Cách phân biệt cao răng huyết thanh với cao răng nước bọt chuẩn nhất

11/28/2023 8:38:00 AM
Không phải ai cũng phân biệt rõ cao răng huyết thanh với cao răng nước bọt (cao răng thông thường). Vậy cao răng huyết thanh có điểm khác biệt gì với cao răng nước bọt?

 

Không phải ai cũng phân biệt rõ cao răng huyết thanh với cao răng nước bọt (cao răng thông thường). Vậy cao răng huyết thanh có điểm khác biệt gì với cao răng nước bọt?

Cao răng sẽ được chia thành 2 loại gồm: cao răng nước bọt và cao răng huyết thanh.

Cao răng nước bọt được hình thành từ nước bọt, các mảng bám, vụn thức ăn thừa lâu ngày còn sót lại trong khoang miệng chưa được làm sạch hiệu quả, các chất khoáng trong miệng tạo thành.

Cao răng huyết thanh hay cao răng huyết tương, cao răng đỏ là giai đoạn khá nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của răng miệng. Các mảng bám theo thời gian không được loại bỏ đã hình thành sâu bên dưới nướu, có có thể nhận biết qua quan sát thông thường hoặc sau khi được các bác sĩ nha khoa thăm khám.

Cao răng huyết thanh do bị thấm máu hoặc dịch viêm chảy ra từ vùng nướu răng bị tổn thương. Từ đó làm cho cao răng dần chuyển sang màu đỏ, nâu hoặc đen sạm.

Phân biệt cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt

Dù là cao răng nhưng cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt lại có nhiều điểm khác biệt nhau về nguyên nhân, vị trí, màu sắc cũng như mức độ nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.

Nguyên nhân hình thành cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt

+ Cao răng nước bọt:

Cao răng nước bọt được hình thành từ nước bọt, các mảng bám, vụn thức ăn thừa lâu ngày còn sót lại trong khoang miệng chưa được làm sạch hiệu quả, các chất khoáng trong miệng tạo thành.

Nguyên nhân do thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách, thói quen đánh răng không được duy trì đều đặn, không sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, chế độ ăn hàng ngày có quá nhiều món ăn chứa đường hóa học, uống nước có gas, nước ngọt,… Những mảng bám tích tụ lâu ngày dần trở nên cứng bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi.

+ Cao răng huyết thanh:

Cao răng huyết thanh được hình thành lâu ngày kết hợp cùng với dịch tiết và máu chảy ra từ vị trí nướu bị viêm nhiễm.

Vị trí xuất hiện của cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt

+ Cao răng nước bọt:

Cao răng nước bọt xuất hiện ở các bề mặt thân răng trên vùng nướu, nhiều nhất ở mặt trong của các răng cửa ở hàm dưới.

+ Cao răng huyết thanh:

Cao răng huyết thanh xuất hiện ở các bề mặt thân răng trên vùng nướu, nằm cả trên bề mặt thân răng và phát triển ăn sâu xuống dưới vùng nướu. Phần cao răng bên dưới nướu sẽ khó quan sát thấy bằng mắt thường mà cần phải có các dụng cụ thăm khám chuyên dụng ở nha khoa mới phát hiện được.

Màu sắc của cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt

+ Cao răng nước bọt:

Cao răng nước bọt thường sẽ có màu vàng nhạt hoặc nếu người bị cao răng nước bọt thường xuyên uống trà, cà phê, nước có gas, cao răng sẽ đậm màu hơn, có thể chuyển sang màu sậm đen.

+ Cao răng huyết thanh:

Cao răng huyết thanh sẽ có màu đỏ nâu hoặc đen sạm. Khi nướu răng viêm nhiễm càng nặng thì cao răng cũng trở nên dày đặc và sẫm màu nhiều hơn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Mức độ nguy hiểm cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt

+ Cao răng nước bọt:

Cao răng nước bọt gây hùi hôi khó chịu, sâu răng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng không nguy hiểm quá nhiều như cao răng huyết thanh.

+ Cao răng huyết thanh:

Cao răng huyết thanh có mức độ nguy hiểm cao do  vi khuẩn tích tụ, sinh sôi dữ dội dẫn đến các biến chứng nguy hại cho răng miệng như khiến cho nướu bị viêm, chảy nhiều máu từ đó khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu, gây áp xe chân răng, viêm chân răng, gây những cơn đau âm ỉ kéo dài, hàm răng nhai trở nên yếu hơn. Vi khuẩn trong cao răng huyết thanh có thể gây viêm nhiễm ngược khiến cơ thể đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm như: tim mạch, đái tháo đường, viêm họng, viêm amidan,…

Phòng ngừa mảng bám cao răng tích tụ và phát triển nặng thành cao răng huyết thanh chúng ta nên lấy cao răng 6 tháng/ lần, dùng kem có chứa flour để duy trì độ chắc khỏe cho men răng, chọn loại có đầu lông mềm, nhỏ gọn sẽ giúp làm sạch răng một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.

Khi đánh răng nên thực hiện theo chiều dọc hoặc chiều xoắn ốc, duy trì thời gian đánh răng tối thiểu 2 phút để đảm bảo tất cả bề mặt của răng đều được làm sạch hoàn toàn. Súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng sẽ giúp khoang miệng luôn sạch sẽ, tránh bị hôi miệng, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn.

Hạn chế ăn đồ ngọt nhiều đường, thực phẩm nhiều tinh bột, tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, canxi có trong rau củ, trái cây tươi, thịt cá, hải sản. Tránh dùng nhiều nước có ga, bia rượu, cà phê, bỏ hút thuốc lá. Định kỳ 6 tháng/lần nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám răng miệng tổng quát giúp răng nướu luôn sạch khỏe, ngừa bệnh lý về răng miệng.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Có nên nhổ răng khôn mọc lệch?

Cao răng huyết thanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng thế nào?

 

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác