Chó bị ngộ độc thịt: triệu chứng, nguyên nhân, điều trị
Ngộ độc thịt ở chó: nguyên nhân do đâu, cách xử lý khi chó bị ngộ độc thịt
Chó bị ngộ độc thịt là căn bệnh hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của chó. Nguyên nhân nào khiến chó bị ngộ độc thịt, khi chó bị ngộ độc thịt sẽ có triệu chứng nào, cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Ngộ độc thịt ở chó
Ngộ độc thịt là một chứng tê liệt hiếm gặp nhưng cực kỳ nghiêm trọng ở chó, liên quan đến việc ăn thịt sống, động vật đã chết. Khi chó bị ngộ độc thịt sẽ bị tử vong rất nhanh nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Tình trạng ngộ độc thịt xảy ra do chó ăn thịt sống, thực phẩm ôi thiu, động vật đã chết có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum.
Khi chó của bạn ăn động vật chết, thịt sống chứa vi khuẩn Clostridium botulinum chỉ sau vài giờ sau khi ăn phải, sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc. Vi khuẩn Clostridium botulinum sẽ tiết ra độc tố Botulin gây độc trên hệ thần kinh cơ, ức chế việc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh gây ra hiện tượng yếu liệt các cơ.
Tình trạng tê liệt ở chó xuất phát từ hai chân sau và tăng dần lên phần thân, chân trước và cổ sau đó tê liệt cả bốn chi của chókhiến mèo không thể di chuyển, nằm im một chỗ.
Nếu như chó chỉ nhiễm độc nhẹ, được phát hiện kịp thời thì chó sẽ khôi phục hoàn toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng vận động, di chuyển. Tuy nhiên, nếu như ở trường hợp chó bị nặng thì độc tố Botulin có thể gây tê liệt luôn các cơ quan hô hấp ở chó khiến chó khó thở và có nguy cơ tử vong.
Nguyên nhân khiến chó bị ngộ độc thịt
+ Chó bị ngộ độc thịt do chó ăn phải xác động vật chết
+Chó ăn phải thức ăn sống, thịt sống, thịt bị ôi thiu có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum loại C khiến chó bị ngộ độc.
Triệu chứng chó bị ngộ độc thịt
+ Chó bị tê liệt tứ chi đột ngột, bắt đầu từ chân sau lan dần lên thân và hai chân trước và cổ.
+ Tê liệt nặng cả bốn chân khiến chó không di chuyển, vận động được
+ Chó cảm thấy khó thở, ốm yếu, mệt mỏi
Chẩn đoán chó bị ngộ độc thịt
Khi phát hiện chó có những triệu chứng bị ngộ độc hãy đem chó đến các cơ sở thú y gần nhất. Tại đây, các bác sĩ thú y tiến hành kiểm tra thăm khám tổng quát bên ngoài và thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe của chó bap gồm:
+ Xét nghiệm máu hóa học
+ Xét nghiệm máu toàn bộ
+ Phân tích nước tiểu
+ Chụp X-quang ngực
+ Nội soi dạ dày, kiểm tra nhiệt độ,…
Điều trị chó bị ngộ độc thịt
Bác sĩ thú y sẽ điều trị cho chó tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe của chó
Mức độ ngộ độc nhẹ:
Nếu chó bị ngộ độc thịt nhẹ chó sẽ được nhập viện tạm thời và được điều trị bằng cách đặt ống thông niệu đạo, truyền thức ăn qua tĩnh mạch. Chỉ sau một thời gian ngắn điều trị chó sẽ hồi phục sức khỏe.
Mức độ ngộ độc nặng:
Nếu chó bị ngộ độc nặng, khó thở do tê liệt các cơ quan hô hấp chó được nhập viện và theo dõi, chăm sóc đặc biệt. Chó sẽ được đặt ống thông dạ dày để cho ăn và được nối với máy thở để hỗ trợ chó thở dễ dàng hơn. Bác sĩ sẽ cho chó kháng độc loại C để trung hòa độc tố botulinum, ngăn chặn bệnh tiến triển. Sau khoảng 1-3 tuần theo dõi và điều trị chó sẽ phục hồi hoàn toàn.
Phòng ngừa chó bị ngộ độc thịt
Để ngăn ngừa chó có cơ hội tiếp xúc với chất độc botulinum từ vi khuẩn Clostridium bạn hãy thực hiện những khuyến cáo dưới đây:
+ Tuyệt đối không để chó ăn thịt các loại xác động vật đã chết nhất là chuột chết, chim chết,…
+ Tuyệt đối không cho chó ăn thịt bị ôi thiu, bốc mùi
+ Đối với những loại thịt sống cần chọn loại thịt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thịt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
+ Nên nấu chín nấu sôi thức ăn cho chó để phòng ngừa vi khuẩn Clostridium botulinum
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Chó bị ngộ độc thuốc diệt chuột: triệu chứng, cách xử lý
+ Chó bị ngộ độc chì: triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
+ Mèo bị ngộ độc thịt: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.