Cách chăm sóc chuẩn sau cấy tế bào gốc cho da mặt

9/22/2022 11:04:00 AM
Cấy tế bào gốc cho da mặt là một trong những phương pháp làm đẹp từ tế bào gốc được nhiều người lựa chọn để khắc phục các vấn đề về da đang gặp phải, trẻ hóa da, giảm nếp nhăn, ngừa lão hóa da,...

 

Cách chăm sóc chuẩn sau cấy tế bào gốc cho da mặt

Cấy tế bào gốc cho da mặt là một trong những phương pháp làm đẹp từ tế bào gốc được nhiều người lựa chọn để khắc phục các vấn đề về da đang gặp phải, trẻ hóa da, giảm nếp nhăn, ngừa lão hóa da,... Nhưng khá nhiều người chưa biết cách chăm sóc chuẩn sau cấy tế bào gốc cho da mặt nên kết quả chưa được như ý muốn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc sau cấy tế bào gốc cho da mặt đúng chuẩn.

Làn da hằng ngày phải tiếp xúc nhiều với các khói bụi, môi trường ô nhiễm, nhiều chất hóa học, các mỹ phẩm chứa nhiều chì,.... Khiến làn da trở nên kém sắc, xuất hiện các vết nám, tàn nhang, nếp nhăn, vết chân chim, làn da dần trở lão hóa nhanh hơn, khiến ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Khi làn da trở nên kém sắc, nhanh lão hóa khiến cho nhiều người mất tự tin, lo lắng nên nếu làn da không được chăm sóc kịp thời, có phương phải cải thiện tình trạng phù hợp sẽ khiến cho làn da trở nên ngày một nghiêm trọng, lão hóa nhanh hơn

Một trong những phương pháp chăm sóc da hiện đại, đánh giá hiệu quả cao trong việc chăm sóc da hiện nay chính là sử dụng tế bào gốc. Có thể sử dụng tế bào gốc dạng serum, thoa tế bào gốc trên làn da, phi kim tế bào gốc, lăn kim tế bào gốc hoặc tiêm tế bào gốc giúp da mặt trở nên mịn màng, trẻ hóa da, làn da rạng ngời, căng mọng, chậm quá trình lão hóa lên da.

Tế bào gốc là một loại tế bào có công dụng phân bào và biệt hóa, khi sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc da có tác dụng thúc đẩy tăng hàm lượng collagen cho da, giúp da duy trì cấu trúc da, làm da săn chắc, đàn hồi, trẻ hóa da, chậm quá trình lão hóa da. Tế bào gốc càng phát hoạt động mạnh mẽ sẽ càng giúp cho da lão hóa lâu hơn, làm tăng sức đề kháng giúp da mạnh khỏe hơn, từ đó hạn chế các khuyết điểm cho làn da

Cấy tế bào gốc cho da mặt được biết đến là một trong những phương pháp trẻ hóa da được nhiều chuyên gia đánh giá cao, làn da sau khi được cấy tế bào gốc giúp trẻ hóa da, hạn chế lão hóa da

Cấy tế bào gốc được tiến hành bằng cách chiết tách máu tự thân sau đó sẽ được trải qua quá trình ly tâm để thu được lượng huyết tương giàu tiểu cầu. Các bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng lượng huyết tương này để cấy vào da mặt, điều trị lão hóa da, điều trị các hư tổn trên da mặt, tăng cường sản sinh collagen, ngăn ngừa tình trạng lão hóa da, trị sẹo lồi, sẹo lõm...

Cách chăm sóc chuẩn sau cấy tế bào gốc cho da mặt

Những lợi ích khi cấy tế bào gốc cho da mặt

+ Thúc đẩy và kích thích cơ thể sản sinh thêm hàm lượng collagen, làn da trở nên ổn định, có độ đàn hồi tốt, hỗ trợ da loại bỏ một số vấn đề trên da như: trị sẹo lõm, trị sẹo lâu năm, trị sẹo lồi

+ Cấy tế bào gốc cho da mặt giúp làm chậm đi quá trình lão hóa của da mặt, hỗ trợ làm mờ vết nám tàn nhang,...

+ Cấy tế bào gốc điều trị các vết nám da, tàn nhang hiệu quả, cân bằng sắc tố trên da giúp làm trắng da, làn da đều màu hơn

+  Trị mụn, ngăn ngừa tình trạng mụn xuất hiện, loại bỏ hoàn toàn các nốt mụn có trên da mặt như: mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn cám,…

Hướng dẫn cách chăm sóc da sau cấy tế bào gốc đúng chuẩn

Để giúp quá trình hồi phục được diễn ra nhanh chóng, sở hữu làn da trẻ hóa, loại bỏ nám, tàn nhang,  da sáng mịn như mong muốn hãy ghi nhớ những điều quan trọng dưới đây

Dưỡng da bên ngoài theo nguyên tắc 3-4-7

Hãy dưỡng da theo nguyên tắc 3-4-7, đó chính là cần dưỡng da theo các mốc thời gian: 3 ngày đầu sau điều trị, 4 ngày tiếp theo và sau 7 ngày điều trị để giúp nhanh chóng hồi phục, đạt kết quả tốt nhất sau khi cấy tế bào gốc cho da mặt để khắc phục các vấn đề về da đang gặp phải.

3 ngày đầu sau cấy tế bào gốc chỉ nên rửa mặt, làm sạch da mặt bằng nước muối sinh lý hoặc nước sôi để nguội tuyệt đối không sử dụng nước máy, nước không được sạch để rửa mặt.

Bước 1: Khi vệ sinh da mặt trong 3 ngày đầu nên vệ sinh sạch sẽ tay với nước rửa tay, sát trùng tay bằng cồn cho sạch, loại bỏ vi khuẩn trên bàn tay tránh vi khuẩn có thể xâm nhập vào da mặt.

Bước 2: Đổ một lượng vừa phải nước muối sinh lý NaCl 0,9% vào thau, nhúng trực tiếp gạc vào thau

Bước 4: Đưa gạc lên bề mặt da để lau sạch các chất dơ trên da, dùng gạc khô nhẹ nhàng thấm khô nước trên da mặt

Để đạt hiệu quả tốt nhất hãy thoa thêm các tế bào gốc lành sẹo theo lời bác sĩ chỉ định xen kẽ với kem dưỡng ẩm. Có thể thực hiện thoa tế bào gốc vào buổi sáng và buổi chiều, kem dưỡng ẩm sẽ thoa vào buổi trưa và buổi tối. Khi thoa kem dưỡng ẩm lên da, chỉ nên thoa một lớp mỏng để tránh gây tình trạng bí dầu, khó chịu, bít tắc lỗ chân lông, hình thành mụn trứng cá,

3 ngày sau cấy tế bào gốc trên da hãy bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời, các thiết bị điện tử, điện thoại, máy tính,... Nên sử dụng khẩu trang dày, che ô, đội mũ rộng vành khi đi ra ngoài trời, không sử dụng kem chống nắng trong 3 ngày đầu. Tuyệt đối không được sử dụng bất kì sản phẩm dưỡng da hay thuốc thoa trên da nào khác mà không được bác sĩ da liễu chỉ định để đảm bảo kết quả chăm sóc da được tốt nhất sau khi cấy tế bào gốc.

Từ ngày thứ 4 sau khi cấy tế bào gốc hãy ngừng thoa tế bào gốc, sử dụng kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày để không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của da. Việc thoa kem dưỡng ẩm cung cấp độ ẩm cho làn da, để da nhanh chóng bong mài. Khi thoa kem dưỡng ẩm chỉ nên thoa một lớp mỏng nhẹ, tránh làm bít tắc lỗ chân lông.

Thời điểm này, làn da mặt của chúng ta đang trong quá trình tái tạo, rất nhạy cảm, bất kì tiếp xúc gì có hơi nóng (bếp lửa, bóng đèn, ánh nắng mặt trời, bức xạ máy tính…) đều gây tổn thương da, dẫn đến sạm da, nám da.

Nên sử dụng các loại sữa rửa mặt y khoa dịu nhẹ và không có hạt, được các bác sĩ da liễu khuyên dùng (Papulex Moussant, Aderma, Ducray Keracnyl) để tránh gây bong tróc mài và trầy xước da, ảnh hưởng đến kết quả điều trị nám, tàn nhang

Ngày thứ 4 trở đi chúng ta cần sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch da sâu hơn, có thể sử dụng một số loại sữa rửa mặt y khoa dịu nhẹ Papulex Moussant, Aderma, Ducray Kecranyl. Làn da thời điểm này vẫn còn dễ bị tổn thương nên tuyệt đối không sử dụng sữa rửa mặt có hạt lợn cợn để tránh tổn thương da. Đồng thời, xịt khoáng 2 lần/ngày để bảo vệ da, cung cấp độ ẩm và chất khoáng, làm cho da mềm mại.

Từ ngày thứ 7 trở đi làn da bắt đầu bong mài, do đó hãy tiếp tục sử dụng kem dưỡng da như bình thường, thoa kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời, các thiết bị điện tử, máy tính, điện thoại

Dưỡng da từ sâu bên trong

+ Trái cây sở hữu hàm lượng vitamin cao giúp kích thích được quá trình hồi phục được diễn ra nhanh chóng. Bên cạnh đó có một số loại trái cây có chứa thành phần chống oxy hóa nên sau khi sử dụng có thể ngăn ngừa được các biến chứng xấu tồn tại, nên bổ sung các loại trái cây như cam, táo, bưởi, dừa, dứa,...

+ Tuyệt đối không sử dụng tay hay vật dụng nào để gãi, va chạm mạnh vào vùng da cấy tế bào gốc

+ Thời gian này không nên trang điểm cho đến khi lành hẳn để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng.

+ Tuân thủ theo lời dặn bác sĩ, theo đúng lịch trình để đạt kết quả tốt nhất và đẹp nhất.

+ Không đi xông hơi ít nhất 1 tháng sau khi cấy tế bào gốc

+ Sử dụng theo đúng kê đơn về liều lượng và tần suất sử dụng trong ngày để có được kết quả tốt nhất. Không uống bất kỳ thuốc khác nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

+ Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, một giấc ngủ sâu giúp cơ thể được thả lỏng, các cơ quan được nghỉ ngơi và quá trình phục hồi sau phẫu thuật diễn ra nhanh hơn.

+ Thiết lập độ dinh dưỡng khoa học như bổ sung các loại quả mọng nho, dâu tây, lựu, việt quất, mâm xôi. Bổ sung các loại rau củ quả như cà rốt, ớt chuông, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, rau mầm, khoai lang, khoai tây, cải xoăn, rau bina, mù tạt xanh, rau diếp cá …

Những loại củ quả này giúp bổ sung đủ lượng carbohydrate lành mạnh, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Các loại ô liu, bơ, dầu dừa, quả hạch, hạt hướng dương… giúp nhanh lành vết thương và ngừa sẹo. Các loại ngũ cốc như lúa mì nguyên chất, lúa mạch đen, yến mạch, quinoa, hạt đậu, lạc…

+ Bổ sung một số loại thực phẩm tốt cho quá trình tái tạo da, như da heo, giò heo, thịt lợn, thịt vịt,...

+ Không ăn các loại thức ăn thức uống quá mặn trong 24 giờ đầu sau tiêm filler bởi những thức ăn này có thể khiến cơ thể mất nước, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.

+ Một số loại hải sản như tôm, cua, cá, mực,… thường có tính chất tanh, lượng đàm nhiều có thể gây nên cảm giác ngứa ngáy, mẩn đỏ, khó chịu đối với cơ thể.

+ Những món ăn từ gạo nếp có thể gây nên tình trạng viêm, mủ ở các vết thương hở, nguy cơ nhiễm trùng là rất cao

+ Thịt gà, trứng gà là những thực loại thực phẩm nên kiêng sau cấy tế bào gốc. Những thực phẩm này tuy giàu vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe, sức đề kháng nhưng nếu sử dụng chúng sau khi tiêm filler môi thì rất dễ gặp phải tình trạng sưng nhức, khó chịu

+ Rau muống là một trong những món ăn nên kiêng nếu muốn giảm nguy cơ để lại sẹo lồi ở vết thương. Do loại rau này có khả năng làm đầy vết thương, tăng sinh tế bào, kích thích lên da non mạnh mẽ.

+ Thịt bò là thực phẩm cần tránh, do thịt bò có thể gây nên tình trạng sậm màu, khiến làn da dễ bị thâm xỉn, đổi màu.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Trị nám bằng tế bào gốc cần ghi nhớ điều gì để đạt hiệu quả tốt nhất

Phun môi tế bào gốc: Ưu, nhược điểm, cách chăm sóc sau phun môi

Có nên cấy tế bào gốc cho da mặt, quy trình cấy tế bào gốc chuẩn

Các phương pháp trị nám bằng tế bào gốc hiệu quả nhất

Điều trị sẹo mụn thâm bằng tế bào gốc liệu có hiệu quả?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác