Thời gian mang thai của chuột hamster và các dấu hiệu nhận biết
Thời gian mang thai của chuột hamster và các dấu hiệu nhận biết
Xác định giới tính của một chú chuột hamster, thời gian mang thai, độ tuổi ghép đôi, và cách nhận biết một chú chuột mang thai, cũng như các điều kiện cần có cho một chú chuột hamster mang thai là những kiến thức mà bạn cần có nếu bạn muốn nuôi và ghép đôi, giúp một chú chuột hamster sinh nở
Các nhận biết một con hamster đực và một con hamster cái vô cùng đơn giản. Bạn có thể cẩn thận túm sau gáy của chú chuột hamster, nhấc nó lên thật nhẹ nhàng, rồi lật ngửa nó lại để kiểm tra. Con đực sẽ có tinh hoàn lồi ra nổi bật gần đuôi, trong khi đó hamster cái sẽ không có cái này và hàng núm vú nổi lên trên bụng.
Lưu ý rằng nếu bạn nghĩ hamster đang mang thai do bụng to lên, bạn nên tránh bế hoặc chạm vào nó trong suốt quá trình này.
Chú ý khoảng thời gian ghép đôi với hamster đực:
Hamster thông thường có chu kỳ mang thai trong khoảng 15~21 ngày, do đó nếu hamster cái sống cùng hamster đực trong khoảng thời gian này thì sẽ có khả năng có thai. Trường hợp hamster cái ở một mình dài hơn 4 tuần thì chắc chắn không phải nó sắp sinh con.
Chú ý độ tuổi của hamster:
Hamster có thể bắt đầu được nuôi từ khi còn nhỏ ở 6-7 tuần tuổi. Tốt nhất bạn không nên ghép đôi hamster trong thời gian này vì nó còn chưa hoàn toàn trưởng thành, việc mang thai có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.
Điều này cũng có nghĩa là bạn cần phải tách đàn hamster riêng ra hai nhóm đực và cái để tránh tình trạng kết đôi quá sớm và tình trạng giao phối cận huyết.
Thời kỳ mang thai của chuột hamster kéo dài bao lâu?
Một kỳ mang thai kéo dài 16 ngày. Đây là thời kỳ mang thai ngắn nhất của bất kỳ động vật có vú nào. Nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm về vấn đề của hamster khi mang thai , hoặc bạn không muốn chúng tiếp tục, tìm bác sĩ thú y ngay lập tức.
Nhận biết nếu chú chuột đang mang thai
Những dấu hiệu nhận biết chuột hamster mang thai
Hãy nhận biết những dấu hiệu có thể xuất hiện khi hamster mang thai. Bên cạnh việc cách ly chuột đực ra, các dấu hiệu sau đây có thể xuất hiện:
- Con Hamster cái có thể trở nên dễ cáu kỉnh và cắn các con Hamster khác trong lồng hoặc đến gần nó.
- Hamster trở nên lẩn tránh, nhút nhát và dễ dàng rút lui, nó có thể hành xử một cách lo lắng hay thất thường.
- Con hamster cái luôn giữ thế phòng thủ, có thể gầm gừ khi được bế lên, di chuyển hoặc làm sạch lồng.
- Con hamster cái trở nên lờ đờ hơn và hoạt động chậm lại đáng kể.
- Nó có thể uống nhiều hơn bình thường và tích trữ thức ăn.
- Bụng sưng to và các đầu ti dưới bụng cũng sẽ nỏi to và rõ hơn
- Hamster mẹ bắt đầu làm tổ vào cuối thai kỳ, tha các loại mùn lót đến một nơi lẩn khuất làm tổ chính.
Chuẩn bị điều kiện cho một chú chuột hamster mang thai
- Cung cấp cho bé hamster một số vải vụn mỏng hoặc giấy vệ sinh. Nó sẽ dùng những thứ này để xây ổ. Đây là một dấu hiệu cho thấy nó sẽ sớm đẻ.
- Không sử dụng giấy với mực in trên đó, vì điều này có thể gây độc cho mẹ con hamster.
- Thực phẩm có thể được đưa đến ổ.
- Nếu có hamster khác xuất hiện, bé chuột mang thai sẽ phòng thủ trong ổ và bảo vệ nó.
- Cách ly các con chuột hamster khác ra khỏi chuồng của con mang thai. Điều này chú chuột mang thai khỏi căng thẳng và nó sẽ không cần phải giữ thế phòng thủ.
- Giữ nhiệt độ phòng hoặc chuồng của chúng ổn định. Giữ ấm áp nhưng không quá nóng. Nhiệt độ phòng bình thường mà bạn không thấy lạnh là phù hợp.
- Giữ lồng sạch sẽ. Điều này sẽ đảm bảo rằng vi khuẩn có hại không phát triển.
- Sử dụng ánh sáng mờ. Điều này vẫn mang lại đủ ánh sáng nhưng khiến cho chú chuột mang thai cảm thấy an toàn bằng cách không tiếp phải xúc với ánh sáng chói.
Thời gian mang thai của chuột hamster và các dấu hiệu nhận biết
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.