Cảnh giác với stress để bảo vệ dạ dày

12/22/2016 8:21:42 AM
Cuộc sống mưu sinh hối hả kết hợp với áp lực công việc khiến tình trạng stress ngày càng gia tăng. Đây cũng là nguyên nhân chính làm suy giảm sức khỏe, gây tổn hại hệ miễn dịch dẫn đến các căn bệnh huyết áp, tim mạch và đặc biệt là viêm loét dạ dày, tá tràng gia tăng.

 

Cuộc sống mưu sinh hối hả kết hợp với áp lực công việc khiến tình trạng stress ngày càng gia tăng. Đây cũng là nguyên nhân chính làm suy giảm sức khỏe, gây tổn hại hệ miễn dịch dẫn đến các căn bệnh huyết áp, tim mạch và đặc biệt là viêm loét dạ dày, tá tràng gia tăng.

Theo phân tích của các chuyên gia, khi cơ thể bị stress (căng thẳng) thì oxy và và một số chất dinh dưỡng sẽ tập trung cung cấp vào các bộ phận quan trọng hơn của cơ thể như tim, phổi, não trong khi những bộ phận khác như dạ dày lại hạn chế. Điều này sẽ làm giảm cung cấp năng lượng cho dạ dày hoạt động, từ đó dẫn việc tiêu hóa thức ăn bị chậm trong khi dây phế vị - dây thần kinh đi vào dạ dày lại bị kích thích, làm tăng tiết nhiều acid clohydric làm tổn hại niêm mạc, gây viêm loét dạ dày.

Do đó để nói không với bênh đau dạ dày mỗi cá nhân cần kiểm soát stress, duy trì lịch ăn uống, sinh hoạt điều độ để không bị bệnh viêm loét dạ dày.

Theo các chuyên gia, để phục hồi dạ dày bị tổn thương bởi stress, điều quan trọng là phải tìm cách loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống bằng cách điều chỉnh sinh hoạt, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Nên làm việc theo một chu trình khoa học để tránh căng thẳng. Chú ý chăm sóc giấc ngủ chu đáo, ngủ đủ giấc để tinh thần được thoải mái.

Ngoài ra, hãy dành 30 phút mỗi ngày cho thể dục để làm giảm sự căng thẳng do hormone gây ra và tăng cường lưu thông khí huyết để có được một cơ thể khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, cũng nên thư giãn bằng cách trò chuyện với bạn bè và gia đình, cùng nhay thảo luận về vấn đề mà mình đang cảm thấy bế tắc.

Song hành với việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt thì chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố tiên quyết cho điều trị phục hồi tổn thương dạ dày. Cần chú ý bồi bổ cơ thể với những bữa ăn nhẹ, không ăn quá nhiều một lúc, cũng như không nên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Các bữa ăn nên được chia nhỏ thành nhiều lần, có thể thành 5-6 lần/ngày. Thực hiện ăn chậm, nhai kỹ giúp cho quá trình tiêu hóa thực phẩm dễ dàng. Nên ăn các loại thức ăn mềm, nhiều tinh bột, sẽ giúp cho dạ dày không quá tải trong hoạt động.

Ca dao Việt Nam có câu "Cơm có bữa, chợ có chiều", ý nói đến đến tầm quan trọng của việc ăn uống nghỉ ngơi đúng giờ giấc để đảm bảo sức khỏe. Bởi vậy, dù nghèo hay giàu nếu không ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ thì cơ thể không đủ sức khỏe, lâu dần sẽ sinh bệnh. Đặc biệt, khi nhịp sống tất bật của xã hội hiện đại gây áp lực lớn khiếnchúng ta dễ bị stress, thủ phạm khiến tỷ lệ bệnh nhân bị đau dạ dày gia tăng. Do đó, hơn ai hết mỗi người phải bảo vệ sức khỏe cho chinh bản thân mình.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Dantri.com.vn)

 

Các tin khác