Cơm rượu nếp: những ai không nên ăn?
Cơm rượu nếp: những ai không nên ăn?
Cơm rượu nếp món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ nhưng không phải ai cũng có thể ăn. Những nhóm người dưới đây không nên ăn cơm rượu nếp tránh ảnh hưởng sức khỏe
Cơm rượu nếp được làm từ nếp cẩm, nếp cái hoa chỉ bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài. Lớp cám bao bọc bên ngoài này rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng. Trong đó, vitamin nhóm B và chất xơ là có nhiều hơn hết. Cơm rượu nếp thường có nồng độ cồn thấp nhưng lại chứa nhiều nhiều vitamin tốt cho gan như vitamin B, vitamin E cùng nhiều loại vitamin khác có tác dụng hỗ trợ chống lại quá trình oxy hóa, tăng cường thải độc giúp gan khỏe mạnh
Khi ăn cơm rượu nếp đúng cách không chỉ kích thích hệ tiêu hóa, tốt cho tim mạch, hàm lượng canxi trong rượu nếp cao nên có tác dụng bổ sung canxi tự nhiên cho cơ thể, củng cố hệ xương, ngăn ngừa các bệnh lý như loãng xương, thoái hóa khớp.
Đồng thời, nếu dùng cơm rượu nguyên chất hay kết hợp với sữa chua không đường, sữa tươi, trứng gà, mật ong làm mặt nạ chăm sóc da thường xuyên từ 2-3 lần/tuần sẽ giúp làn da tươi trẻ, láng mịn, hạn chế lão hóa da, trẻ hóa da.
Các chất xơ, axit trong cơm rượu hỗ trợ ngăn ngừa chứng đầy hơi, khó tiêu, cải thiện tiêu hóa... Mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khi sử dụng đúng cách nhưng không phải ai cũng có thể ăn cơm rượu nếp, những nhóm người dưới đây nên hạn chế ăn cơm rượu nếp để tránh ảnh hưởng sức khỏe
Người có thể trạng nóng
Cơm rượu nếp có tính nóng do đó những người có thể trạng nóng không nên ăn nhiều. Trong Đông y, người thể trạng nóng là người không cân bằng giữa âm và dương. Phần âm không khống chế được phần dương và biểu hiện nóng trội lên. Thường sẽ có biểu hiện như cảm giác nóng, bứt rứt, ngủ không yên, hay nổi mụn, lưỡi đỏ không có rêu lưỡi hoặc rêu lưỡi vàng, nước tiểu vàng… Do vậy những người có thể trạng nóng nếu ăn cơm rượu nếp sẽ sẽ càng làm cho người nóng hơn, xuất hiện mụn trứng cá, mụn nhọt, mẩn ngứa trên da.
Trẻ đang tuổi dậy thì
Trẻ đang ở độ tuổi dậy thì, không nên ăn nhiều cơm rượu nếp bởi cơm rượu nếp có tính nóng nếu ăn nhiều sẽ gây ra tình trạng nổi mụn trên da nhiều hơn
Người đang gặp vấn đề về dạ dày
Những người đang gặp vấn đề về dạ dày, đau dạ dày,... cũng nên hạn chế ăn nhiều cơm rượu nếp tránh ảnh hưởng tới sức khỏe dạ dày
Người thừa cân, béo phì
Dù cơm rượu nếp có thể giúp giảm cân nếu ăn ở lượng phù hợp, tuy nhiên nếu những người bị thừa cân, béo phù tiêu thụ quá nhiều cơm rượu nếp, không kiểm soát lượng calo, nó có thể dẫn đến tăng cân, khó kiểm soát cân nặng được.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cơm rượu (cơm rượu nếp) mang lại lợi ích gì cho sức khỏe
Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.