Cẩn trọng mắc bệnh ghẻ nước khi mưa ngập thường xuyên

6/15/2022 11:16:00 AM
Bệnh ghẻ nước không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nhưng lại có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm: nhiễm trùng, viêm cầu thận cấp, chàm hoá.

 

Cẩn trọng mắc bệnh ghẻ nước khi mưa ngập thường xuyên

Những ngày mưa nhiều không chỉ gây ảnh hưởng cho người dân di chuyển mà còn gây các bệnh về da điển hình chính là bệnh ghẻ nước. Bệnh ghẻ nước không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nhưng lại có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm: nhiễm trùng, viêm cầu thận cấp, chàm hoá.

Trời mưa nhiều không chỉ gây tình trạng ngập lụt ở nhiều nơi, để di chuyển nhiều người phải chấp nhận việc lội bì bõm trong làn nước bẩn. Khi đó không chỉ gây các bệnh về da như: nấm chân, nấm móng, viêm kẽ, nấm bẹn, nổi mụn nước, ngứa ngáy,...trong đó có ghẻ nước.

Ghẻ nước không phải là bệnh nhiễm trùng mà đó là bệnh truyền nhiễm chúng có khả năng lây nhiễm rất cao, thậm chí lây qua môi trường trung gian. Ghẻ nước hay còn gọi là ghẻ ngứa, đây là bệnh lý về da do một loài côn trùng ký sinh trên da có tên khoa học là Sarcoptes scabiei hominis.

Bệnh ghẻ nước có sức lây lan nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời, từ vùng da nhỏ trên cơ thể người bị nhiễm có thể lây lan ra toàn thân, lây nhiễm cho người xung quanh. Bệnh có thể xuất hiện ở xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng đặc biệt xuất hiện nhiều tại các vùng da nhạy cảm như kẽ ngón tay ngón chân, lòng bàn chân, bắp chân, lưng, bụng,...

Khi da tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, di chuyển dưới làn nước ngập bị ô nhiễm khiến cho những con ghẻ bám vào, ký sinh trên bề mặt da, tiêu thụ một số tế bào trên da. Những con ghẻ sẽ đào hang và đẻ trứng vào bên trong da, những bị trí da người bị tấn công sẽ thấy ngứa ngáy không ngừng, nổi nhiều mẩn đỏ nối tiếp nhau, gây viêm nhiễm cho người bệnh.

Ghẻ nước có thể lây lan cho người xung quanh thông qua việc tiếp xúc với vùng da bị ghẻ như ôm, hôn, ngồi cạnh, nắm tay, chăm sóc,...tiếp xúc những động vật nuôi bị bệnh cũng có thể khiến người bệnh bị lây nhiễm. Bên cạnh đó, ghẻ nước có thể lây lan nhanh bằng hình thức tiếp xúc gián tiếp như sử dụng chung đồ dùng cá nhân (quần áo, khăn mặt, mũ nón, khẩu trang,...), nằm ngủ cùng giường hay chăn đệm, ăn uống chung,...

Cẩn trọng mắc bệnh ghẻ nước khi mưa ngập thường xuyên

Nguyên nhân nào gây bệnh ghẻ nước tấn công

Nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng ghẻ nước tấn công chủ yếu là do mưa nhiều khiến cho nước thoát không kịp khiến cho nước bẩn từ cống rãnh, nước bẩn từ các khu vực sinh hoạt hòa lẫn với nước mưa. Khi đó, nhiều người phải lội dưới làn nước bẩn để di chuyển tạo điều kiện cho vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển mạnh.

Bên cạnh đó, do một số người đi giày ướt, lười tắm gội, vệ sinh cơ thể kém sạch sẽ... cũng khiến bệnh ghẻ nước phát triển, gây hại cho làn da. Việc sống tại những nơi đông đúc, kém vệ sinh, người không giữ gìn vệ sinh cá nhân mặc chung quần áo, sử dụng chung đồ, tiếp xúc trực tiếp... với người bị ghẻ nước.

Dấu hiệu nhận biết cơ thể nhiễm ghẻ nước

Khi cơ thể bị nhiễm ghẻ nước không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, đau nhức mà còn ảnh hưởng đến sức sống của làn. Có nhiều trường hợp bệnh tiến tiển nhanh, không điềut trị kịp thời dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng da cấp độ nặng, chàm hóa da toàn thân, viêm cầu thận cấp, ung thư da,...Do đó, nếu nhận thấy những dấu hiệu sau đây có thể bạn đã nhiễm ghẻ nước.

Một số người khi bị ghẻ nước tấn công lần đầu tiên có thể mất 4-6 tuần để da xuất hiện triệu chứng. Khi đó các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

+ Da bị ghẻ nước tấn công bị ngứa dữ dội, nhất là vào ban đêm

+ Da nổi phát ban nhìn giống mụn

+ Xuất hiện vảy hoặc mụn nước.

+ Xuất hiện vết loét do gãi.

Thường ở giai đoạn đầu, người bị bệnh ghẻ nước có thể bị nhầm lẫn với các tình trạng bệnh về da khác. Bởi các vết phát ban trông khá giống với mụn trứng cá, muỗi đốt. Do đó, điều tạo nên sự khác biệt ở người bị bệnh ghẻ nước chính là tình trạng ngứa ngáy không ngừng, có xu hướng nghiêm trọng ở người lớn tuổi, trẻ nhỏ

Cách điều trị bệnh ghẻ nước hiệu quả

Bệnh ghẻ nước là bệnh có sức lây lan nhanh chóng nhưng nếu được chẩn đoán, điều trị sớm bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi hoàn toàn. Sau khi chẩn đoán cơ thể mắc bệnh ghẻ nước có thể áp dụng một trong những phương pháp điều trị hiệu quả sau:

Sử dụng lá cây

Có thể sử dụng lá cây để chữa ghẻ đạt hiệu quả tốt như sử dụng lá lá đào, lá xà cừ, lá ba chạc,...

Nước muối pha

Sử dụng nước muối pha để vệ sinh vùng da bị ghẻ, sử dụng nước muối pha loãng để rửa mặt hay tắm đều có tác dụng tốt đến việc điều trị bệnh tình. Tuy nhiên, nước muối pha chủ yếu chỉ có tác dụng làm sạch, vệ sinh vùng da bị nhiễm bệnh và hạn chế nhiễm trùng do các vi khuẩn khác gây ra chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn loại côn trùng ghẻ này.

Dùng thuốc điều trị

 Những loại thuốc có dạng bôi trực tiếp lên bề mặt da bị tổn thương. Một số dòng thuốc phổ biến hiện nay phải kể đến như: Thuốc D.E.P, Ivermectin, kem Permethrin 5%, kem Eurax, Benzyl Benzoate 33%, kem crotamiton 10%,...

Cách phòng tránh bệnh ghẻ nước

+ Hạn chế để da tiếp xúc nước bẩn, nước ngập lụt ngoài đường

+ Nếu di chuyển trong vùng nước bị ngập lụt, vùng nước bẩn nên tìm cách nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng đó, dùng nước sạch để rửa ngay lập tức, tắm gội luôn để đảm bảo toàn bộ cơ thể được sạch sẽ

+ Những ngày mưa nên sử dụng dép thông thoáng giúp cả chân lẫn dép đều nhanh chóng được làm sạch, khô. Nếu đi giày trong thời điểm mưa ngập lụt tuyệt đối không xỏ giày ẩm ướt, đi tất ẩm. Nên giặt sạch, phơi khô giày, tất sau mỗi lần lội nước.

+ Tuyệt đối không sử dụng chung đồ, không tiếp xúc với người bị ghẻ nước cũng như có bệnh ngoài da

+ Hãy vệ sinh cơ thể mỗi ngày, nhất là sau khi đi từ ngoài đường về, tiếp xúc với nước mưa, nước bẩn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Phương pháp phòng lây lan bệnh sốt xuất huyết

Nói không với 6 căn bệnh mùa hè

Đề phòng các bệnh ngoài da trong mùa mưa

Ngày mưa viêm mũi dị ứng phải điều trị thế nào?

Thông tin y học chuyên sâu về bệnh sốt xuất huyết Dengue

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác