Cách loại bỏ độc tố trong măng khô, những ai nên thận trọng khi ăn măng

1/12/2023 4:09:00 PM
Măng khô là một trong những thực phẩm quen thuộc trong mâm cỗ ngày Tết của nhiều gia đình. Nhưng nếu không biết cách loại bỏ hoàn toàn độc tố trong măng khô sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

 

Cách loại bỏ độc tố trong măng khô, những ai nên thận trọng khi ăn măng

Trong mâm cỗ ngày Tết của nhiều gia đình món canh măng khô nấu cùng với chân giò lợn đậm đà, hấp dẫn là một trong những món ăn không thể thiếu bên cạnh giò, xôi, bánh trưng, gà luộc,... Tuy nhiên, măng khô là thực phẩm chứa nhiều độc tố có hại cho sức khỏe do một số măng khô bị tẩm lưu huỳnh, để thời gian bảo quản tốt hơn, cũng như tạo màu vàng của măng được đẹp mắp, hấp dẫn bán được giá cao hơn.

Lưu huỳnh là một trong những hóa chất độc hại cho sức khỏe của con người, không được phép sử dụng. Nhưng nhiều người vì lợi nhuận, bảo quản măng khô được tươi lâu nên vẫn cố tình sử dụng lưu huỳnh để bảo quản măng.

Để bảo quản các sản phẩm măng khô các nhà sản xuất tiến hành đốt lưu cháy và biến thành SO2, SO2 sinh ra sẽ tiêu diệt vi sinh vật ở trong măng, làm cho măng không bị mốc. Đây là loại nhiên liệu dùng để sấy măng được tổ chức y tế thế giới công nhận sử dụng trong bảo quản thực phẩm. Nhưng theo khuyến cáo của WHO tỷ lệ lưu huỳnh dùng để bảo quản măng khô không được vượt quá 20mg/1 kg sản phẩm. Nếu vượt quá ngưỡng 20mg/1 kg sản phẩm lưu huỳnh trong măng khô có thể gây tổn hại cho sức khỏe người sử dụng.

Sử dụng các sản phẩm măng khô có chứa lưu huỳnh có nồng độ cao lâu ngày có thể bị tổn thương về thần kinh, ảnh hưởng hệ tuần hoàn, thay đổi hành vi, tim mạch, tổn thương mắt, hệ miễn dịch, tuyến nội tiết, giảm thị lực, chức năng sinh sản, nhiễm độc máu … cũng bị ảnh hưởng.

Măng khô tuy có chất độc nhưng việc loại bỏ các chất độc trong măng khô rất dễ xử lý, nên chúng ta có thể ăn mà không cần phải quá lo lắng nhưng phải biết cách loại bỏ độc tốc trong măng khô đúng cách.

Trong quá trình sơ chế măng khô việc ngâm rửa kỹ, gạn bỏ nước luộc lưu huỳnh sẽ không còn do quá trình đun sôi khi luộc măng sẽ làm bay hơi và bị nước hòa tan hết. Để đảm bảo hơn bạn có thể luộc măng khô 2-3 lần để loại bỏ hoàn toàn lưu huỳnh còn sót lại trong măng khô.

Bước 1: Rửa măng khô thật sạch với nước để loại bỏ hết lớp chất bẩn, bụi bám trên măng, nên rửa sạch 2-3 lần nước. Ngâm cho măng nở ít nhất 5-6 giờ để măng được mềm. Trong quá trình ngâm măng nên thay nước thường xuyên  4-6 lần để loại bỏ vị đắng còn sót lại trong măng.

Bước 2: Sau khi ngâm măng xong, vớt măng ra rổ để ráo nước. Tiếp đến, cho măng vào nồi nước đun sôi cho đến khi măng mềm hoàn toàn. Hãy nhớ trong quá trình đun để sôi trong ít nhất 1 giờ, để lửa vừa.

Bước 3: Tiếp đến, gạn sạch hết nước đã đun cho thêm nước mới và đun tiếp tục trong khoảng 1 giờ để măng được mềm đều. Khi đun chú ý măng không được để cạn nước, phải cho nước luộc măng sao cho luôn ngập măng.

Bước 4: Khi măng chín mềm, vớt măng ra để ráo nước, đợi nguội bạn có thể xé măng thành sợi mỏng hoặc thái miếng vừa ăn, tiếp tục rửa lại bằng nước sạch. Măng lúc này đã sạch và loại bỏ được lượng lưu huỳnh bạn có thể đem đi chế biến các món ăn.

Lưu ý:

+ Những loại măng bị ngâm tẩm hóa chất thường có độ bóng, trông bắt mắt, không bao giờ bị ẩm mốc bạn tuyệt đối không nên mua loại măng này.

+ Nên chọn măng búp có màu đều nhau, đốt ngắn, không có xơ. Chọn nhiều phần ngọn vì khi nấu sẽ mềm và ngon hơn phần gốc.

+ Măng khô ngon sẽ có màu vàng nâu nhạt, màu hổ phách, đường vân tỉ mỉ.

+ Bề rộng thịt dày mềm, không có quá nhiều xơ, sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được.

+ Chọn mua măng khô tại các cơ sở sản xuất uy tín có nguồn gốc rõ ràng, ghi rõ thông tin nhà sản xuất, hạn sử dụng,...

+ Nếu măng phơi tự nhiên khi ngửi bạn sẽ thấy mùi ngai ngái của măng còn măng sấy bằng lưu huỳnh sẽ có mùi khét đặc trưng của măng ngâm lưu huỳnh, khi ngửi sẽ có mùi SO2 (mùi diêm sinh) rất đặc trưng

+ Tránh mua loại măng trái mùa thu hoạch thông thường.

Những ai nên thận trọng khi ăn măng?

Mặc dù măng tươi hay măng khô rất ngon, chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn nhưng không phải ai cũng phù hợp. Một số người dưới đây nên thận trọng khi ăn măng tránh ảnh hưởng tới sức khỏe

+ Những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng

Những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng nên thận trọng khi ăn măng bởi trong Đông y măng có tính hàn, khó tiêu hóa nên những người đang gặp vấn đề về loét dạ dày và tá tràng, viêm dạ dày, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, không nên ăn nhiều để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn

+ Những người bị bệnh thận không nên ăn măng bởi măng giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mạn tính và suy thận

+ Những người bị bệnh gout nên tham khảo y kiến bác si trước khi ăn măng.

+ Những phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú không nên ăn măng.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Món canh măng hầm xương với tác dụng chống ung thư

Mẹo loại bỏ lưu huỳnh trong măng khô đúng cách, an toàn

Ngày lễ Tết tránh mắc 5 thói quen xấu khiến cơ thể dễ mắc bệnh

4 món ăn phổ biến ngày Tết cần lưu ý khi dùng

Cách loại bỏ độc tố của măng tươi

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác