bé hamster trưởng thành khác.
* Lời khuyên:
- Nếu bạn cảm thấy rằng những em bé hamster chưa học được cách uống nước ngay, hãy để vào lồng cần tây (đã bỏ cành lá) hoặc dưa chuột (bỏ phần hạt). Những thực phẩm này sẽ cung cấp đủ nước cho hamster con.
- Chăm sóc hamster sinh sản sẽ cần nhiều thức ăn hơn. Ngoài ra, thêm vào thành phần các loại thực phẩm giàu protein như trứng luộc hoặc bánh mì ngâm trong sữa.
- Hãy chắc chắn rằng bạn kiểm tra giới tính cho hamster con nhiều lần để chắc chắn khi cho chúng cai sữa và tách lồng.
- Lồng nuôi hamster đẻ cũng cần lớn hơn, nếu bạn cảm thấy chiếc lồng hiện tại quá nhỏ, có thể di chuyển cả đàn qua lồng mới to hơn khi hamster con được 2 tuần tuổi.
* Cảnh báo:
- Một số hamster mẹ còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm để chăm sóc cho đàn con của chúng. Hãy sẵn sàng để tìm một người mẹ thay thế cho đám hamster bé.
- Nếu bạn chạm vào em bé hamster trước 2 tuần tuổi, mùi hương của bạn sẽ ám vào chúng và gây nhầm lẫn cho hamster mẹ dẫn đến nó có thể giết chúng.
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)
Các tin liên quan
- Cách chăm sóc hamster mang thai và hamster con
- Thời gian mang thai của chuột hamster và các dấu hiệu nhận biết
- Thức ăn nào an toàn, không an toàn cho chuột hamster?
- Nuôi chuột Hamster không đơn giản, bạn cần lưu ý
- Chuột Hamster thích ăn gì nhất?
- Cách huấn luyện hamster chạy đến bên bạn khi bạn gọi
- Những lưu ý khi chăm sóc chuột hamster mới sinh
- Cách chăm sóc chuột Hamster trong mùa đông lạnh giá
- Đặc điểm sinh lý, dinh dưỡng của Hamster
- Đặc điểm nào để phân biệt các loài Hamster
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.